Nguyên tắc chạy kịch bản và tổng duyệt

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 123 - 133)

Chưa bao giờ có một chương trình truyền hình trực tiếp nào mà không chạy kịch bản và tổng duyệt chương trình.

Kịch bản sau khi được phê duyệt sẽ được in ra và sẽ theo chu trình sau đây:

- Trước tiên là chạy kịch bản thô (đây là chạy kịch bản đường dây) và mọi bộ phận phải có mặt để chạy kịch bản. Trong buổi chạy kịch bản này, những ai còn không hiểu phần việc của mình có thể đưa ra câu hỏi hoặc nếu ai thắc mắc về một nội dung nào đó của kịch bản có thể đưa ra câu hỏi.

- Chạy tổng duyệt lần 1: đối với mỗi chương trình truyền hình trực tiếp và truyền hình trực tiếp, kịch bản truyền hình sẽ được in và phát cho tất cả các bộ phận trong ngày chạy tổng duyệt lần 1. Chạy tổng duyệt lần 1 là chạy các phần trong kịch bản như tiết mục, khách mời mà chưa cần phải chạy theo tuần tự kịch bản.

- Chạy tổng duyệt lần 2: sau khi các phần như tiết mục, khách mời đã được tổng duyệt lần 1 sẽ tổng duyệt lần 2 theo đúng thứ tự xuất hiện trong kịch bản.

- Chạy tổng duyệt lần 3: tùy theo tính chất và mức độ của từng chương trình mà có thể chạy tổng duyệt lần 3 hoặc không.

Việc tổng duyệt chương trình dựa vào kịch bản truyền hình là qui định phải có khi tường thuật trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp.

Trong khi tổng duyệt, ngoài các cột thời gian và thời lượng chương trình, trong kịch bản truyền hình luôn có cột ghi rõ tín hiệu là live hay VTR, cột âm thanh, ánh sáng, màn hình để tất cả các bộ phận có thể nhìn kịch bản và đọc được phần việc của mình. Kịch bản truyền hình khi lên sóng trực tiếp ngoài yếu tố về mặt nội dung còn yếu tố về phần hình ảnh là rất quan trọng. Để có thể "chuyển ngữ" được có rất nhiều bộ phận cần phối hợp như đạo diễn, quay phi, âm thanh, ánh sáng, màn hình.

Tiểu kết chƣơng 3

Sáng tạo kịch bản chính là quá trình chuyển ngữ từ kịch bản văn học sang kịch bản truyền hình bằng ngôn ngữ truyền hình và thủ pháp truyền hình. Ở chương 3, tác giả luận văn đã đưa ra những kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp ở Đài THVN từ đó đưa ra hai hướng: hoặc là sẽ có những giải pháp tốt, tích cực để quá trình "chuyển ngữ" kịch bản văn học sang kịch bản truyền hình được thành công, hoặc là có những kinh nghiệm rất "đau thương" mà khi làm kịch bản tác giả phải mạnh dạn bỏ ý tưởng đó và đó là những lỗi không thể lặp lại lần thứ 2 khi tường thuật trực tiếp.

Tác giả luận văn đồng thời cũng đưa ra mô hình viết kịch bản và khi chuyển ngữ sang kịch bản truyền hình thì người viết kịch bản nên theo mô hình được đề cập, bởi đây là mô hình do tác giả luận văn đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn.

Viết kịch bản truyền hình và quá trình sáng tạo ra kịch bản truyền hình không phải là công việc đơn giản. Ngoài việc am hiểu kiến thức, khả năng tinh tế, tài quan sát, khả năng quyết đoán thì người làm kịch bản còn phải rất am hiểu về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng. Nếu kịch bản văn học chỉ cần nội dung, khi chuyển ngữ sang kịch bản truyền hình, người làm kịch bản phải biết rằng với ý tưởng văn học đó, nếu kết hợp âm thanh, ánh sáng, máy quay thì hiệu quả sẽ đi đến đâu từ đó đưa ra những kịch bản hoàn thiện.

Kịch bản truyền hình và quá trình sáng tạo ra kịch bản truyền hình là công sức của cả một tập thể, do vậy khi làm xong kịch bản đề cương hay kịch bản chi tiết, người làm kịch bản nên ngồi bàn bạc với đạo diễn hình và đạo diễn ánh sáng để từ đó có kịch bản cho phần ánh sáng và hình ảnh để có tác phẩm truyền hình trực tiếp hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Đề tài "Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp" là một đề tài rất hay và rất khó. Trong thời gian nghiên cứu và tìm tòi tôi đã từng bước nghiên cứu lý luật khái niệm kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản điện ảnh, kịch bản sân khấu, kịch bản truyền hình.

Có thể nói rằng kịch bản truyền hình là vấn đề to lớn của những người làm truyền hình và của lĩnh vực báo hình. Và đứng trước thời đại mà các chương trình truyền hình bùng nổ như hiện nay việc tìm hiểu tính sáng tạo kịch bản ở 2 phương thức truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp ở Đài Truyền hình cũng là một đề bài khó với tác giả luận văn.

Ở chương một, tác giả luận văn cũng đã đưa ra được các khái niệm và để đi đến kết luận công việc viết kịch bản và vận hành kịch bản đó là qui trình "chuyển ngữ" từ kịch bản chữ nghĩa - ngôn ngữ phi vật thể sang ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh đặc trưng của truyền hình. Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình chính là sự chuyển hóa từ ngôn ngữ phia vật thể của một văn bản được viết theo phương thức kịch sang ngôn ngữ vật thể của một loại hình báo chí là báo hình.

Ở chương hai, tác giả luận văn đã tìm hiểu và giới thiệu tại sao chọn kênh VTV1, VTV3, VTV6 là kênh khảo sát bởi vì tác giả có làm phiếu điều tra xã hội học và nhu cầu xem gì và xem phương thức truyền hình nào ở công chúng. Đồng thời tác giả luận văn đã phân tích quá trình chuyển ngữ từ kịch bản truyền hình sang ngôn ngữ báo hình như thế nào.

Ở chương 3, bằng những trải nghiệm trong công việc, tác giả luận văn đã đưa ra các kinh nghiệm, sự thành công và thất bại trong quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản truyền hình sang ngôn ngữ của báo hình và đưa ra giải pháp cho từng trường hợp cụ thể.

Ở khóa luận này, tác giả luận văn cũng đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp để sáng tạo kịch bản trong các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp, cùng với việc phân tích tính sáng tạo của các

kịch bản Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên do thời gian không có nhiều nên luận văn cũng chưa đủ nội dung chuyên sâu. Đồng thời đây cũng là đề tài khó với chính bản thân tác giả luận văn, mặc dù đã nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Tác giả luận văn hy vọng rằng, trong thời gian tới những nội dung nghiên cứu cũng được ứng dụng vào thực tiễn và được nghiên cứu chuyên sâu hơn để phục vụ cho việc sáng tạo kịch bản trong các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp ở Đài Truyền hình Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arnold Hoff, Karel Storkan, I.U.Marusac (1987), Cách viết 1 bài báo,

Nxb Thông tấn.

2. Trần Thị Ngọc Anh, Nhà văn và cá tính sáng tạo trong quan niệm của Hoài Thanh, vnca.cand.com.vn, vnca.cand.com.vn/vi-VN/lyluan/2010, 13/7/2010.

3. Đậu Ngọc Đản (1195), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Lao động.

4. G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich, A.la.luropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập I, Nxb Thông tấn.

5. Hà Minh Đức (1997), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐH Quốc Gia.

6. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc Gia HN. 7. Trần Bảo Khánh, Trần Đăng Tuấn, Tác phẩm truyền hình, Tài liệu Giảng

dạy Học viện Báo chí và Tuyên Truyền.

8. Nhiều tác giả (2005), Các thể loại báo chí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

9. R. Walter, Đoàn Minh Tuấn và Đặng Minh Liên dịch (1995), Kĩ thuật viết kịch bản điện ảnh và truyền hình, Nhà xuất bản Thông tin Hà Nội. 10. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận và báo chí truyền thông, Nxb

Văn hóa Thông tin

11. Dương Xuân Sơn (2011), Giáo trình Báo chí truyền hình in lần 2, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Dương Xuân Sơn, Kịch bản và biên tập truyền hình, Bài giảng, Khoa Báo chí trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

13. Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

14. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2008), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thu Trang (2001), Kịch bản - vai trò kịch bản đối với chuẩn bị và thực hiện một chương trình truyền hình dạng phỏng vấn, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. 16. Tạ Thị Nghĩa Thục (2003), Chương trình cầu truyền hình - Đài Truyền

hình Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

17. Trịnh Thị Thu Nga (2008), Đài Truyền hình Việt Nam với việc định hướng phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay, Luận văn thạc sỹ Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

18. VTV1, Kịch bản chương Cầu truyền hình Chào đón giao thừa (1999),

Đài Truyền hình Việt Nam

19. VTV1, Kịch bản chương Cầu truyền hình Chào đón thiên niên kỷ mới (2000), Đài Truyền hình Việt Nam

20. VTV1, Kịch bản chương trình Cầu truyền hình kỷ niệm 110 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (2000), Đài Truyền hình Việt Nam

21. VTV1, Kịch bản chương trình thời sự 19h trong tháng 6 (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

22. VTV1, Kịch bản chương trình thời sự 19h trong tháng 7 (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

23. VTV1, Kịch bản chương trình thời sự 19h trong tháng 8 (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

24. VTV1, Kịch bản chương trình Điểm hẹn văn hóa (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

25. VTV1, Kịch bản chương trình Cuộc sống thường nhật (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

26. VTV3, Kịch bản chương trình cầu truyền hình hữu nghị Việt Lào - tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long (2002), Đài Truyền hình Việt Nam.

27. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia (2009), Đài Truyền hình Việt Nam

28. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia (2010), Đài Truyền hình Việt Nam

29. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia (2011), Đài Truyền hình Việt Nam

30. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

31. VTV3, Băng tư liệu chương trình Hành trình theo chân Bác (2010), Đài Truyền hình Việt Nam

32. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết Đồ rê mí (2008), Đài Truyền hình Việt Nam

33. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết Đồ rê mí (2009), Đài Truyền hình Việt Nam

34. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết Đồ rê mí (2010), Đài Truyền hình Việt Nam

35. VTV3, Băng tư liệu chương trình chung kết Đồ rê mí (2011), Đài Truyền hình Việt Nam

36. VTV3, Kịch bản chương trình Cầu truyền hình Chung kết năm Olympia (2009), Đài Truyền hình Việt Nam

37. VTV3, Kịch bản chương trình Cầu truyền hình Chung kết năm Olympia (2010), Đài Truyền hình Việt Nam

38. VTV3, Kịch bản chương trình Cầu truyền hình Chung kết năm Olympia (2011), Đài Truyền hình Việt Nam

39. VTV3, Kịch bản chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Hành trình theo chân Bác (2010), Đài Truyền hình Việt Nam.

40. VTV3, Kịch bản chương trình chung kết Đồ rê mí (2008), Đài Truyền hình Việt Nam

41. VTV3, Kịch bản chương trình chung kết kết Đồ rê mí (2009), Đài Truyền hình Việt Nam

42. VTV3, Kịch bản chương trình chung kết kết Đồ rê mí (2010), Đài Truyền hình Việt Nam

43. VTV3, Kịch bản chương trình chung kết kết Đồ rê mí (2011), Đài Truyền hình Việt Nam

44. VTV3, Kịch bản chương trình Hoa hậu Việt Nam (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

45. VTV3, Kịch bản chương trình Trí tuệ Việt Nam (2007), Đài Truyền hình Việt Nam

46. VTV6, Kịch bản chương trình Quáng Trị sáng mãi niền tin chiến thắng (2012), Đài Truyền hình Việt Nam

47. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ

PHIẾU THĂM DÒ DƢ LUẬN

Các bạn thân mến, nhằm nâng cao chất lượng kịch kịch bản trong các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam,chúng tôi tiến hành điều tra thăm ý kiến. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn.

Xin bạn cho biết một vài thông tin cá nhân:

Họ và tên: Tuổi:

Nghề nghiệp: Nơi ở hiện tại: Quê quán:

Xin vui lòng đánh dẫu (x) vào mỗi phương án trả lời.

Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi 1: Bạn có thường xuyên xem truyền hình không?

Thường xuyên: Thỉnh thoảng: Không bao giờ:

Câu hỏi 2: Bạn thường xem chương trình truyền hình nào trong các chương

trình sau đây? Thời sự

Chương trình trò chơi truyền hình và giải trí, ca nhạc. Chương trình khoa giáo

Chương trình thể thao

Câu hỏi 3: Bạn thích xem các chương trình thuộc kênh truyền hình nào của

Đài Truyền hình Việt Nam? VTV1

VTV2 VTV3 VTV6

Câu hỏi 4: Bạn thích xem các chương trình được thực hiện với phương

thức nào?

Chương trình ghi hình sau đó phát lại Chương trình tường thuật trực tiếp Chương trình cầu truyền hình trực tiếp

Câu hỏi 5: Ý kiến đóng góp của bạn cho kịch bản các chương trình của Đài

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 123 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)