Khái niệm sáng tạo

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tại sao phải đặt ra vấn đề "kịch bản phải có tính sáng tạo" chính vì kịch bản trong chương trình truyền hình nói chung hay truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp nói riêng phải sáng tạo. Con đường chúng ta tìm cách để cải thiện mọi vấn đề của đời sống cũng như cải thiện kịch bản truyền hình chính là sáng tạo. Và cách chúng ta đi trên con đường ấy chính là một kho kiến thức và kỹ năng mà chúng ta chưa có ý thức lưu giữ và hệ thống hoá những tri thức đó. Phương pháp sáng tạo và sáng tạo là một hệ thống những bí quyết để chúng ta tư duy với hiệu quả và năng suất cao, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

Sáng tạo bắt nguồn từ chính thực tế cuộc sống. Không chỉ có kịch bản truyền hình cần có sự sáng tạo mà có rất nhiều sự kiện trong đời sống cũng cần có sự sáng tạo. Có thể nói rằng những sáng tạo của cuộc sống thường đem đến những sáng tạo trong kịch bản truyền hình.

Có lẽ không mấy người để ý, từ nhỏ đến lớn mình đã dùng biết bao nhiêu loại bút chì thế nhưng chiếc bút chì có cả quá trình lịch sử rất dài, trải qua rất nhiều kiểu dáng, tích hợp rất nhiều những tiện ích cho người sử dụng. Chiếc bút chì khi ra đời nó chỉ đơn giản là một chiếc bút có màu đen thân tròn, để tránh việc nó bị lăn xuống đất bị gãy đầu chì, người ta đã cải tiến nó thành một chiếc bút có tiết diện hình lục giác. Khi chiếc nó chưa có tẩy thì người ta phải cầm theo một cục tấy bên cạnh, rồi sau đó cục tẩy cũng được gắn liền vào thân thân bút để tiện sử d ụng. Và khi người làm kịch bản nắm bắt được điều này họ sẽ đem theo vào kịch truyền hình. Có thể gắn với bài hát "Cây bút chì" của các em thiếu nhi trong chương trình Đồ rê mí. Người viết kịch bản sẽ dựng ý tưởng bài hát dựa theo tiến trình phát triển của bút chì.

Có người định nghĩa "sáng tạo là dám nghĩ khác và dám làm khác". Có người thì hiểu sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách

khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn… . Sáng tạo phải là nghĩ ra những gì mới hơn so với cái cũ hoặc "mới hơn" cái đã có. Tác giả luận văn xin mượn ý của nhà phê bình Hoài Thanh: "Thiên chức của nhà văn khi cầm bút là phải sáng tạo". Nhà phê bình Hoài Thanh cũng từng so sánh: "Cây trên rừng muôn ngàn lá không có hai lá giống nhau. Trong rừng người cũng vậy, chưa từng thấy hai người hình dung giống hệt nhau. Hình dung còn thế huống nữa tinh thần". Như vậy sự sáng tạo trước hết phải là sản phẩm cá nhân và mang dấu ấn cá nhân.

Theo quan điểm của tác giả luận văn sáng tạo đồng nghĩa là phải có ý tưởng, ý tưởng đó phải khác biệt và độc đáo. Khi nói đến một ý tưởng hay, đúng nghĩa “ Big Idea ” chúng ta sẽ được hiểu rằng đó là một ý tưởng độc đáo, ý tưởng tốt, hoặc một ý tưởng lớn. Một “ ý tưởng ” tốt sẽ được kích thích bằng nguồn cảm hứng, sáng tạo với những rung động cảm xúc đặc biệt. “ Ý “ trong sáng tạo còn là khả năng gợi mở, tự vận động, làm phát triển các hoạt động sáng tạo ,” Ý “ đó chính là sản phẩm của tư duy, từ người sáng tác.

Có rất nhiều định nghĩa khác về ý tưởng (ideas): có người cho rằng nó giống như cái đẹp! Thường thì khi đối diện với nó, ta cảm nhận ngay, một điều gì đó trong ta nhận ra nó. Nhưng thử định nghĩa xem? Sau đây là vài câu trả lời được thu nhặt từ Đại học Southern California và California tại Los Angeles: Ý tưởng đó là một điều gì hiển nhiên đến mức nếu có người nói cho bạn nghe về nó, bạn sẽ tự hỏi tại sao bản thân mình không nghĩ ra nó. Hoặc cách hiểu khác một ý tưởng bao trùm mọi khía cạnh của một tình huống và làm cho tình huống ấy trở nên đơn giản. Một ý tưởng thu gồm các tiểu tiết thành một cái gút gọn ghẽ. Gút ấy gọi là một ý tưởng. Hoặc có người hiểu ý tưởng là một biểu trưng có thể hiểu được ngay của một sự vật được chấp nhận hoặc biết đến một cách phổ biến nhưng được chuyển tải theo một cách mới mẻ, độc đáo hoặc bất ngờ.

Trong ý nghĩa hẹp nhất, ý tưởng chỉ là bất cứ điều gì trước khi tâm trí suy nghĩ . Đơn giản , những ý tưởng được hiểu như là biểu hiện hình ảnh, ví dụ hình ảnh của một số đối tượng .Trong bối cảnh khác, những ý tưởng được thực hiện để cho ra các khái niệm , mặc dù hơi trừu tượng khái niệm không nhất thiết phải xuất hiện như hình ảnh. Nhiều nhà triết học xem xét những ý tưởng cơ bản là một thể loại bản thể học .

Jack Foster – một chuyên gia về quảng cáo – lại thích nhất định nghĩa của J.W.Young: “ Ý tưởng là một sự phối hợp mới của những yếu tố cũ, không hơn không kém” . Như vậy, việc tạo ra ý tưởng cũng như chế tạo ra món ăn, phải biết cách pha trộn và phối hợp các món cũ để tạo thành món mới với gia vị mới.

J. Bronowsli viết: “Với tôi, thật sai lầm khi nghĩ rằng họat động sáng tạo là là một điều gì đó không thông thường”. Hàng ngày, nhiều người bình thường đều tìm ra ý tưởng tốt, khám phá việc này việc nọ. Sắp xếp lại vật dụng cho ngăn nắp, tìm khách hàng, dạy dỗ con cái, sọan thảo các hợp đồng, tiết kiệm chi phí….nhằm làm cho mọi việc tốt hơn, dễ hơn hoặc rẻ hơn. Thứ hai, nó chỉ thẳng vào điều mà J. Foster tin là chìa khóa cho việc tìm ra ý tưởng, đó là phối hợp mọi việc. Như R. Frost:” Ý tưởng là một kỳ công của sự kết hợp” hoặc H. Cartier: “Chỉ có một cách duy nhất để ta có một ý tưởng mới: phối hợp hoặc liên họp hai hay nhiều ý tưởng ta cá sẵn, đặt chúng gần nhau như thế nào để ta có thể phát hiện ra sự tương quan giữa chúng với nhau, mối tương quan mà trước đó ta chưa hề biết”.

Trong cuốn sách The Act of Creation – A.Koesler giải thích:"…vén mở, chọn lọc, sắp xếp lại, phối hợp những sự việc, năng lực, kỹ năng sẵn có” Nói chung thì rất nhiều người cũng nói lên những điều rất giống như J.W. Young đã nói “ Ý tưởng là một sự phối hợp mới của những yếu tố cũ, không hơn không kém”

Nếu BTV, PV có ý tưởng (ideas) là BTV, PV đó có một kịch bản tốt, điều này hoàn toàn chính xác. Giữa vô vàn kịch bản truyền hình mà phải lên

sóng thường xuyên thì việc BTB, PV có ý tưởng có nghĩa là BTTV, PV đã có chìa khóa cho riêng mình. Một ý tưởng tốt phải tôn trọng phương pháp SAEDI. Phương pháp SAEDI - "SAEDI" không phải là từ gì khó hiểu, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần chính mình nhìn mọi thứ theo chiều khác đi. Chữ S chính là State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ hủy hoại sức sáng tạo của bản thân. Mỗi nhà báo muốn tồn tại và phát triển phải luôn tư duy, luôn sáng tạo. Điều này giúp kịch bản truyền hình nói riêng cũng như tác phẩm truyền hình nói chung có chỗ đứng trong lòng khán giả.

Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực và dám nghĩ khác, tư duy khác. Phương pháp suy nghĩ quyết định phần lớn trong cách sáng tạo nói chung và sáng tạo kịch bản nói riêng. Có thể nói ý tưởng (ideas) chính là yếu tố đầu tiên của kịch bản, kịch bản chính là khâu đầu tiên của truyền hình và cách suy nghĩ lại là yếu tố đầu tiên của kịch bản.

Chữ A chính là Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Không khí hay không gian chính là nơi bản thân thấy yêu thích và thấy được thoải mái để có thể tự do sáng tạo. Không gian không cần quá cầu kỳ mà đơn giản chỉ là nơi bản thân thấy thoải mái để tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo suy nghĩ của mình. Một không gian xanh, một không gian thoải mái sẽ giúp các BTV, PV suy nghĩ và tìm ra hướng đi mới để xây dựng kịch bản truyền hình. Không gian giúp cho BTV, PV phát triển tính sáng tạo của mình.

Chữ E chính là Effective thinking (nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bản thân đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bản thân sẽ làm rối hết mọi việc lên. Nghĩ hiệu quả giúp bản thân BTV, PV có suy nghĩ chính xác và phù hợp với đề tài đang nghĩ, tránh suy nghĩ miên man dài dòng. Nghĩ hiệu quả tập cho thói quen của não suy nghĩ theo đúng

hướng đi đúng và tập trung vào ý tưởng (ideas) đang trăn trở. Nếu không nghĩ hiệu quả thì bản thân sẽ chìm vào một đống ý tưởng lộn xộn. Việc nghĩ hiệu quả giúp cho BTV, PV tìm ra một hướng đi đúng và tích cực. Nghĩ hiệu quả còn là nghĩ xem với ý tưởng đó thì triển khai có hiệu quả, có thực thi không.

Chữ D chính là Determination (quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Mỗi PV, BTV nên tạo thói quen tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của PV, BTV có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc. Mỗi PV, BTV phải dám suy nghĩ khác và quyết tâm theo đuổi sáng tạo đó. Đồng thời bản thân phải nghĩ phương pháp và hình thức để thể hiện cái ý tưởng (ideas) đó.

Chữ I chính là Ink (viết). Khi PV, BTV nhìn vào những thứ bản thân viết ra, mỗi PV, BTV sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó. Trong khi nghĩ các ý tưởng (ideas) thì bản thân PV, BTV phải luôn viết những ý tưởng bất chợt đến trong đầu. Việc viết ra một phần ghi lại những ý tưởng vừa thoáng qua mà nếu không viết bản thân PV, BTV sẽ quên mất, một phần giúp PV, BTV hoạch địch lại những suy nghĩ cứ chợt đến và chợt đi.

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)