Truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 41 - 51)

* Chương trình truyền hình

Trong tiếng Anh chương trình là "programme", chương trình truyền hình là "programme television". Nhắc đến truyền hình là nhắc đến các chương

trình truyền hình. Thuật ngữ chương trình truyền hình được sử dụng trong hai trường hợp: trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung đang phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay Đài Truyền hình. Trong trường hợp thứ hai, chương trình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với những hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và phát đi theo định kỳ.

Chương trình truyền hình được mở đầu bằng hình hiệu, bằng hình cắt ... Chương trình truyền hình là các chương trình "Thời sự", "Cuộc sống thường ngày" của VTV1, chương trình "Văn hóa sự kiện nhân vật", "Thời trang và cuộc sống", "Ai là triệu phú", "Đường lên đỉnh Olympia", "Đồ rê mí" của VTV3 ...

Theo Đại từ điển Tiếng Việt do GS PTS Nguyễn Như Ý chủ biên thì: "chương trình là các mục, các vấn đề, các nhiệm vụ được sắp xếp thoe một trình tự để thực hiện trong một thời gian nhất định".

Một chương trình truyền hình có tính thống nhất, tính định kỳ và tính ổn định. Đặc điểm một chương trình truyền hình là thống nhất và ổn định ở kết cấu chương trình, hình thức và phong cách thể hiện nhất quán, có tính định kỳ. Với mọi chương trình truyền hình dù thời lượng phát sóng ngắn hay dài, phạm vi phản ánh rộng hay hẹp thì cũng đều là sản phẩm của tập thể phóng viên, đạo diễn hình, đạo diễn chương trình, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật máy quay. Khán giả truyền hình thường chỉ nhớ người dẫn chương trình nhưng ít ai biết rằng để có những phút lên sóng ngắn ngủi ấy là công sức và trí lực của cả một tập thể.

Mỗi chương trình truyền hình được thực hiện bởi các phóng viên, biên tập viên, quay phim. Sau khi lên kịch bản sẽ được đi quay, hoàn thiện hậu kỳ, trưởng nhóm, trưởng phòng xem xét và kiểm duyệt, sau đó là lãnh đạo Ban phê duyệt trước khi sản xuất và được kiểm duyệt kỹ càng trước khi lên sóng.

Mỗi sản phẩm truyền hình cũng nằm trong quan hệ: nhà báo - tác phẩm và công chúng. Mỗi nhà báo chính là BTV, PV sản xuất phóng sự, tin, trò chơi truyền hình và tất cả tác phẩm này sẽ đến công chúng thông qua đường truyền tín hiệu.

* Truyền hình trực tiếp

Truyền hình trực tiếp là phương pháp truyền tải thông tin nhờ các thiết bị thông tấn hiện đại đồng thời với thời gian sự kiện đang diễn ra, mang tính thời sự và có sức thuyết phục cao.

Truyền hình trực tiếp vốn là bản chất của công nghệ truyền hình, gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Ngay từ buổi đầu xuất hiện năm 1928 - 1935 truyền hình phải truyền tải hình ảnh và âm thanh trực tiếp. Năm 1936, người Đức đã truyền trực tiếp thế vận hội Olympic Berlin tại các thành phố lớn. Ngày 25/8/1948 hai máy quay đã quay cảnh các vận động viên cuộc đua vòng quanh nước Pháp tới đích. Chương trình truyền hình trực tiếp năm 1953 cảnh nữ hoàng ElizabetII lên ngôi lần đầu tiên được truyền đi trên toàn thế giới.

Truyền hình cung cấp cho công chúng rất nhiều sự kiện ở ngay thời điểm mà sự kiện đang diễn ra, ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh. Khả năng đó có được nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, điều mà chỉ vài ba thập kỷ trước đây còn là mơ ước của các nhà sản xuất chương trình. Nhưng không phải bất kỳ sự kiện nào cũng được truyền hình trực tiếp vì các lý do sau:

+ Không phải bất kỳ sự kiện nào xảy ra mà các biên tập viên, phóng viên truyền hình cũng có mặt ngay tại đó.

+ Phương tiện kỹ thuật không phải lúc nào cũng cho phép thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp.

+ Chi phí sản xuất cho một chương trình truyền hình trực tiếp là rất lớn và đòi hỏi các biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên phải có trình độ và chuyên môn vững vàng.

Ở Đài Truyền hình Việt Nam có nhiều chương trình được truyền hình trực tiếp như:

+ Các sự kiện chính trị nổi bật: họp Quốc Hội, tường thuật các cuộc họp quan trọng của các tổ chức Đảng và Nhà nước.

+ Các sự kiện văn hóa thể thao như: SEA Games, thi hoa hậu, lễ hội, chào mừng năm mới...

+ Các sự kiện tự nhiên: bão, lũ lụt, thời tiết, .... + Các sự cố: cháy rừng, ô nhiễm môi trường...

- Ưu điểm của truyền hình trực tiếp: bất kỳ Đài Truyền hình nào trên thế giới cũng sử dụng phương thức trực tiếp và phát huy tính thời sự, trung thực. Những thông tin quan trọng, những vấn đề quốc gia và quốc tế đều được tận dụng truyền hình trực tiếp giúp giữ nguyên tính thời sự nóng hổi của sự kiện.

- Hạn chế của truyền hình trực tiếp: chương trình phải bám sát sự kiện, kéo dài và tốn kém rất nhiều về chi phí sản xuất, chi phí cho thiết bị, chi phí cho nhân sự vì chương trình truyền hình trực tiếp nào cũng phải huy động rất nhiều nhân lực cả về đạo diễn, trợ lý, kỹ thuật viên ánh sáng, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên xe truyền hình lưu động, kỹ thuật viên truyền cáp quang. Cùng với nó là thời gian chuẩn bị rất lâu có thể gần nửa năm cho 1 chương trình cầu truyền hình trực tiếp. Dù đã chuẩn bị rất kỹ càng nhưng chương trình truyền hình trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp vẫn còn có rất nhiều rủi ro, hệ số an toàn thấp.

Đồng thời nó còn phụ thộc vào điều kiện khách quan như trang thiết bị, nguồn điện, khí hậu, môi trường, thời tiết, diễn viên, khách mời, ca sĩ....

Việc sản xuất một chương trình truyền hình được truyền hình trực tiếp có ý nghĩa là truyền đi một sự kiện tới công chúng ở thời điểm mà nó đang diễn ra là một công việc phức tạp. Nó được diễn ra như sau:

- Về kỹ thuật: thiết bị đầu tiên trong hệ thống trang thiết bị truyền hình trực tiếp là xe truyền hình lưu động. Ở Đài Truyền hình Việt Nam mỗi một xe

truyền hình lưu động (hay còn gọi khác là xe màu) có từ 5 đến 7 CAM (Cam chính là camera). Các CAM sẽ được đánh số thứ tự tùy thuộc vào việc bố trí máy của đạo diễn hình ảnh. hình ảnh của mỗi CAM sẽ xuất hiện trên monitor của xe màu. Tín hiệu thu từ camera sẽ được truyền về xe truyền hình lưu động bằng đường cáp hoặc viba. Tại đây, đạo diễn hình xử lý tín hiệu nguồn trên bàn mix. Sau đó tín hiệu hoàn chỉnh sẽ được truyền về trung tâm (hay còn gọi tổng khống chế) qua vệ tinh viễn thông (TV Satelite) và anten thu vệ tinh (TV receiver only - TVRO). Tín hiệu truyền đi qua tổng khống chế (Master Control Room).

- Về nội dung: thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp là một công việc hết sức phức tạp vì ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Vì vậy nhà báo phải chuẩn bị hết sức kỹ càng về kịch bản, quan sát hiện trường, dự kiến các tình huống có thể xảy ra ngoài kịch bản. Nhà báo phải cần quyết định cần có bao nhiêu người trong ekip làm việc, cách lấy hình tốt nhất , phải trù liệu những việc có thể xảy ra để kịp thời ứng phó.

* Cầu truyền hình trực tiếp.

Cầu truyền hình trực tiếp chính là dùng phương thức truyền hình trực tiếp các thông tin, sự kiện đang diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Là phương pháp phản ánh trực tiếp nhiều sự việc tại nhiều địa điểm không gian khác nhau (ở các đầu cầu khác nhau) trong cùng 1 thời điểm thể hiện tính trội của báo chí (trực tiếp, khách quan, tức thời, trung thực và quảng bá rộng rãi).

- Ưu điểm đầu tiên là người xem tiếp nhận được thông tin trực tiếp. Nhờ các thiết bị kỹ thuật nên khán giả có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất. Đồng thời giúp tạo được mối quan hệ thân thiết với khán giả, có khả năng gỡ bỏ hàng rào ngăn cách về không gian, thời gian, giúp người xem sống cùng sự kiện, kích thích tâm lý tiếp nhận thông tin như người trong cuộc của người xem. Tính trực tiếp dễ tạo nên những yếu tố bất ngờ cho khán giả và những người làm chương trình mặc dù mọi chi tiết đã được hoạch định khá kỹ càng trong kịch bản.

- Ưu điểm thứ 2 là tính xác thực: cầu truyền hình là phương pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay mang lại cho khán giả nhiều hình ảnh trực tiếp cùng thời gian và không gian. Qua cầu truyền hình khán giả có thể cùng lúc chứng kiến những sự kiện, sự việc, con người đang diễn ra ở nhiều nơi, có thể là nơi rất xa họ đang ngồi và điều đặc biệt là chứng kiến sự việc, sự kiện đang diễn ra . Trong các chương trình cầu truyền hình chiều 30 Tết hoặc các chương trình cầu truyền hình đêm giao thừa khán giả không chỉ thấy phong tục tết ở 1 địa phương, mà còn thấy không khí ở các địa phương khác, thậm chí cả không khí đón Tết ở các hải đảo xa xôi.

Trong các chương trình truyền hình chào đón năm chuyển giao thiên niên kỷ, khán giả còn được tận mắt chứng kiến những hình ảnh của lễ đón năm mới diễn ra trên nhiều nơi trên thế giới và chính yếu tố đó càng chứng minh cho sự tiếp nối về không gian và thời gian của cầu truyền hình.

-Ưu điểm thứ ba là khán giả có thể thưởng thức tổng hợp của nhiều sự kiện và nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều không gian, thời gian khác nhau. Sự kết hợp nhiều thể loại báo chí truyền hình và sự kết hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong các chương trình cầu truyền hình, chúng ta thấy đó là sự kết hợp nhiều thể loại báo chí truyền hình: phỏng vấn, phóng sự, tin và nhiều lĩnh vực: hát, múa, các loại hình nghệ thuật: chèo, tuồng, rồi nhảy dance sport... Cầu truyền hình là sự kết hợp tự nhiên các đặc tính của nhóm hội thoại và nhóm tạo hình. Hoạt động báo chí là hoạt động có tính đặc thù, nó là sự kết hợp nhiều yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, là sự phối hợp đồng bộ của 1 tập thể, là sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị kỹ thuật. Cầu truyền hình trực tiếp là một chương trình trực tiếp nhưng phức tạp hơn nhiều so với một chương trình trực tiếp thông thường do có nhiều điểm thu. Có thể hình dung đó là một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh được xây dựng bởi những ngôi nhà độc lập, liên kết với nhau theo 1 chủ đề, một ý tưởng nhất quán. Nó là sự kết nối các vùng địa lý khác nhau, của những ekip khác nhau tạo thành một chuỗi hình ảnh phát triển liên tục.

- Hạn chế: Để thực hiện được chương trình cầu truyền hình, đòi hỏi chi phí tốn kém về thiết bị kỹ thuật, con người, đường truyền cáp quang hay vệ tinh, hệ thống âm thanh, ánh sáng, địa điểm thực hiện.

Cầu truyền hình phản ánh diễn biến của sự kiện theo thừi gian và không gian thực. Cầu truyền hình có cấu tạo giống truyền hình trực tiếp nhưng có qui mô lớn và phức tạp hơn nhiều, có nhiều đầu cầu nối với nhau từ nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có 1 cầu chính (còn gọi là cầu chủ).

Cầu truyền hình hoạt động dựa trên nguyên tắc các cầu phụ sẽ ghi hình và nhận tín hiệu từ các máy quay (camera), sau đó chuyển tín hiệu về cầu chính thông qua tín hiệu viba, vệ tinh viễn thông hay cáp quang. Cầu chính tiếp nhận tín hiệu đó và truyền lên sóng. Ví dụ trong chương trình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia có 1 cầu chính đặt tại trường quay S9 - Đài Truyền hình Việt Nam và 4 cầu phụ đặt tại 4 trường cấp nơi mà 4 học sinh đang theo học. Như vậy các cầu phụ tại 4 điểm là 4 trường cấp 3 sẽ gửi tín hiệu hình ảnh và âm thanh cho cầu chính là cầu ở trường quay S9. Đạo diễn hình của trường quay S9 xử lý và truyền phát đại chúng để khán giả kịp thời theo dõi diễn biến đang diễn ra tại cầu chính và 4 cầu phụ.

Chương trình cầu truyền hình là một chương trình phát thẳng không qua xử lý hậu kỳ, tổng hợp nhiều thể loại báo chí, kết nối trực tiếp nhiều địa điểm để người xem chứng kiến nhiều sự kiện ở nhiều vùng địa lý khác nhau theo một chủ đề xuyên suốt. Chương trình cầu truyền hình là sự ghép nối nhiều lát cắt, tạo thành 1 thông điệp trọn vẹn, phong phú, đa dạng, đem lại cho công chúng cảm giác chân thực, sống dộng, cập nhật dường như đang được tham gia trực tiếp vào sự kiện.

Để thực hiện được chương trình cầu truyền hình thì công đoạn chuẩn bị kịch bản, khảo sát địa hình, bố trí điểm cầu, lắp đặt thiết bị phải tiến hành từ trước. Việc móc nối các đầu cầu tại các địa điểm đã định sẵn trong kịch bản cũng như đã định sẵn trong quá trình lựa chọn các đầu cầu ở khâu khảo sát. Vì vậy công việc phân công đến từng người làm, cụ thể. Việc lựa chọn ekip sản

xuất cũng như phân công ai làm việc gì hết sức quan trọng để phối hợp nhịp nhàng nhất và hiệu quả công việc ở mức cao nhất.

Quan giữa cầu cầu chính và cầu phụ phải kết nối đồng bộ, nhịp nhàng như những mắt xích tạo thành chuỗi hình ảnh liên tục để tạo thành chuỗi hình ảnh liên tục để tạo thành chương trình hoàn chỉnh. Toàn bộ chương trình cầu truyền hình do tổng đạo diễn chỉ đạo, mỗi đầu cầu có một ekip và một đạo diễn phụ trách. Đạo diễn hình ảnh nhanh chóng lựa chọn hình ảnh theo cỡ cảnh gì và góc độ nào, tiếng động ra sao, thời gian cho 1 cảnh bao lâu ..cho phù hợp với quan sát của khán giả. Nếu không may ở một đầu cầu phụ đang có sự cố trục trặc thì đạo diễn hình ở cầu chính phải nhanh chóng chuyển tín hiệu sang cầu khác.

Quan hệ giữa người tổng đạo diễn và người dẫn chương trình phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng đảm bảo sự lựa chọn hình ảnh của tổng đạo diễn có chất lượng cao. Tổng đạo diễn tại cầu chính là linh hồn và là người có năng lực bao quát, là người có phản ứng nhanh nhạy , có kiến thức văn hóa rộng, có bản lĩnh chính trị và đặc biệt là có khả năng quyết đoán trong mọi trường hợp.

Yếu tố con người là quyết định thành công của chương trình truyền hình trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp. Cần có sự kết hợp của tổng đạo diễn, MC, biên tập viên, trợ lý, kỹ thuật ánh sáng, kỹ thuật âm thanh. Mỗi vị trí sẽ là một bộ phận độc lập theo kịch bản và trong bất kỳ trường hợp nào thì ý kiến của tổng đạo diễn sẽ là ý kiến cao nhất mà mọi người phải tuân theo. Nếu trong trường hợp trục trặc do lý do khách quan nào đó thì MC hoặc biên tập viên dẫn tại trường quay hoặc hiện trường sẽ là người chèo lái để đảm bảo chương trình được diễn ra suôn sẻ.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã hệ thống hóa và giải quyết các khái niệm:

- Khái niệm kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh.

- Khái niệm kịch bản truyền hình.

- Tìm hiểu về chương trình truyền hình, truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp.

Kịch bản luôn có vai trò quan trọng trong các chương trình truyền hình nói chung và các chương trình trực tiếp cũng như như cầu truyền hình trực tiếp nói riêng.

Kịch bản là những con chữ trên mặt giấy và được "chuyển ngữ" sang các loại hình tương ứng như: sân khấu, điện ảnh, truyền hình. Quá trình "chuyển ngữ" đó chính là quá trình sáng tạo của người viết kịch bản, đạo

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)