Phải chạy kịch bản nhiều lần trước khi lên sóng trực tiếp và

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 105 - 106)

của đạo diễn và người quay phim rất là quan trọng bởi vì nếu không có họ thì chắc chắn không có những hình ảnh đẹp mà nguy hiểm hơn dẫn tới thủng sóng trên Đài. Ví dụ trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Chung kết SV 2012" được diễn ra tại 5 điểm cầu: điểm cầu Hà Nội đặt tại trường Đại học Xây dựng, điểm cầu Đà Nẵng đặt tại trường Đại học Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, điểm cầu đặt tại trường Yersin Đà Lạt, điểm cầu TPHCM đặt tại trường ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh và điểm cầu chính đặt tại Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng.

Về nội dung kịch bản truyền hình thì rất đơn giản là lấy được không khí sinh viên hò reo tại 4 trường đại học, tuy nhiên quá trình quay được không khí nhảy flashmob và không khí hào hứng của sinh viên ở 4 trường đại học không hề đơn giản. Trường ĐH Yersin tập Flashmob ở một không gian quá rộng, trường ĐH Bách Khoa trước khi lên sóng trực tiếp thì trời mưa, trường ĐH Kinh tế THCM không gian khó tác nghiệp vì nhỏ và hẹp. Đạo diễn từng điểm cầu đã phải tính toán đặt máy quay để có những hình ảnh đẹp nhất đồng thời đạo diễn hình ở cầu chính phải có vai trò gắn kết hình ảnh ở 4 điểm cầu và điểm cầu chính để làm sao có sự thống nhất và hình ảnh đẹp nhất.

3.1.7. Phải chạy kịch bản nhiều lần trước khi lên sóng trực tiếp và cầu truyền hình cầu truyền hình

Trước khi lên sóng truyền hình trực tiếp hoặc cầu truyền hình, toàn bộ nhân sự tham gia chương trình từ đạo diễn, quay phim, BTV, PV, đạo cụ, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng phải nghiêm túc chạy kịch bản nhiều lần.

Trong các chương trình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp mà tôi đã tham gia thì việc chạy kịch bản là rất cần thiết. Chạy kịch bản để cho tất cả các bộ phận được làm việc với vị trí và vai trò của mình, người phụ trách đạo cụ phải nắm được đạo cụ nào để ở đâu, người phụ trách ca sĩ phải biết ca sĩ đi từ cánh nào của sân khấu, biểu diễn kết hợp với người khác như thế nào, người

phụ trách khách mời cần biết khách mời đi tuyến nào và lên phát biểu những gì, người quay phim phải quan sát và tập máy để lấy được đúng hình, người đạo diễn phải tập lấy hình để khi lên sóng trực tiếp không còn bỡ ngỡ... Quá trình chạy kịch bản chính là một quá trình tổng duyệt chỉ khác là không lên sóng trực tiếp còn các bộ phận đều phải thực hiện phần công việc của mình.

Trong chương trình "Hành trình theo chân Bác" để có 120 phút lên sóng trực tiếp, gần 300 con người ở 3 điểm cầu Hà Nội, Nghệ An, Tp Hồ Chí Minh đã phải làm việc liên tục trong 5 ngày và có 2 buổi tổng duyệt. Lần tổng duyệt thứ nhất là ở mỗi điểm cầu phải tổng duyệt phần công việc của chính cầu đó. Lần tổng duyệt thứ 2 là ghép nối phần kịch bản của 3 điểm cầu và thông sóng.

Trước chương trình truyền hình trực tiếp việc chạy kịch bản phải đảm bảo để tất cả các bộ phận, các công việc đều được tập dượt và diễn ra như thật để khi lên sóng không còn lỗi.

Trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Chung kết SV 2012", để có được màn nhảy flashmob ấn tượng của sinh viên 4 trường tại 4 điểm cầu, toàn bộ sinh viên đến từ 4 trường Đại học Yersin, Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, ĐH Xây dựng đã tham gia tập nhảy và quá trình chạy kịch bản tại 4 trường Đại học đã diễn ra. Toàn bộ ekip ở 4 điểm cầu đã phải tập phần lên sóng của trường mình từ việc MC xuất hiện như thế nào, làm thế nào để lấy được hình ảnh các bạn nhảy Flashmob, hình ảnh cổ động viên .... Và ekip ở điểm cầu chính đặt tại Nhà thi đấu cũng đã chạy kịch bản 3 lần.

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)