Xác định đề tài, chủ đề, ý tưởng, bố cục:

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 92 - 96)

Chủ đề chính là đối tượng được trình bày. Nó được người ta giải thích hoặc suy xét bình luận, đó cũng là cách đặt vấn đề quyết dịnh sự lựa chọn chất liệu cuộc cống và quyết định tính chất của sự trần thuật có tính nghệ thuật.

Chủ đề đó là vấn đề được tác giả nêu bật lên với tư cách là vấn đề quan trọng nhất đối với chất liệu được nói lên và thời gian xem xét chất liệu ấy.

Nội dung tư tưởng - đó là ý nghĩa cơ bản của tác phẩm mà nhờ đó tác giả diễn đạt lập trường đạo đức, tư tưởng của mình. Nội dung tư tưởng có thể xuất hiện trước khi nghiên cứu chất liệu. Đó tựa hồ như là những quan điểm cô đọng của tác giả đối với thực tại, là sự thể hiện những nguyên tắc về một sự thật nào đó trong cuộc sống. Nội dung tư tưởng hoàn toàn phụ thuộc vào tác giả, vào cấu trúc suy nghĩ của tác giả, vào trình độ hiểu biết, nhưng chuẩn mực đạo đức, tâm lý, thị hiếu, sở thích và những đặc điểm riêng về cá nhân tác giả.

Khi đã tập hợp được tài liệu cho một kịch bản văn học hay "chuyển ngữ" sang kịch bản truyền hình, sau khi đã xác định được chủ đề và nội dung tư tưởng, thì giai đoạn tiếp theo trong việc sáng tạo của nhà báo là khâu lựa chọn các sự việc, sự kiện và những nhân vật để đưa vào kịch bản, đồng thời là giai đoạn tìm kiếm giải pháp cho bố cục. Đây là quá trình quan trọng và khó nhọc, đó là khi tác giả phải từ bỏ nhiều yếu tố nhiều khi rất sáng chói, tích lũy được trong khi tìm hiểu các đối tượng của những lần quay tương lai, từ bỏ chỉ là để cho các yếu tố chủ yếu trong kịch bản được thể hiện hoàn toàn đầy đủ.

Nhiều khi những người viết kịch bản mới vào nghề hay non tay đưa vào kịch bản những chất liệu chỉ có quan hệ tiếp với chủ đề tác phẩm. Thông thường, điều này diễn ra do người làm kịch bản không tìm hiểu sâu về vấn đề, do không biết lựa chọn các sự kiện và các sự việc cần thiết để làm nổi rõ vấn đề.

Người làm kịch bản phải chú ý đến các việc xác định đề tài trước khi xây dựng kịch bản văn học cũng như quá trình "chuyển ngữ" sang kịch bản truyền hình:

Đề tài là một câu hỏi lớn đối với những người làm kịch bản bởi vì nếu đề tài hay quyết định rất lớn đến khả năng thành công của kịch bản văn học, quá trình chuyển ngữ sang kịch bản truyền hình cũng như khả năng thành công của chương trình truyền hình nói chung.

Đề tài đôi khi cũng có sẵn ví dụ đề tài trao giải doanh nhân, trao giải

"Bông hồng vàng", trao giải "Cánh diều vàng". Đây là các chương trình thường niên năm nào cũng diễn ra sự kiện đó như ở kênh VTV1 có "Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vàng" thường diễn ra vào tháng 8 hàng năm. Chương trình trực tiếp nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh diễn ra hàng năm. Các chương trình thường niên của kênh VTV3 như: tường thuật sự kiện bắn pháo hoa quốc tế diễn ra tại Đà Nẵng vào 30/4 và 1/5 hàng năm. Chương trình "Chào xuân" diễn ra đêm giao thừa hằng năm. Chương trình "Nối vòng tay lớn" diễn ra vào ngày 30/12 hàng năm... Hay đề tài xuất hiện khi có sự kiện lớn diễn ra. Ở kênh VTV1 trực tiếp các phiên họp Quốc Hội, hay khi có sự kiện người không tay không chân Nick Vujicic - diễn giả đặc biệt từ xứ sở Kangaroo - đến Việt Nam VTV6 đã sản xuất 2 chương trình trực tiếp tại Hà Nội và TP.HCM.

Tuy nhiên có những đề tài mà người làm kịch bản, người có ý tưởng đã phải suy nghĩ rất lâu mới có được. Đề tài thực hiện một chương trình về biển đảo thì có rất nhiều đề tài đến. Tuy nhiên kênh VTV6 đã sản xuất chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Biển đảo của chúng ta" diễn ra ở VTV1 được tổ chức tại Hà Nội và đảo Trường Sa lớn vào 7/6/2013 là một đề tài hay và lạ. Đề tài hay bởi đang trong thời điểm rất nhạy cảm về biển đảo đề tài này đã đáp ứng được, và đề tài hay bởi vì đã thực hiện được ở đảo Trường Sa Lớn và Hà Nội - trái tim của cả nước.

Trong thời gian này một đề tài rất hay nữa cũng đã được thực hiện chính là lễ chào cờ ở đảo Trường Sa Lớn và lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bình thường ai cũng thấy, cũng xem, cũng nghe về lễ chào cờ ở một địa điểm nào đó nhưng để xây dựng được đề tài chào cờ ở đào Trường Sa Lớn và lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì đến bây giờ những nhà báo, BTV, PV ở kênh VTV6 mới nghĩ ra. Đây là đề tài hay bởi vì chỉ cần nói đến đề tài là tâm hồn những người Việt Nam đã vô cùng xúc động, gợi lên cho mỗi người dân niềm tự hào dân tộc và đón chờ xem chương trình cầu truyền hình trực tiếp này.

Ở kênh VTV3, đã có một đề tài khá đặc biệt đã diễn ra là chương trình cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội - Moscow, mang tên “Bài ca chiến thắng”,

nhân kỷ niệm 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ cũng như năm bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết (7/11/1941-7/11/2011. Đã 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử ấy và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết đã trải qua nhưng chưa bao giờ có một cầu truyền hình ca ngợi cuộc chiến tranh vĩ đại đó. Vào tháng 10/2011, lần đầu tiên những nhà báo của kênh VTV3 đã mạnh dạn đưa đề tài này ra và đã được thực hiện.

Đề tài hay khi được hiện thực hóa tức là được sản xuất, đề tài hay phải được lãnh đạo phê duyệt để triển khai thành kịch bản.

Bố cục - đó là sự sắp đặt, kết nối, liên hệ, là cấu trúc hợp quy luật của tác phẩm, là quan hệ giữa từng phần của tác phẩm để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Bố cục của một kịch bản truyền hình hay một tác phẩm truyền hình thường được quyết định bởi chủ đề, nội dung tư tưởng và là sự kết hợp những sự việc, sự kiện đã được lựa chọn đưa vào kịch bản. Sự kết hợp này làm rõ những quan hệ chiều sâu của sự việc, sự kiện và thể hiện lập trường của tác giả. Tác giả dùng bố cục để tổ chức chất liệu, bố trí nó trong một trình tự xuất phát thể hiện ý đồ một cách đầy đủ và làm rõ những yếu tố chủ yếu và thứ yếu, kết hợp một cách hài hòa để nội dung hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ trong chương trình "Hành trình theo chân Bác", kịch bản văn học sau "chuyển ngữ" thành kịch bản truyền hình có bố cục rất hợp lý, cụ thể như sau:

Phần 1: Những bước chân đầu tiên Phần 2: Hành trình Bác ở nước ngoài Phần 3: Trở về Tổ Quốc

Phần 4: Nhớ Bác

Bố cục kịch bản này phụ hợp với chủ đề chương trình "Hành trình theo chân Bác" và diễn tiến theo chiều thời gian, điều này đã đem lại thành công cho chương trình.

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 92 - 96)