Vài nét tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 25 - 26)

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố Hồ Chí Minh là

- trang 24 -

nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỉ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Nghị quyết 20, Nghị quyết 53 và Kết luận 15 của Bộ Chính trị đã khẳng định: Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải tiếp tục phát triển bền vững với tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực Đông Nam Á. TP.HCM sẽ huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế để phát triển nhanh, ổn định và bền vững; là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực, trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, một trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, thành phố sẽ tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện chủ trương xã hội hóa để phát triển các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, đạt được sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng theo tinh thần nghị quyết trung ương 4. Ngoài vai trò của một trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực các tỉnh phía Nam và của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm thông tin báo chí lớn nhất nước [31]. Trong nghị quyết số 16/NQ – TU ngày 25/12/1997 về việc “tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí thành phố” của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng nhắc TP.HCM với tư cách “một trung tâm thông tin của khu vực và của cả nước” [4].

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)