Xuất, kiến nghị nâng cao chất lƣợng Báo Phụ Nữ

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 97 - 133)

Trên cơ sở kết quả khảo sát chân dung công chúng độc giả nữ của Báo Phụ Nữ cùng với hoạt động tiếp nhận thông tin và những đánh giá của nhóm công chúng này với tờ báo, chúng tôi có thể khái quát thành những đề xuất và kiến nghị để Báo Phụ Nữ nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin của tờ báo.

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy thế mạnh của tờ báo là mảng đề tài về Hôn nhân - Gia đình; Sức khoẻ với tỉ lệ công chúng độc giả nữ thường đọc, yêu thích luôn chiếm tỉ lệ dẫn đầu. Điều này cũng được xác định là thế mạnh của Báo Phụ Nữ với những chủ trương của ban biên tập khai thác thông tin ở chiều sâu, tạo độ lắng đọng cho công chúng. Tuy nhiên, không ít kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy mảng đề tài này dễ cạn, được quá nhiều tờ báo ngày, báo mạng khai thác nên việc bị chia sẻ công chúng là một cảnh báo. Nhiều độc giả cũng cho rằng mảng đề tài này trên Báo Phụ Nữ dễ đi vào lối mòn, nhận định chủ quan và do đội ngũ phóng viên, chuyên viên, biên tập viên của báo phần đông là phụ nữ nên không tránh khỏi cách nhìn phiếm diện, một chiều, đôi lúc chủ quan.

Thứ hai, khi khảo sát về mức độ quan trọng của thông tin trên Báo Phụ Nữ, chỉ số tính đa chiều, tính phản biện xã hội cũng như việc nêu gương điển hình, người tốt việc tốt trên Báo Phụ Nữ luôn đạt chỉ số thấp nhất. Xét mức độ tin cậy, Báo Phụ Nữ được công chúng độc giả nữ đánh giá cao, nhất là được xem là cơ quan bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ; nội dung thông tin của báo được cho là bám sát hơi thở cuộc sống, gần gũi với đời sống

- trang 96 -

nhân dân và giúp công chúng mở rộng kiến thức. Đối với một tờ báo, đó là những đánh giá rất quan trọng chứng tỏ niềm tin của công chúng đối với tờ báo. Tuy nhiên, ngoài việc yếu tố trên, một trong những chức năng quan trọng của báo chí là phản biện xã hội, nhất là những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Phản biện xã hội góp phần làm tờ báo sống động hơn, khách quan hơn. Cùng với tính sự biện xã hội, sự đa dạng trong thông cũng hết sức cần thiết góp phần làm mới tờ báo, thu hút và giữ chân công chúng. Những yếu tố này góp phần giúp các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ chế, chính sách chỉ đạo, điều hành, nhằm bảo đảm cho người dân có cơ hội cống hiến và cải thiện cuộc sống tốt hơn.

Thứ ba, tôn chỉ, mục đích của Báo Phụ Nữ xác định việc tổ chức, thiết kế hoạt động của toà soạn cũng như định hướng thông tin đứng về quyền lợi của phụ nữ, bênh vực quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Do vậy, nhóm công chúng mục tiêu và nhóm công chúng lớn của báo là độc giả nữ. Tuy nhiên, việc thiết kế nội dung thông điệp cần đặt trong hệ quy chiếu rộng để thu hút các nhóm công chúng khác. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ bàn bạc, trao đổi thông tin của công chúng độc giả nữ với các thành viên trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất là 74,4%. Đây là chỉ số rất đáng quan tâm trong việc thiết kế thông điệp, khai thác các đề tài mang tính gần gũi, có mối liên quan huyết thống để thu hút các nhóm công chúng khác là nam giới: cậu, chú, bác, anh, em… Đặt mối quan hệ của công chúng độc giả nữ làm trọng tâm trong mối quan hệ khác có mối quan hệ gần gũi, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau để thiết kế nội dung thông điệp theo hướng thu hút và lôi kéo nhóm công chúng liên quan này.

Thứ tƣ, kết quả khảo sát cho thấy chân dung công chúng của Báo Phụ Nữ là nhóm phụ nữ có độ tuổi trung niên trở lên, tuy nhiên, trong cơ cấu dân số của Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011, nhóm tuổi từ

- trang 97 -

15 - 24 chiếm tỉ lệ 17,7% và cao nhất trong tháp dân số. Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ số về mức độ đọc báo, mua báo, quan tâm, yêu thích của nhóm công chúng độc giả trẻ đối với Báo Phụ Nữ khá thấp. Vì vậy, trong nỗ lực làm mới tờ báo, làm mới nội dung, Ban biên tập Báo Phụ Nữ cũng cần quan tâm đến nhu cầu, tâm sinh lý lứa tuổi để thu hút nhóm công chúng độc giả trẻ. Như vậy, đây là nhóm công chúng độc giả nữ tiềm năng nếu thu hút và giữ chân họ thì trong tương lai, Báo Phụ Nữ có thêm một lượng độc giả nữ khá lớn.

Thứ năm, việc đổi mới nội dung thông điệp là vấn đề cần thiết, sống còn của mỗi tờ báo, tuy nhiên, dù thay đổi thế nào Báo Phụ Nữ cũng cần cân nhắc, xem xét những thế mạnh vốn có của tờ báo vốn được công chúng đánh giá cao. Kết quả khảo sát cho thấy Báo Phụ Nữ được công chúng độc giả nữ đọc kỹ, chậm, tỉ lệ đọc lướt thấp. Điều này cho thấy những đề tài, những bài viết dài, được phân tích sâu vẫn được công chúng đón nhận, ưa chuộng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để mọi sự thay đổi, nỗ lực làm mới tờ báo phải có tính kế thừa và bền vững, trên cơ sở phát huy những nền tảng cũ được công chúng thừa nhận, đánh giá cao và nâng tầm để phù hợp với xu hướng tiếp nhận thông tin trong xã hội hiện mới chứ không phủ nhận hoặc gạt bỏ những giá trị cũ.

Thứ sáu, những hoạt động phía sau mặt báo cũng đem lại tiếng vang, tên tuổi, thương hiệu cho tờ báo. Trong đó, công tác tòa soạn, bạn đọc của báo cần được đầu tư, chăm sóc tốt. Nguồn thông tin, đề tài từ bạn đọc là vô tận, nhất là những đề tài gần gũi với cuộc sống, liên quan đến gia đình, tình yêu, hôn nhân rất cần thiết cho Báo Phụ Nữ. Kết quả khảo sát mức độ liên lạc, trao đổi thông tin giữa bạn đọc với toà soạn tuy được đánh giá tích cực nhưng chưa cao. Tỉ lệ công chúng độc giả nữ có trao đổi với toà soạn chiếm tỉ lệ 18,3%; số công chúng độc giả nữ gửi tin/bài cộng tác chỉ đạt tỉ lệ 15,3% là chỉ

- trang 98 -

số thấp. Ban biên tập cần tìm hiểu, có chính sách khai thác đúng hướng thì nguồn thông tin, đề tài từ công chúng sẽ là kho tàn vô tận. Ban biên tập Báo Phụ Nữ cũng cần có chính sách động viên kịp thời với người cung cấp thông tin như chế độ khen thưởng, tặng báo hoặc chế độ nhuận bút, lương cộng tác viên cho những công chúng cộng tác thường xuyên. Ngoài ra, với lợi thế là tờ báo của Hội Liên hiệp Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh, ban biên tập có thể mở lớp hướng dẫn cách viết tin/bài, cách phát hiện nguồn tin để cung cấp cho báo nhằm làm phong phú đề tài, giúp nội dung thông điệp trên báo luôn tươi mới, độc đáo và có sức hấp dẫn riêng.

Thứ bảy, trong dòng chảy thông tin với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại nhật báo, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và các trang mạng xã hội, Báo Phụ Nữ cũng không thể đứng ngoài cuộc. Dù ban biên tập xác định chủ trương của báo không “đánh đấm, câu khách, giật gân” nhưng báo ra cách nhật nói cho cùng sẽ không theo kịp, phản ánh kịp thời dòng chảy cuồn cuồn của thông tin, sẽ bị loại dần, hoặc đứng ngoài những thông tin có giá trị mà công chúng quan tâm. Vì vậy, xu thế tất yếu của báo chí là cân nhắc, lựa chọn thời điểm thích hợp và tính toán bài toán kinh tế hợp lý để chuyển Báo Phụ Nữ sang nhật báo.Việc vươn tầm ảnh hưởng thông tin đến công chúng là một mong muốn chính đáng và là một triển vọng tốt đẹp cho cả tờ báo lẫn công chúng.

3.5. Tiểu kết

Trên cơ sở những khảo sát để tìm ra chân dung của công chúng độc giả nữ, cách thức tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ, chương 3 của luận văn đã cho thấy những tác động từ thông tin của Báo Phụ Nữ đối với đời sống công chúng độc giả nữ và những đánh giá từ công chúng đối với tờ báo.

- trang 99 -

Quá trình tương tác, nhận biết và nắm bắt ở mức độ cao của công chúng độc giả nữ đối với Báo phụ Nữ cho kết quả với những đánh giá tích cực, đúng đắn và khách quan cả về nội dung thông điệp, giá cả lẫn hình thức tờ báo. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc thiết kế, tổ chức thông điệp của Báo Phụ Nữ. Trong đó, chỉ số hài lòng đối với nhóm công chúng độc giả nữ có trình độ học vấn cao vẫn còn thấp. Đây là nhóm công chúng khó tính, có nền kiến thức rộng nên sự đòi hỏi và đánh giá về chất lượng thông tin của tờ báo phải cao. Ngoài ra, như đã nói, Báo Phụ Nữ cũng bị đánh giá về tính phản biện xã hội, tính đa chiều và giới thiệu gương điển hình, gương người tốt, việc tốt còn thấp. Đây cũng là cơ sở để Ban biên tập Báo Phụ Nữ nhìn ra những ưu điểm và hạn chế của mình để điều chỉnh, hoạch định chiến lược, tổ chức hoạt động và chủ trương nội dung thông tin của tờ báo để phục vụ công chúng của mình.

Trên cơ sở kết quả khảo sát về những đánh giá của công chúng độc giả nữ, chương 3 cũng đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị có tính chất tham khảo để Ban biên tập Báo phụ Nữ tăng cường hơn nữa hiệu quả trong hoạt động của mình phù hợp với xu thế mới và là đòi hỏi tất yếu của công chúng.

- trang 100 -

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu về xã hội học truyền thông đại chúng, coi truyền thông đại chúng như một quá trình xã hội thể hiện sự tương tác giữa truyền thông đại chúng và công chúng; trên cơ sở lý thuyết về công chúng báo chí và dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn chân dung công chúng độc giả nữ của Báo Phụ Nữ cho thấy một số kết luận:

1. Báo Phụ Nữ được xem là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ Nữ TP.HCM. Báo Phụ Nữ luôn tuân thủ tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội và thực hiện các chức năng của Hội trong việc tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện quyền và nghĩa vụ của giới, tuyên truyền việc thực hiện quyền bình đẳng giới, phản ánh nạn bạo lực, bạo hành, nêu gương sáng hội viên… Hội viên phụ nữ của TP.HCM chính là lực lượng công chúng lý tưởng cho tờ báo. Trong cấu trúc nội dung của mình, Báo Phụ Nữ luôn đẩy mạnh nội dung hoạt động của Hội nhưng cách thức tổ chức, thực hiện nội dung vẫn còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nội dung - hình thức hoạt động của cơ quan chủ quản. Thông điệp của cơ quan chủ quản đến với nội viên vẫn nặng tính tuyên truyền, mang tính hình thức hơn chất lượng nội dung. Trang hoạt động Hội chiếm vị trí cố định với mức độ thông tin khá đậm đặc nhưng thông tin vẫn mang tính chủ quan, chỉ đưa những gì của Hội Liên hiệp phụ nữ có đến với các công chúng hội viên hơn là những điều bức thiết từ cuộc sống của chính họ, những điều mà hội viên cần. Vì vậy ở góc độ lãnh đạo, quản lý của tờ báo, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM cần phải tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động để làm phong phú nội dung, nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động cũng chính là cơ sở để Báo Phụ Nữ chuyển

- trang 101 -

tải thông điệp đến công chúng hội viên của mình một cách sinh động và thiết thực nhất.

2. Đối với Báo Phụ Nữ, kết quả khảo sát và những phân tích trên cho thấy việc khảo sát chân dung công chúng độc giả của báo là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với hoạt động truyền thông và sự phát triển bền vững của tờ báo. Chân dung của một nhóm công chúng nếu được nhận diện chuẩn xác sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với tờ báo trong việc tìm ra phương pháp tiếp cận thích hợp và thiết kế nội dung thông tin phù hợp, đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất. Báo Phụ Nữ có công chúng truyền thống, mục tiêu và là nhóm công chúng lớn nhất là: độc giả nữ. Kết quả khảo sát nhóm công chúng này cho thấy tỉ lệ đọc Báo Phụ Nữ của họ đứng ở vị trí thứ ba, sau hai tờ báo có thương hiệu và số lượng phát hành vào loại lớn nhất nước là Công An TP.HCM và Tuổi Trẻ. Là tờ báo địa phương, lại là tờ báo dành cho nữ giới nhưng kết quả trên cho thấy Báo Phụ Nữ có chỗ đứng nhất định, có vị thế và vai trò đối với công chúng độc giả nữ - nhóm dân số lớn chiếm một vị trí rất quan trọng trong cấu trúc xã hội.

Trong hoạt động phía sau mặt báo, ngoài việc tăng cường tính giao lưu, mở rộng các hoạt động xã hội từ thiện, đa dạng hóa các hoạt động mang tính quảng bá thương hiệu tờ báo, toà soạn cũng cần đẩy mạnh tính giao lưu, tương tác với công chúng độc giả nữ và mở rộng ra các đối tượng công chúng khác nhằm lôi kéo, thuyết phục và thu hút để công chúng của báo ngày càng được mở rộng, đa dạng hơn.

Trong cuộc chiến không kém phần quyết liệt với báo điện tử ngày nay, báo in nói chung và Báo phụ Nữ nói riêng rõ ràng cần phải đổi mới không chỉ nội dung mà cả hình thức thông tin và cách tiếp cận bạn đọc. Claudia Mast (2003) trong Truyền thông đại chúng - công tác biên tập, coi trọng một dạng hoạt động đặc biệt: “Tiếp thị thông qua hoạt động quan hệ công chúng, tổ chức

- trang 102 -

các cuộc tiếp xúc với độc giả, thính giả và khán giả, đánh giá các kết quả điều tra”, nhằm “nâng cao thêm tình cảm của công chúng đối với các phương tiện truyền thông”. Đặc biệt, “cần phải có kiến thức để giành và giữ lấy công chúng, chứ không phải chỉ biết biên tập”.

Vì vậy trên cơ sở kế thừa, phát huy những nền tảng có tính truyền thống của báo, Ban biên tập phải xác định việc nghiên cứu công chúng là vấn đề hết sức quan trọng nên không thể xem nhẹ, bỏ qua hoặc làm theo nhận thức chủ quan mà cần có nhận thức đúng đắn và đầu tư trên diện rộng, quy mô, thực hiện chuyên nghiệp để nắm bắt chính xác những thay đổi từ công chúng của mình, nhất là trong tình hình báo chí phát triển nhanh chóng, đa dạng, sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút công chúng của báo in lẫn báo mạng điện tử.

3. Về phía độc giả nữ: độc giả nữ của Báo Phụ Nữ có những tương đồng và khác biệt đối với các tờ báo khác và các nhóm công chúng khác. Trong cách thức tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ của nhóm độc giả nữ cũng được cho là khác biệt: đọc báo chậm, kỹ. Sự khác biệt là điểm đáng lưu ý cho việc tổ chức hoạt động và thiết kế nội dung. Công chúng độc giả nữ của Báo Phụ Nữ là những độc giả có độ tuổi từ trung niên, có trình độ học vấn từ Trung học Cơ sở trở lên, trong đó nhóm công chúng có trình độ Trung học cơ sở chiếm số lượng lớn nhất. Đặc điểm cư trú, tuổi tác, trình độ học vấn có tác động lớn đến hoạt động tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ của nhóm công chúng độc giả này. Tuy nhiên, nhu cầu thưởng thức thông tin, lợi ích của thông tin, những vấn đề liên quan, cần thiết trong đời sống hằng ngày như

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 97 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)