Chuyên trang thích đọc

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 63 - 65)

Yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu hiệu quả tác động của nội dung thông điệp đối với công chúng là đánh giá mức độ quan tâm của công chúng đối với những nội dung nào và những nội dung đó đã tạo nên sự quan tâm của công chúng ra sao. Sự yêu thích của công chúng đối với các nội dung thông điệp cụ thể chứng đó nội dung đó phù hợp với nhu cầu của họ, làm thỏa mãn và có ích đối với họ. Công chúng yêu thích nội dung chuyên trang, chuyên mục nào trên báo sẽ nói lên mức độ quan tâm của họ đối với nội dung đó và chứng tỏ nội dung đó có ích đối với họ về nhận thức hay giải trí. Nội dung thông điệp được công chúng yêu thích cũng chỉ ra đặc điểm của nhóm độc giả. Vì vậy, nghiên cứu nội dung của các thông điệp sẽ làm rõ được mục đích, ý nghĩa của quá trình truyền thông và nhu cầu của độc giả tham gia vào quá trình đó. Đây là cơ sở để xác định thế mạnh của tờ báo để tập trung đầu tư, xây dựng, tổ chức nội dung cho phù hợp và hay hơn.

Với câu hỏi: “Các dì/các chị thích đọc những trang mục nào?”, chúng tôi nhận được kết quả sau: Chuyên trang Hôn nhân - Gia đình vẫn được độc giả nữ thích đọc nhất chiếm tỉ lệ 65,2%, tiếp theo là chuyên trang Sức khỏe chiếm tỉ lệ: 57,4%; chuyên trang Thời sự - chính trị - xã hội: 45,7%; Hoạt động Hội phụ nữ có tỉ lệ 34,4%; Thời trang - Làm đẹp: 26,6%; Văn hóa - Văn nghệ: 24,8%; Thị trường - Tiêu dùng 18,1%; Quảng cáo: 9,2%, Bạn đọc: 8,2%; Quốc tế: 7,1%.

Trong bảng hỏi, chúng tôi thiết kế 9 chuyên trang và phần quảng cáo để đo lường mức độ yêu - ghét của độc giả nữ đối với từng chuyên trang và kết quả khảo sát cho thấy mức độc yêu - ghét được chia làm ba nhóm: Nhóm thứ nhất: thích đọc gồm các chuyên trang: Hôn nhân - Gia đình; Sức khỏe; Thời sự - Chính trị - Xã hội; Hoạt động Hội Phụ nữ. Nhóm hai gồm: Thời

- trang 62 -

trang - Làm đẹp; Văn hóa - Văn nghệ; Thị trường - Tiêu dùng và nhóm cuối gồm ba chuyên trang: Quảng cáo; Bạn đọc; Quốc tế.

Kết quả chuyên trang thích đọc cũng tỉ lệ thuận với chuyên trang độc giả nữ thường đọc. Tuy vậy, kết quả này có sự đảo lộn nhỏ giữa mức độ thường đọc và mức độ yêu thích các chuyên trang thuộc nhóm cuối: Bạn đọc, Quốc tế và Quảng cáo. Cụ thể, độc giả thường đọc ba chuyên trang này lần lượt là: Bạn đọc: 21.3%; Quốc tế: 19,1%; Quảng cáo: 15,6%. Tuy nhiên, mức độ thích đọc có sự thay đổi, đảo lộn vị trí theo thứ tự: Quảng cáo: 9,2%; Bạn đọc: 8,2%; Quốc tế: 7,1%. Trong đó, chuyên trang Quốc tế chiếm tỉ lệ thấp nhất, thậm chí xếp sau cả Quảng cáo. Kết quả này cũng giúp ban biên tập xem xét lại cách thức tổ chức và nội dung chuyên trang này có phù hợp với độc giả nữ hay không để có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp hơn.

Trường hợp 5: “Báo Phụ Nữ phát hành cách nhật nhưng việc lựa chọn thông tin quốc tế thường đi sau, thông tin đã chậm, phân tích hời hợt, tôi có cảm giác chỉ đưa cho có chứ thiếu bề sâu nên tôi ít khi đọc trang này”. (Nữ: 41 tuổi, nhà báo, ngụ quận 3)

Trường hợp 6: "Tin trang quốc tế ít chọn lọc, việc khai thác vấn đời phụ nữ trên thế giới làm chưa tới nên đọc thấy không có gì hấp dẫn. Tôi vào mạng quốc tế thấy nhiều đề tài nữ giới rất thú vị nhưng không hiểu tại sao

Báo Phụ Nữ không khai thác”. (Nữ: 29 tuổi, giáo viên tiếng Anh, ngụ quận

Bình Thạnh).

Trường hợp 7: “Thông tin các các báo nhiều quá nên nhiều lúc tôi cũng cảm thấy ngợp nên chuyển qua đọc quảng cáo như một cách giảm stress. Quảng cáo trên Báo Phụ Nữ có nhiều sản phẩm mới, phù hợp với phụ nữ nên tôi quan tâm”. (Nữ, 51 tuổi, chuyên viên tâm lý, ngụ quận 3)

- trang 63 -

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 63 - 65)