TP.HCM một trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn và là một trung tâm báo chí của cả nước nên người dân TP.HCM có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với các sự kiện và cùng tham gia vào các sự kiện đó.
- trang 27 -
Dưới góc nhìn xã hội học, đô thị được xem là nơi có dân số đông, mật độ dân số cao và không thuần nhất. Max Weber, nhà xã hội học người Đức cho rằng đô thị phải đảm nhiệm những chức năng thị trường và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành. Đô thị cũng có những hình thức tương tác xã hội đặc thù, trong đó, một cá nhân được biết đến trong vai trò mà họ đảm nhận [22, tr 20, 26]. Lối sống cư dân dô thị cũng mang những đặc trưng hoàn toàn khác biệt về phương thức giao tiếp. Giao tiếp với các phương tiện truyền thông đại chúng trở thành một trrong nhiều hành vi đặc trưng của cư dân đô thị.
Một trong những đặc điểm nổi bật của cư TP.HCM là thói quen mua báo và đọc báo. Hình ảnh dễ bắt gặp ở TP.HCM là công nhân viên chức, người đạp xích lô, người hớt tóc ven đường vừa uống cà phê vừa đọc báo buổi sáng. Hệ thống các sạp báo tràn ngập các lề đường và hàng ngàn điểm bán báo nhỏ lẻ khắp hang cùng ngõ hẻm, thêm lực lượng bán báo dạo với phần đông là người lớn tuổi, trẻ em đã tạo cơ hội cho báo chí có mặt ở hầu hết các gia đình. Thói quen đọc báo của cư dân TP.HCM cũng trở thành nếp sinh hoạt đời thường ngay cả đối với tầng lớp lao động bình dân.
Chính thói quen mua báo và đọc báo của cư dân TP.HCM đã làm thị trường báo chí trên địa bàn thành phố càng đa dạng và cạnh tranh khốc liệt, tạo đà cho sự phát triển. Một trong những đặc điểm khác của tình hình báo chí TP.HCM là người dân thành phố thích đọc nhiều đầu báo, báo của các địa phương khác nhưng phần lớn thích đọc báo của TP.HCM. Theo kết quả điều tra của Trần Hữu Quang vào tháng 9/1997, các tờ báo của TP.HCM chiếm 84 %, các tờ báo thuộc các tỉnh khác chiếm 4% và các tờ báo thuộc trung ương chiếm 12%. Cũng theo kết quả cuộc điều tra này, có 34% mẫu điều tra có đọc báo hằng ngày, 13% nghe phát thanh hằng ngày và 70% coi truyền hình hằng
- trang 28 -
ngày. Nếu tính riêng số người theo dõi một trong ba phương tiện truyền thông này hằng ngày thì có đến 77% người xem [31].
Những dữ liệu trên cho thấy việc mua báo, đọc báo, theo dõi tivi, nghe phát thanh trở thành một tập quán sinh hoạt trong đời sống thường nhật của người dân thành phố. Ngoài khía cạnh là kênh cung cấp các chương trình văn hóa, giải trí, cung cấp tin tức, thời sự, nâng cao hiểu biết, các phương tiện truyền thông đại chúng còn là chỗ dựa cho người dân thành phố. Chính vì thế hầu hết các tờ báo đều mở diễn đàn để công chúng tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội của đất nước và thành phố. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực đô thị như TP.HCM với các sự kiện xã hội diễn ra hết sức sôi động đến mức khiến người dân mỗi ngày không đọc báo sẽ trở nên lạc hậu [31].
Như vậy, trong sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, trước sự cạnh tranh khốc liệt của phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử nhưng báo in là loại hình truyền thông đại chúng mang tính truyền thống và thói quen đọc báo in vẫn là nét sinh hoạt trong nếp sống của người dân thành phố. Nếu tính từ năm 2000 đến nay, báo in tại TP.HCM đã có sự phát triển lớn mạnh cả về số lượng lần chất lượng. Năm 2000, thành phố Hồ Chí Minh có 31 đơn vị báo in thì đến tháng 6/2010, thành phố có 39 cơ quan báo in gồm 18 báo và 21 tạp chí. Điều đó chứng tỏ, báo in tại TP.HCM vẫn được sự đón nhận của công chúng.