Mức độ hài lòng đối với thông tin trên Báo Phụ Nữ

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 73 - 76)

Sự hài lòng hay không hài lòng là thang đo quan trọng về hiệu quả của thông điệp. Đây là một khâu quan trọng trong dòng phản hồi thông tin, phản ánh tính hiệu quả hay không hiệu quả của thông tin. Các tòa soạn báo rất coi trọng các chỉ số này vì nó là cơ sở để ban biên tập tổ chức, cải tiến nội dung thông điệp nhằm phục vụ công chúng tốt hơn.

Với câu hỏi: “Nếu gặp các thông tin trên báo, các dì/các chị hãy đánh giá mức độ hài lòng với thông tin đó”, chúng tôi đưa ra các thang đo: Hoàn toàn hài lòng - Hài lòng - Tạm hài lòng - Không hài lòng - Hoàn toàn không hài lòng - Khó trả lời. Đây là các thang đo thể hiện các mức độ trong nhận thức của độc giả về việc tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ. Trong các mức

- trang 72 -

độ này thì mức độ “tạm hài lòng” mang ý nghĩa trung tính, tức là mức độ thỏa mãn - hài lòng ở mức bình thường. Mức độ dương tính, mang ý nghĩa tích cực là “Hoàn toàn hài lòng” và “Hài lòng”. Mức độ âm tính, mang ý nghĩa tiêu cực là “Không hài lòng” và “Hoàn toàn không hài lòng”. Ngoài ra, chúng tôi cũng thiết kế phần trả lời cho công chúng về việc chưa xác định được sự thỏa mãn của mức độ thông tin đó bằng câu “khó trả lời”. Kết quả chúng tôi thu nhận được như sau: (Hình 4)

Hình 4: Mức độ hài lòng của thông tin

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, công chúng độc giả nữ của Báo Phụ Nữ có mức độ dương tính đối với thông tin nhận được là 30%; chỉ số cấp độ âm tính là 4%, chỉ số trung tính là 25,7%. Ngoài ra, mức độ khó trả lời và không trả lời chiếm tỉ lệ khá cao: 40,3%. Đây là số độc giả nữ chưa xác định được mức độ hài lòng của thông tin. Vì không có cơ sở để xếp vào mức độ dương tính hay âm tính nên chúng tôi cho rằng chỉ số này mang màu sắc trung tính. Như vậy chênh lệch giữa mức độ dương tính và âm tính khá cao: 26%. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của công chúng độc giả nữ chiếm tỉ lệ đa số, mang tính khống chế so với tỉ lệ không hài lòng. Tuy nhiên, chỉ số mang màu sắc trung tính chiếm tỉ lệ 66%, theo chúng tôi là cao, đây là dấu hiệu để Ban

- trang 73 -

biên tập Báo Phụ Nữ xem xét, cải tiến nội dung và có chiến lược nhằm thu hút số công chúng độc giả này.

Phân nhóm thống kê theo nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy mức độ hài lòng ở nhóm độc giả lớn tuổi có chỉ số dương tính cao hơn nhóm độc giả trẻ tuổi. Cụ thể mức độ dương tính nhóm tuổi: trên 65 tuổi chiếm tỉ lệ 51,7%; nhóm 56 - 65: 42,5%; nhóm tuổi trung niên từ 26 - 55 có mức độ hài lòng tương đương nhau; nhóm độc giả trẻ từ 16 - 25 tuổi có chỉ số dương tính chỉ đạt 37%. Điều này chứng tỏ nhóm độc giả nữ trẻ có nhiều kênh thông tin để lựa chọn, so sánh nên việc thẩm định, nhận xét thông tin rộng hơn và mức độ thuyết phục thông tin hay sự hài lòng thông tin đối với họ theo tiêu chí cao hơn.

Xét theo trình độ học vấn, mức độ dương tính đối với nhóm độc giả có trình độ tiểu học và trung học cơ sở (tỉ lệ 51,6%) cao hơn nhóm có trình độ trung học phổ thông (tỉ lệ 35,5%) và nhóm có trình độ từ đại học trở lên (tỉ lệ 35,4%). Trong đó, chỉ số “Hoàn toàn hài lòng” đối với nhóm độc giả có trình độ từ đại học trở lên chỉ đạt 12,3%. Mức độ hài lòng thông tin đối với nhóm công chúng độc giả nữ có trình độ trung học phổ thông và từ đại học trở lên với chỉ số dương tính thấp, trong khi đó chỉ số trung tính khá cao, tỉ lệ lần lượt là 36,6% và 44,6% phản ánh nhóm công chúng độc giả này có phông văn hóa cao, kiến thức rộng, hiểu biết về đời sống xã hội nhiều nên việc giải mã thông điệp và hài lòng với thông điệp đó không phải là điều dễ thuyết phục. Đây có thể hiểu là nhóm độc giả khó tính, yêu cầu cao với nội dung của thông tin, điều này còn có ý nghĩa để Ban biên tập Báo Phụ Nữ xem xét, nâng cao giá trị nội dung thông điệp để thuyết phục nhóm công chúng độc giả này.

Xét theo địa bàn cư trú, kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự tương quan về mức độ hài lòng thông tin. Cụ thể, mức độ dương tính ở huyện Hóc Môn chiếm tỉ lệ cao nhất: 45,5%, quận Bình Thạnh: 40% và quận 3 có tỉ lệ

- trang 74 -

34,3%. Có thể lý giải ở địa bàn ngoại thành ít phương tiện giải trí, đời sống báo chí ở ngoại thành cũng ít phong phú hơn nên độc giả vùng ngoại thành dễ tính hơn, dễ hài lòng hơn với thông tin nhận được so với khu vực nội thành.

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 73 - 76)