Kết quả khảo sát về mức độ liên quan giữa thông tin trên Báo Phụ Nữ đối với công chúng độc giả nữ được thể hiện qua câu hỏi: “Qua Báo Phụ Nữ, các dì/các chị có thường gặp những thông tin liên quan đến bản thân, gia đình hay bạn bè của mình không?”, chúng tôi nhận được kết quả như sau: Thường xuyên gặp 14%; Thỉnh thoảng gặp: 39,7%; Hiếm khi gặp: 22%; Không bao giờ gặp: 17,7%; Không trả lời: 6,7%. (Hình 3)
Hình 3: Mức độ gặp thông tin liên quan đến bản thân, gia đình, bạn bè
Các chỉ số về thực trạng tiếp nhận thông tin liên quan đến bản thân, gia đình hay bạn bè của độc giả nữ, chúng tôi đánh giá theo hai cấp độ 1: mức độ có gặp: “Thường xuyên gặp” và “Thỉnh thoảng gặp”. Mức độ 2: “Hiếm khi” và “Không bao giờ gặp”. Như vậy, mức độ thông tin trên Báo Phụ Nữ tác động đến công chúng độc giả nữ có tỉ lệ khá cao. Mức độ một chiếm tỉ lệ 53,7% so với tỉ lệ 39,7% của mức độ 2, chưa kể 6,6% không trả lời. Kết quả này cũng cho thấy mức độ thông tin trên Báo Phụ Nữ gần gũi và liên quan
- trang 70 -
đến cuộc sống của công chúng độc giả nữ cũng như người thân, bạn bè của họ.
Phân nhóm theo ngành nghề, chúng tôi đã nhận được kết quả cụ thể hơn đối với các nhóm độc giả nữ ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Kết quả chúng tôi thu được: Nhóm cán bộ hưu trí: có tiếp nhận thông tin liên quan đến bản thân, gia đình và bạn bè cao nhất, chiếm tỉ lệ 75%; Nhóm công nhân: 65,8%; Nhân viên văn phòng: 65%; Nhóm Giảng viên - Giáo viên: 61,6%; Nhóm nội trợ: 61%; Nhóm Nông dân: 57,2%; Nhóm buôn bán: 53,3%; Nhóm Lao động tự do: 47,5%; Nhóm Sinh viên - Học sinh: 43,5%; Nhóm Doanh nhân: 35,3%; Thành phần khác: 33,3%. Mặc dù nhóm cán bộ hưu trí có tỉ lệ tiếp nhận thông tin cao nhất nhưng số liệu điều tra cho thấy ở mức độ cao nhất là “Thường xuyên gặp” thì nhóm nội trợ có chỉ số cao nhất với 22%, tiếp theo là nhóm công nhân: 21,1% và nhóm lao động tự do chiếm tỉ lệ 20%. Mức độ tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ đối với nhóm Doanh nhân có chỉ số thấp nhất.
Mức độ tiếp nhận những thông tin liên quan đến bản thân, gia đình hay bạn bè phân nhóm theo độ tuổi, chúng tôi cũng nhận được kết quả: Nhóm tuổi 26 - 35 có tỉ lệ tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ liên quan đến bản thân, gia đình hay bạn bè cao nhất với tỉ lệ 71,7%, tiếp theo là nhóm 56 - 65 tuổi tỉ lệ: 57,4%; nhóm 46 - 55: 56,5%; nhóm 36 - 45: 55,3%; trên 65 tuổi: 51,8%; nhóm 16 - 25 tuổi: 45,5%;
Phân nhóm theo địa bàn, chúng tôi nhận được kết quả sau: độc giả nữ tại huyện Hóc Môn có mức độ tiếp nhận thông tin liên quan đến bản thân, gia đình hay bạn bè với tỉ lệ cao nhất: 70%; quận Bình Thạnh: 67 %; quận 3: 36,5%. Trong đó, mức độ cao nhất là “Thường xuyên gặp” cũng xảy ra tại địa bàn huyện Hóc Môn với tỉ lệ 24,4%. Như vậy, công chúng độc giả nữ ở vùng
- trang 71 -
ngoại thành bắt gặp thông tin trên Báo Phụ Nữ có liên quan đến gia đình, bạn bè, người thân của họ nhiều hơn khu vực nội thành.
Để làm rõ thêm định lượng thu được, chúng tôi phỏng vấn thêm một số trường hợp:
Trường hợp 8: “Thông tin trên Báo Phụ Nữ là những câu chuyện rất đời thường, dễ bắt gặp xung quanh mình nên tính thuyết phục cao”. (Nữ 32 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ quận Bình Thạnh).
Trường hợp 9: “Khi gặp các vấn đề rắc rối trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, tôi hay tìm đọc Báo Phụ Nữ để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Những câu chuyện trên Báo Phụ Nữ như nói hộ tâm trạng của mình”. (Nữ: 41
tuổi, Biên tập viên, ngụ quận Bình Thạnh)
Trường hợp 10: “Tôi đọc Báo Phụ Nữ từ năm 16 tuổi và đến nay vẫn là độc giả trung thành của tờ báo. Tôi tìm hiểu cách giáo dục giới tính trên báo và những mẫu chuyện mà bạn bè cùng lứa tuổi tôi hay gặp phải, đó là những vấn đề cha mẹ hay né tránh”. (Nữ, 20 tuổi, sinh viên, ngụ Hóc Môn).