Việc sử dụng thông tin nhận được

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 76)

Theo tác giả Nguyễn Đức Luận, thước đo kết quả của báo chí không phải ở số lượng tin, bài đăng trên báo; số lượng phát hành báo chí mà cốt yếu ở chỗ công chúng tiếp nhận và làm theo như thế nào. Bản thân công chúng là người hiểu rõ hơn ai hết nội dung mà báo chí đã đáp ứng đầy đủ hay chưa đầy đủ, kịp thời hay chưa kịp thời, những yêu cầu thiết thực của mình; đồng thời mới khẳng định được những vấn đề báo chí nêu ra có phù hợp với chân lý hay không, chính họ mới đánh giá được cách diễn đạt của báo chí có sát với trình độ của công chúng hay không [21].

Mức độ tiếp nhận thông tin và hài lòng đối với thông tin là những chỉ số phản ánh tác động của thông điệp đối với công chúng truyền thông. Việc đo lường mức độ sử dụng thông tin đó đối với công chúng lại là dấu hiệu để nhận biết ảnh hưởng của thông điệp đối với thái độ, hành vi làm thay đổi nhận thức dẫn đến việc thay đổi hành vi. Đây là một quá trình dài, phức tạp nằm trong tổng thể của quá trình truyền thông. Vì vậy, đo lường mức độ sử dụng thông tin của công chúng vào thực tế cuộc sống chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Để đo lường mức độ sử dụng thông tin trên Báo Phụ Nữ vào thực tế cuộc sống của công chúng độc giả nữ, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Các dì/các chị có bao giờ áp dụng những thông tin của Báo Phụ Nữ vào cuộc sống của mình chưa?”, chúng tôi nhận được kết quả: (Hình 5)

- trang 75 -

Hình 5: Mức độ áp dụng thông tin vào cuộc sống

Kết quả khảo sát cho thấy, công chúng độc giả nữ có mức độ sử dụng những thông tin liên quan trên Báo Phụ Nữ có tỉ lệ khá cao. Cụ thể có tới 53,3% ý kiến trả lời có sử dụng thông tin trong khi chỉ có 23% trả lời chưa từng sử dụng; 17,3% không nhớ và 6,4% số người không trả lời.

Phân nhóm thống kê theo trình độ, nhóm độc giả có trình độ trung học phổ thông có áp dụng thông tin trên Báo Phụ Nữ vào cuộc sống nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 64,1%; nhóm tuổi từ 56 - 65 là nhóm có tỉ lệ áp dụng thông tin vào cuộc sống cao nhất với 66 % số người chọn trong khi đó nhóm tuổi trẻ nhất 16 - 25 là nhóm ít áp dụng thông tin trên Báo Phụ Nữ vào cuộc sống. Điều đáng ngạc nhiên là khi phân nhóm theo nghề nghiệp, chúng tôi nhận thấy ba nhóm độc giả có tỉ lệ áp dụng thông tin Báo Phụ Nữ vào cuộc sống nhiều nhất, lần lượt là: cán bộ hưu trí: 78,6%; nội trợ: 65,9% và nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ 62,5%. Trong khi đó, nhóm giảng viên - giáo viên có tỉ lệ áp dụng thông tin trên Báo Phụ Nữ vào cuộc sống ít nhất, chiếm tỉ lệ 42,9%.

3.2. Độc giả nữ luận bàn về tin tức trên Báo Phụ Nữ

Việc bàn luận, trao đổi tin tức trên các phương tiện truyên thông đại chúng chứng tỏ sự tham gia tích cực của công chúng vào quá trình truyền

- trang 76 -

thông cá nhân cũng như phản ánh cơ chế lây lan thông tin qua giao tiếp liên cá nhân. Trong quá trình truyền thông, công chúng sau khi thu nhận thông tin lại tiếp tục tham gia các giao tiếp liên cá nhân để trao đổi, bàn luận, phát tán và thu nhận thông tin từ những cá nhân khác khiến cho hiệu quả của các thông điệp truyền thông được phát tán nhanh, rộng. Những mối quan tâm của công chúng phản ánh thông tin được truyền tải có liên quan đến lợi ích xã hội của họ. Quá trình giao tiếp liên cá nhân có thể dễ bị nhiễu, tính chính xác của thông tin thấp hơn nhưng hiệu quả truyền thông trực tiếp lớn hơn, thu hút sự quan tâm, theo dõi của công chúng. Sự chia sẻ, trao đổi thông tin trực tiếp giữa cá nhân - cá nhân có tác dụng mạnh hơn, khắc sâu hơn trong nhận thức của công chúng.

Tác giả Mai Quỳnh Nam cho rằng: “Việc mở rộng khả năng tham gia của công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng làm cho công chúng không chỉ đơn thuần là đối tượng tiếp nhận các thông điệp được truyền tải mà hệ thống truyền thông đại chúng cũng trở thành diễn đàn thể hiện dư luận xã hội về những vấn đề phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quan tâm chung của quần chúng nhân dân. Đây chính là điều kiện cơ bản nhằm tạo nên các tương tác xã hội tích cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng” [25].

Với câu hỏi: “Các dì/các chị có bàn luận những thông tin đọc được trên Báo Phụ Nữ với ai không?”, với ba mức độ trả lời: Có - Không - Không nhớ, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Hình 6)

- trang 77 -

Hình 6: Mức độ bàn luận thông tin trên Báo Phụ Nữ

Như vậy, mức độ trao đổi thông tin của độc giả nữ trên Báo Phụ Nữ khá cao, chiếm tỉ lệ 68,3%, cao hơn gấp đôi so với tỉ lệ không trao đổi và không nhớ cộng lại: 25,7%, trong đó, chỉ có 16,7% số người không trao đổi thông tin của Báo Phụ Nữ và 9% số người không nhớ. Điều này cho thấy đặc điểm giới có tương tác với hoạt động theo dõi và phát tán tin tức và phù hợp với tâm sinh lý nữ giới: thích tán gẫu, trò chuyện, bàn tán.

Về nghề nghiệp, nhóm cán bộ hưu trí có tỉ lệ trao đổi, bàn bạc tin tức chiếm tỉ lệ cao nhất với 89,3%. Đây cũng là nhóm tiếp nhận thông tin trên Báo Phụ Nữ cao nhất với tỉ lệ 75%. Điều này chứng tỏ nhóm độc giả này có sự quan tâm và nhu cầu chia sẻ thông tin nhiều hơn do họ có nhiều thời gian hơn các nhóm độc giả khác.

Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa việc trao đổi tin tức liên quan đến trình độ học vấn và địa bàn cư trú.

- trang 78 -

3.2.1. Nội dung thông tin trên Báo Phụ Nữ được độc giả nữ trao đổi, bàn luận luận

Việc trao đổi, bàn luận tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh cơ chế lây lan thông tin thông qua giao tiếp liên cá nhân. Hoạt động giao tiếp cá nhân sau hoạt động giao tiếp đại chúng khiến cho hiệu quả của hoạt động truyền thông được phát tán, lan rộng, hiệu quả cao hơn. Nội dung thông điệp liên quan càng lớn đến lợi ích của công chúng mức độ lan rộng càng nhanh và càng thu hút sự quan tâm, theo dõi của công chúng. Theo tác giả Mai Quỳnh Nam: “Việc mở rộng khả năng tham gia của công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng làm cho công chúng không chỉ đơn thuần là đối tượng tiếp nhận các thông điệp được truyền tải, mà hệ thống truyền thông đại chúng cũng trở thành diễn đàn thể hiện dư luận xã hội về những vấn đề phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quan tâm chung của quần chúng nhân dân. Đây chính là điều kiện cơ bản nhằm tạo nên các tương tác xã hội tích cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng” [28].

Nữ giới thường được xem là những người thích nghe chuyện, bàn chuyện, tán gẫu, vì vậy với những nội dung thông điệp có liên quan đến lợi ích hoặc thông tin “nóng”, hấp dẫn càng được trao đổi, bàn luận nhiều hơn các đối tượng khác mặc dù thông tin này có thể bị “nhiễu” nhưng ngược lại thông tin được lan truyền và tạo được hiệu quả truyền thông trực tiếp.

Với câu hỏi: “Các dì/các chị thường trao đổi về nội dung nào trong các chuyên trang dưới đây?”, chúng tôi nhận được kết quả sau (Bảng 12)

- trang 79 -

Bảng 12: Nội dung thường trao đổi, bàn bạc

Thƣờng trao đổi nội dung chuyên trang nào

Tỉ lệ (%)

Hôn nhân - Gia đình 74.0

Sức khỏe 61.8

Thời sự - Chính trị - Xã hội 49.5

Thời trang – Làm đẹp 26.0

Hoạt động Hội PN 20.6

Văn hóa – Văn nghệ 15.2

Thị trƣờng – Tiêu dùng 14.2

Bạn đọc 5.4

Quốc tế 4.9

Quảng cáo 3.9

Tổng cộng 275.5

Tỉ lệ độc giả nữ bàn luận, trao đổi nhiều nhất vẫn là chuyên trang Hôn nhân - Gia đình, chiếm tỉ lệ 74%; Các chuyên trang được bàn luận nhiều tiếp theo gồm: Sức khoẻ: 61,8%; Thời sự - Chính trị - Xã hội: 49,5%; Thời trang - Làm đẹp: 26%; Hoạt động Hội: 20,6%; Văn hóa - Văn nghệ: 15,2%; Thị trường - Tiêu dùng: 14,2%; Bạn đọc: 5,4%; Quốc tế: 4,9% và Quảng cáo: 3,9%. Như vậy, chuyên trang Hôn nhân - Gia đình được bàn luận, trao đổi nhiều nhất. So sánh mức độ thường đọc các chuyên trang và mức độ bàn bạc, chúng tôi thấy có mối quan hệ tỉ lệ thuận. (Bảng 13)

- trang 80 -

Bảng 13: So sánh mức độ thường đọc và mức độ bàn bạc tin tức

Biểu đồ trên cho thấy quan hệ tỉ lệ thuận chặt chẽ và hợp lý giữa việc bàn luận, trao đổi tin tức với các chuyên trang công chúng độc giả nữ thường đọc. Chuyên trang được đọc nhiều cũng là chuyên trang được công chúng độc giả nữ bàn bạc, thảo luận nhiều.

Kết quả thông kê từ biến nhóm cho thấy, tỉ lệ người lựa chọn có trao đổi, bàn luận về vấn đề Thời sự - Chính trị - Xã hội có mối tương quan về độ tuổi và địa bàn cư trú. Nhóm người càng cao tuổi thì tỉ lệ bàn luận vấn đề này càng nhiều. Mặc dù vấn đề Hôn nhân - Gia đình và Sức khoẻ có tỉ lệ công chúng độc giả nữ đọc nhiều nhất, thích nhất nhưng Thời sự - Chính trị - Xã hội lại là vấn đề được nhóm công chúng độc giả nữ lớn tuổi quan tâm, trao đổi, thảo luận nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ, công chúng độc giả nữ lớn tuổi rất quan tâm tới thời cuộc và sự thẩm thấu thông tin về tình hình Thời sự -

- trang 81 -

Chính trị - Xã hội cao hơn, ý thức trách nhiệm xã hội cao hơn, họ không đứng ngoài thời cuộc, không bàng quan với những vấn đề gần gũi với đời sống hàng ngày. Càng lớn tuổi, nhóm công chúng này có mức độ quan tâm càng cao. Cụ thể: Nhóm tuổi 16 - 25, mức độ quan tâm của chiếm tỉ lệ 18,9%; Nhóm tuổi 26 - 35 tỉ lệ 25%; Nhóm 36 - 45 tuổi tỉ lệ 30,8%; Nhóm 46 - 55 tuổi tỉ lệ 35,9%; nhóm 56 - 65 tuổi tỉ lệ 36,5% và nhóm trên 65 tuổi tỉ lệ quan tâm trao đổi, bàn bạc thông tin về Thời sự - Chính trị - Xã hội là 56,4%.

Về địa bàn cư trú, vùng ngoại thành có tỉ lệ quan tâm đến vấn đề này ít hơn khu vực nội thành, cụ thể: huyện Hóc Môn có tỉ lệ công chúng độc giả nữ quan tâm, trao đổi, bàn bạc về Thời sự - Chính trị - Xã hội là 31%; quận Bình Thạnh có tỉ lệ 34% và quận 3 chiếm tỉ lệ 35%.

Các kết quả trên phản ánh xu hướng chung trong việc lựa chọn nội dung của công chúng cũng như sự khác biệt về tuổi tác, địa bàn cư trú ảnh hưởng đến nhu cầu, thị hiếu và nội dung thông điệp cụ thể của từng nhóm công chúng. Từ đó, những đánh giá, nhận xét của công chúng độc giả nữ với Báo Phụ Nữ vừa có những đặc điểm chung vừa có những khác biệt như đã phân tích.

Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan về mức độ bàn bạc, trao đổi của công chúng độc giả nữ đối các vấn đề khác cũng như mối tương quan về trình độ học vấn, nghề nghiệp...

3.2.2. Đối tượng độc giả nữ bàn bạc, trao đổi thông tin

Trong quá trình truyền thông, công chúng thường chia sẻ, trao đổi thông tin với những người có đồng quan điểm, những người gần gũi, thân mật hoặc có quan hệ như hàng xóm, họ hàng, đồng nghiệp… Việc trao đổi, bàn luận này phản ánh cơ chế lây lan thông tin qua giao tiếp liên cá nhân. Những

- trang 82 -

nhóm công chúng nhỏ này ảnh hưởng tới cách thức tiếp nhận và lý giải thông tin của cá nhân và ảnh hưởng tới thái độ, các ứng xử của họ đối với thông tin.

Với câu hỏi: “Các dì/các chị chia sẻ thông tin từ Báo Phụ Nữ với ai?”. Đây là câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời, chúng tôi nhận được kết quả: (Hình 7)

Hình 7: Đối tượng bàn luận, trao đổi thông tin

Kết quả, việc trao đổi, bàn bạc thông tin của Báo Phụ Nữ với những người trong gia đình có vai trò quan trọng nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất là 74,4%. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Giang cho thấy nam giới chọn bạn bè để bàn luận tin tức trong khi nữ giới tìm đến người thân trong gia đình để bàn luận. Việc trao đổi thông tin với đồng nghiệp vì có quan điểm gần tương đồng, không gian gần gũi và thuận tiện trong giao tiếp liên cá nhân. Tỉ lệ trao đổi, bàn bạc thông tin với đồng nghiệp của công chúng độc giả nữ xếp vị trí thứ hai với tỉ lệ 42,4%. Trao đổi hàng xóm (37,4%) và với những người có cùng mối quan tâm (36,7%) có tỉ lệ tương đối gần nhau. Báo Phụ Nữ là tờ báo của Hội Phụ Nữ nên nhóm công chúng làm công tác Hội, có cùng mối quan tâm cũng dễ dàng tìm gặp nhau ở nhiều vấn đề để bàn bạc, trao đổi, chiếm tỉ lệ 31%. Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ chọn lãnh đạo để bàn bạc, trao đổi thông tin là rất thấp, tỉ lệ 4,9% và chỉ có 3,9% không chia sẻ. Kết quả này một lần

- trang 83 -

nữa cho thấy đặc điểm giới có tương tác với hoạt động theo dõi và phát tán thông tin. Việc trao đổi, bàn bạc này cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của nữ giới với những đặc điểm như thích trò chuyện, bàn bạc, rỉ tai về những mối quan tâm chung.

Về tuổi tác, độc giả nữ nhóm tuổi trên 65 tuổi có mức độ chia sẻ, bàn bạc thông tin cao nhất, mức độ này tỉ lệ thuận khi phân nhóm theo nghề nghiệp, có 75,9% cán bộ hưu trí chia sẻ thông tin trên Báo phụ Nữ. Nhóm tuổi 16 - 25 có tỉ lệ chia sẻ thông tin ít nhất, tỉ lệ 56,8% . Phân nhóm theo trình độ học vấn, tỉ lệ chia sẻ thông tin cao dần theo trình độ học vấn. Cụ thể: Nhóm trình độ tiểu học có tỉ lệ chia sẻ thông tin: 10,5%; trung học cơ sở: 14,5%; trung học phổ thông: 33,3%; đại học: 38,2%, sau đại học: 50%. Điều này cho thấy mức độ thẩm định thông tin để chia sẻ phù thuộc vào trình độ học vấn, học vấn càng cao mức độ chia sẻ thông tin càng nhiều.

Như vậy, giao tiếp trong gia đình của công chúng độc giả nữ của Báo Phụ Nữ có vai trò quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số mẫu điều tra (74,4%), chia sẻ thông tin trong quan hệ đồng nghiệp chiếm vị trí thứ hai với 42,4% và giao tiếp với hàng xóm chiếm tỉ lệ khá cao là 37,4%. Việc lựa chọn đối tượng để chia sẻ thông tin phản ánh khá rõ nét đặc điểm giới tính của phụ nữ. Gia đình - đồng nghiệp - xóm làng vẫn là trục chính trong mối quan hệ của nữ giới và vai trò của người phụ nữ Việt Nam dù thời đại nào cũng có những ảnh hưởng nhất định trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

3.2.3. Mức độ trao đổi giữa toà soạn với độc giả nữ

Từ việc trao đổi, bàn luận thông tin trên Báo Phụ Nữ đối với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người có đồng quan điểm, lãnh đạo cấp trên hoặc hàng xóm…công chúng độc giả sẽ tiến thêm một bước là liên

- trang 84 -

lạc với tòa soạn dưới nhiều hình thức: cung cấp tin, bài, hình ảnh hoặc trình

Một phần của tài liệu Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và công chúng độc giả nữ (nghiên cứu trường hợp độc giả nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)