Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình văn nghệ trên HTV 1 Về nhân lực

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82 - 84)

Ca nhạc trẻ Vầng trăng cổ

3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình văn nghệ trên HTV 1 Về nhân lực

3.3.1. Về nhân lực

Ngành truyền thông, báo chí, trong đó có truyền hình có tác động lớn lao trong xã hội. Những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Truyền hình Việt Nam chỉ có mấy kênh chính thống, giờ đã thành một hệ thống, mạng lƣới có đến hàng trăm đơn vị, nhiều tầng cấp (trung ƣơng, khu vực, tỉnh, thành phố...), nhiều loại (các kênh chính thống, các kênh truyền hình cáp, các kênh kỹ thuật số, các kênh 3D)... Nội dung của truyền hình cũng ngày càng phong phú và hấp dẫn hơn.

Song, nhân lực đôi khi không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của ngành truyền thông này do yêu cầu đòi hỏi về chất lƣợng nội dung cũng nhƣ hình thức thể hiên ngày càng cao của khán giả.

Truyền hình cũng nhƣ ở các lĩnh vực khác, yếu tố con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu. Chiến lƣợc về con ngƣời là chiến lƣợc khôn ngoan và hiệu quả nhất. chiến lƣợc đó bao gồm quy hoạch và tổ chức có hệ thống đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ làm báo chí nói chung, làm công tác truyền hình nói riêng. Việc đào tạo này phải diễn ra ở cả phía mô hình tổ chức lẫn nội dung chƣơng trình. Bên cạnh đó, những cán bộ làm trong lĩnh vực truyền thông phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí của ngƣời làm báo. Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có kiến thức sâu rộng đáp ứng đƣợc nhịp độ của thông tin thời nay cũng nhƣ có một thể lực tốt để chạy đua cùng các chƣơng trình liên tiếp diễn ra. Ngƣời làm truyền hình cũng cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, trong sáng, trung thực, gắn bó với cơ sở, với cuộc sống của nhân dân.

85

Đặc biệt, trong sự phát triển ngày cành nhanh của truyền thông, ngƣời làm truyền hình phải tích hợp cho mình nhiều kỹ năng và tri thức khác nhau trong cuộc sống, có sự linh hoạt cần thiết để thích ứng và vận dụng những ƣu thế của công nghệ mới.

Ngƣời làm truyền hình cũng cần phải tuân thủ những quy tắc nhất định trong các khâu sản xuất chƣơng trình. Đó là những yếu tố mang tính chất thƣờng xuyên và lâu dài.

Bên cạnh đó, tuy vào từng giai đoạn mà ngành truyền hình phải vận dụng linh hoạt các giải pháp tình thế để nâng cao kiến thức chuyên môn cho các ngƣời làm chƣơng trình. Trong thời gian, HTV cũng là đơn vị đi đầu trong việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng cho cán bộ, ngƣời trực tiếp sản xuất chƣơng trình. Nhƣng để xứng đáng với vị trí là một đài truyền hình địa phƣơng mang tính chất khu vực, HTV cần tiếp tục thực hiện các khóa đạo tạo nhƣ:

- Thƣờng xuyên tổ chức những buổi trao đổi nghề nghiệp trong đơn vị để ngƣời cũ giúp ngƣời mới, ngƣời giỏi giúp ngƣời còn yếu, trao đổi rút kinh nghiệm về những việc đã làm. Nội dung trao đổi phải gắn liền với yêu cầu công việc thực tế hằng ngày của đơn vị.

- Những nơi có điều kiện, có thể tổ chức những lớp chuyên môn vừa làm vừa học. Ngƣời dạy có thể mời giáo viên khoa báo chí ở các trƣờng đại học, mời các nhà báo lão thành, các nhà báo giỏi và cũng có thể ngƣời trong đơn vị có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm chuyên môn.

- Tham dự các lớp học ngắn hạn về nghiệp vụ truyền hình hiện đại.

- Cần coi trọng khen thƣởng kịp thời những cá nhân hoặc nhóm công tác làm việc tốt hoặc có những tiến bộ nhanh về tay nghề.

Ngoài ra, những ngƣời làm truyền hình văn nghệ cũng cần có những kiến thức sâu, chắc về về bản sắc văn hóa Nam Bộ. Thƣờng xuyên tìm tòi, bổ sung, và giữ lại những nét đẹp văn hóa nơi đây.

86

Nên có thêm những phƣơng thức để tiếp cận giao lƣu với khán giả, thăm dò ý kiến của khán giả để thay đổi nội dung và hình thức truyền tải cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại mới.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)