Thể nghiệm tích cực từ phía khán giả xem truyền hình

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 79)

Ca nhạc trẻ Vầng trăng cổ

3.1.2. Thể nghiệm tích cực từ phía khán giả xem truyền hình

Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí địa phƣơng không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách mà

78

còn định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng cho nhân dân trƣớc các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.

So với các đài, báo Trung ƣơng và của ngành, báo đài địa phƣơng có lợi thế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phƣơng, đi sâu vào từng đối tƣợng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng một cách trực tiếp.

Mỗi địa phƣơng đều có những truyền thống và đặc điểm riêng về đời sống kinh tế - xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý của công chúng báo chí. Công chúng địa phƣơng thích đọc báo, nghe đài địa phƣơng trƣớc hết vì họ luôn luôn muốn biết đƣợc những thông tin của địa phƣơng mình, những thông tin đã và đang diễn ra xung quanh mình. Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí này.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân, báo chí địa phƣơng giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phƣơng diện, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phƣơng.

Đó chính là những ƣu điểm mà báo chí địa phƣơng, trong đó có HTV đang có đƣợc. Theo đó, tác động tích cực của văn hóa bản địa đối với khán giả xem truyền hình chính là ở góc độ khán giả nhận thức đƣợc những gì qua các chƣơng trình truyền hình.

Khán giả - những ngƣời vốn có trình độ văn hóa nhất định để tiếp nhận chƣơng trình, hiểu chƣơng trình và yêu thích chƣơng trình. Nếu văn hóa bản địa bồi đắp cho ngƣời làm truyền hình chất liệu để xây dựng tác phẩm truyền hình thì đối với khán giả, văn hóa bản địa cũng có tác động tích cực thông qua các chƣơng trình đó. Tác động đó chính là thái độ, là nhận định sau khi khán giả theo dõi xong chƣơng trình.

Xã hội càng ngày càng phát triển, trình độ dân trí càng cao, sự hình thành nhân cách lối sống văn hóa của con ngƣời chịu nhiều ảnh hƣởng của yếu tố truyền thông. Vì thế, truyền thông cần trang bị một hệ thống tri thức văn hóa

79

phong phú và đa dạng để tạo thói quen tốt. Hình thành dƣ luận xã hội lành mạnh, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách đời sống tinh thần của con ngƣời và xã hội. Dựa vào lợi thế đặc biệt của mình, truyền hình có khả năng đƣa các nhân tố bản địa vào văn hóa tinh thần, nhân văn thấm sâu vào các chƣơng trình ca hát, giao lƣu nghệ thuật,….

Ví dụ nhƣ trong chƣơng trình sử dụng những lời lẽ ngôn ngữ bản địa, giống nhƣ cách khán giả hay nói ngoài đời thì ngƣời xem cảm thấy thải mái và đánh giá tốt chƣơng trình ấy. Nếu chƣơng trình sử dụng từ ngữ nào họ thấy hay, họ sẽ dùng từ đó vào những trƣờng hợp tƣơng tự ở ngoài đời. Hoặc với mỗi chƣơng trình, khán giả sẽ vận dụng những kiến thức mà mình có để hiểu rõ hơn ý đồ của chƣơng trình, hiểu chƣơng trình một cách trọn vẹn hơn.

Với mỗi khán giả, kiến thức văn hóa đƣợc bồi đắp qua quá trình giao lƣu, học hỏi và giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó truyền hình cũng là một công cụ hữu ích trọng việc học hỏi này. Với mỗi nét mới khai thác đƣợc trong truyền hình, kiến thức văn hóa đó sẽ thấm sâu trong tâm trí mỗi khán giả, bằng cách nay hay cách khác, họ sẽ nhớ để nếu lần sau cần phải sử dụng hoặc cần dựa vào đó hiểu thêm vấn đề khác.

Tuy khán giả mỗi ngƣời mỗi ý thích khác nhau, song xét về mặt văn hóa thì sở thích các vùng miền lại chung nhau ở những nét cơ bản. Điều này không đƣợc quy định bởi ai mà bởi chính lớp văn hóa bản địa quy định cấu thành. Không đơn thuần mà ngƣời miền Nam lại yêu tích các thể loại kịch ca nhạc, sân khấu, cải lƣơng trong khi ngƣời miền Bắc lại ƣa thích các chƣơng trình chèo tuồng, kịch nói. Cách thƣởng thức của họ đƣợc quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hóa bản địa là câu trả lời thuyết phục nhất. Bởi mỗi con ngƣời đƣợc nỗi dƣỡng trong môi trƣờng văn hóa khác nhau, ngƣời miền Nam khi học nói thì đã biết những vở cải lƣơng nổi tiếng, ngƣời Bắc sinh ra trong văn hóa các điệu Chèo. Sống trong không gian văn hóa riêng đó, mỗi ngƣời đều cảm nhận nét đặc sắc và yêu thích từ khi nào không rõ. Chính vì thế, việc tiếp nhận chƣơng trình

80

truyền hình có thực sự hiệu quả không là do yếu tố văn hóa bản địa tác động rất lớn.

Qua đó, mỗi chƣơng trình truyền hình lại có sự tác động hiệu quả khác nhau đối với từng vùng khán giả. Các chƣơng trình truyền hình về văn nghệ của HTV cũng vì thế mà nhận đƣợc sự đón tiếp nhiệt tình hơn từ phía khán giả của Nam Bộ. Bởi khán giả ở đây dễ dàng hiểu những gì chƣơng trình truyền tải cho họ, tiếp nhận và sử dụng những thông tin đó cho cuộc sống hàng ngày.

Từ những gì mà khán giả nhận thức đƣợc thông qua các chƣơng trình văn hóa – văn nghệ sẽ khiến cho khán giả đồng tình với thông điệp chƣơng trình đƣa ra.

Ví dụ: Chƣơng trình “Chuông vàng vọng cổ” sau những ca cảnh, những bài cổ truyền thống, những hình ảnh về phƣơng thức thể hiện là thông điệp: gìn giữ nét văn hóa đờn ca tài tử - cải lƣơng. Một văn hóa truyền thống lâu đời mang tính đặc trƣng của vùng Nam Bộ.

Khi xem chƣơng trình này, khán giả có thể chƣa thuộc lời ca, chƣa thuộc hết điệu nhạc. Khán giả cũng có thể chƣa biết đến nguồn gốc của loại hình văn hóa này, hay đơn giản hơn là sự ra đời – hoàn cảnh của từng tác phẩm. Nhƣng sau những phần giới thiệu, qua sự thể hiện của từng nghệ sỹ, những điều đó họ sẽ nắm bắt đƣợc. Lặp đi lặp lại qua nhiều chƣơng trình, với những sự thể hiện khác nhau, khán giả sẽ nhớ. Và tất nhiên, đối với bản tính của ngƣời Nam Bộ, họ sẽ ngân nga những câu hát đó, sẽ tác động vào những ngƣời xung quanh và sự truyền thông riêng biệt đó sẽ lan rộng, tác động vào ý thức gìn giữ, bảo tồn loại hình văn nghệ truyền thống này. Đó chính là mặt tích cực của các chƣơng trình truyền hình văn nghệ mà HTV hƣớng tới.

81

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)