Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 40)

40

“Ở Việt Nam, truyền hình ra đời khá muộn so với nhiều nƣớc trên thế giới. Ngày 7-9-1970 đƣợc đánh giá là mốc ra đời của ngành truyền hình Việt Nam. Tiềm năng của truyền hình rất lớn, tuy ra đời muộn hon so với báo in và phát thanh nhƣng truyền hình đã thực sự trở thành phƣơng tiện truyền thông đại chúng thu hút đông đảo công chúng khán giả, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình không thể thiếu trong mỗi gia đình” [26].

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là đài truyền hình do nhà nƣớc Việt Nam quản lý, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tên viết tắt của đài là HTV lấy từ tiếng Anh Ho Chi Minh City Television và tên này có trong biểu trƣng của đài.

Đối tƣợng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Hiện tại HTV đang thực hiện việc mở rộng vùng phủ sóng ở các tỉnh, thành nhằm phục vụ đông đảo nhân dân tất cả Việt Nam. (Hiện nay các tỉnh ở Việt Nam không có sóng analogue HTV, có thể xem HTV qua vệ tinh; cable (HCTV, VCTV, DTH); DVB-T (VTC) và HTV online).

HTV trực tiếp sản xuất 3 kênh truyền hình quảng bá, 4 kênh truyền hình kỹ thuật số và 13 kênh truyền hình cáp.

“Trong các chƣơng trình tin tức, giải trí của mình, HTV mua bản quyền từ nhiều hãng truyền hình khác nhau nhƣ: Reuters, AP, BBC, Discovery Channel và nhiều hãng khác” [40].

“Tiền thân của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là Đài truyền hình Giải phóng bắt đầu phát sóng từ ngày 1 tháng 5 năm 1975. Trƣớc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Đài truyền hình Sài Gòn (Việt Nam Cộng Hòa), thành lập năm 1965, phát sóng đầu tiên ngày 7 tháng 2 năm 1966 và lần cuối cùng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Thời điểm đó tại Sài Gòn có hai đài truyền hình sát cạnh nhau ngay khu trung tâm: đài truyền hình của quân đội Mỹ (kênh 7) và đài truyền hình Sài Gòn (kênh 9). Trong khi ở miền Nam lúc đó có tới năm đài truyền hình (Sài

41

Gòn, Cần Thơ, Huế, Nha Trang, Qui Nhơn) thì ở miền Bắc truyền hình chƣa hết giai đoạn thử nghiệm”[40].

Sau khi tòa nhà trung tâm đƣợc khánh thành vào đầu năm 2006, với thiết bị, công nghệ hiện đại, đài truyền hình này đang từng bƣớc chuyển sang kỹ thuật số và một nguồn nhân lực giỏi. HTV đang cố gắng phấn đấu để trở thành một tập đoàn truyền thông lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á. HTV hiện là một trong hai đài truyền hình lớn nhất Việt Nam sau Đài truyền hình Việt Nam.

Mặc dù là đài truyền hình lớn nhƣng thực tế, HTV vẫn là đài truyền hình địa phƣơng, phản ánh thông tin chính khu vực Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, HTV vẫn giữ vai trò là một đài truyền hình phản ánh thông tin mọi mặt của Thành phố Hồ Chí Minh, với đầy đủ các chức năng của một cơ quan báo chí đặt tại địa phƣơng.

Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh các cơ quan báo của Trung ƣơng, còn có hệ thống báo chí của các địa phƣơng. Báo chí địa phƣơng là một bộ phân quan trọng cấu thành nền báo chí cách mạng Việt Nam.

“Ở các địa phƣơng, hệ thống các báo đảng do Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo quản lý, còn các đài phát thanh, truyền hình do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý. Các cơ quan báo chí này làm nhiệm vụ không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách mà còn định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng cho nhân dân trƣớc các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. HTV cũng bao hàm đầy đủ các yếu tố đó” [41].

Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng, những năm qua, HTV đã không ngừng đổi mới, cải tiến các chuyên mục, chƣơng trình…phù hợp với nhu cầu của công chúng, góp phần to lớn trong việc động viên tinh thần thi đua lao động, làm việc, học tập trong các tầng lớp nhân dân. Cổ vũ những nhân tố mới, những điển hình tiến

42

tiến, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng; đem đến cho công chúng địa phƣơng những thông tin bổ ích, thiết thực, gắn với cuộc sống hàng ngày của họ.

So với các đài truyền hình trung ƣơng, HTV có lợi thế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phƣơng, đi sâu vào từng đối tƣợng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng một cách trực tiếp.

Mỗi địa phƣơng đều có những truyền thống và đặc điểm riêng biệt về đời sống kinh tế - xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý của công chúng báo chí. Công chúng địa phƣơng thích báo chí ở tại địa phƣơng mình vì họ luôn luôn muốn biết đƣợc những thông tin của địa phƣơng mình, những thông tin đã và đang diễn ra xung quanh mình. Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí ở địa phƣơng.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân, báo chí địa phƣơng giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đối mới về mọi phƣơng diện, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phƣơng.

Với những yếu tố đó HTV vừa mang tính chất là đài truyền hình khu vực vừa là một đài truyền hình địa phƣơng với những phản ánh mọi mặt về Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ. Và chính điều này khiến HTV trở thành Đài truyền hình nắm rõ nhất bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ trong hệ thống các đài truyền hình ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)