- Phim tài liệu:
Các chƣơng trình văn nghệ của HTV xuất hiện trong “Phim tài liệu” phát sóng lúc 9h10 và “tác giả - tác phẩm” phát sóng lúc 22h00 ngày thứ 5 hàng tuần.
- Ca nhạc:
Là hình thức thể hiện các tác phẩm ca nhạc kết hợp với nhau, thƣờng có chung một chủ đề. Các chƣơng trình văn nghệ của HTV xuất hiện trong nhiều chƣơng trình trên kênh HTVC Ca nhạc, Kênh HTVC Thuần Việt, “Tài tử Cải lƣơng”, “ca nhạc dân tộc”..v.v..
- Gameshow:
Trò chơi truyền hình (hay game show) là một dạng hoạt động văn hóa, giải trí đƣợc hình thành sau khi truyền hình trở thành một phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Trò chơi truyền hình gồm rất nhiều loại hình nhƣ: trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm... nhƣng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình.
Phần lớn các trò chơi truyền hình thƣờng đƣợc thực hiện tại trƣờng quay của đài truyền hình hoặc trong một diện tích hẹp phù hợp với hoạt động thu hình, do đó số lƣợng ngƣời chơi thƣờng không lớn. Các chƣơng trình văn hóa - văn nghệ của HTV xuất hiện trong các Gameshow nhƣ Trúc xanh (phát sóng 20h thứ 4 hàng tuần trên HTV9), Chuông vàng vọng cổ ( phát sóng mỗi tuần 1 số vào tháng 10 hàng năm trên HTV9, HTV7), Vầng trăng cổ nhạc (Phát sóng 11h10 thứ 7 hàng tuần trên HTV9)..v.v..
Tuy nhiên, tất cả các hình thức thể hiện của thể loại truyền hình về thực chất có một điểm chung là sử dụng ngôn ngữ khác biệt so với các loại hình báo chí khác, đó là ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh.
Một ƣu thế của truyền hình chính là đã truyển tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in, ngƣời đọc chỉ tiếp nhận bằng con đƣơng thị giác, phát thanh bằng con đƣờng thính giác, ngƣời xem truyền hình tiếp cận sự kiện
59
bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu ngƣời ta thấy 70% lƣợng thông tin co ngƣời thu đƣợc là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phƣơng tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con ngƣời trƣớc sự kiện [26].
Khán giả truyền hình tiếp nhận tác phẩm bằng thị giác và thính giác , trong đó thị giác chiếm ƣu thế chủ đạo. Chính vì có ngôn ngữ “hình ảnh động” nên khán giả có thể theo dõi các chuyển động, hành động một cách liên tục, từ đó truyền hình có ƣu thế về sức thuyết phục hơn hẳn các loại hình báo chí ra đời trƣớc đó.
“Hình ảnh động” còn tạo ra sức thuyết phục, sự tin tƣởng từ phía ngƣời xem, do vậy đã đem lại hiệu quả về cảm xúc rất cao.
Chính những hình ảnh thực xuất hiện trên màn ảnh, khán giả có thể thấy tà áo bà ba quen thuộc, khăn rằn vắt cổ; Thấy hình ảnh vào mùa lụt ngƣời nông dân đƣa nƣớc ngọt và phù sa vào ruộng, rửa phèn ở vùng trũng, đánh bắt thuỷ sản. Thấy nghề nuôi cá bè trên sông phát triển ở Đồng Nai, Châu Đốc...; Thấy hình ảnh các trung tâm giao thƣơng lớn của vùng đều đƣợc hình thành ven bờ sông rạch, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá: Nông Nại Đại phố, Mỹ Tho Đại phố, Sài Gòn, Cần Thơ...hiện hữu trên màn ảnh nhỏ; Thấy ở Thất Sơn, có chùa Phật Lớn lâu đời, có tƣợng Phật Di Lặc đƣợc sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nƣớc; Thấy Nhà nổi trên sông nƣớc là nơi cƣ trú đồng thời là phƣơng tiện mƣu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đƣờng sông, buôn bán ở các chợ nổi, bán sỉ và bán lẻ trên sông..v.v…
Về hình ảnh là vậy, còn về ngôn ngữ, các chƣơng trình văn nghệ của HTV cũng có đặc trƣng riêng khi sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng. Vừa dễ hiểu cho khán giả trong khu vực, vừa mang lại sự đặc trƣng riêng và cũng là một nét đặc sắc văn hóa mà không vùng miền nào có đƣợc.
Trong cuốn "Phong cách học tiếng Việt" (NXB Giáo dục-1995) tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Nguyễn Thái Hòa đã có nhận xét về một số lớp từ,
60
trong đó có lớp từ địa phƣơng so với từ toàn dân là những "lớp từ giàu màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ ngữ đồng nghĩa hoặc tƣơng đồng về ý nghĩa" (trang 165).
Các từ ngữ địa phƣơng luôn mang đậm dấu ấn riêng về lời ăn tiếng nói của một cộng đồng ngƣời gắn liền với một vùng đất, vì thế chúng làm cho câu văn có sắc thái mới lạ, đôi khi khá giàu sức gợi.
Các từ ngữ địa phƣơng có thể gặp trong ngôn ngữ của tác giả cũng nhƣ trong ngôn ngữ nhận vật. Dễ dàng nhận thấy là trong ngôn ngữ nhân vật, từ ngữ địa phƣơng đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng về mọi phƣơng diện trong ngôn ngữ tác giả.
Tìm hiểu chung về đặc điểm ngữ âm của phƣơng ngữ Nam Bộ - yếu tố ảnh hƣởng lớn đến giọng nói ( lời hình, lời ca) để truyền tải tác phẩm truyền hình trên sóng. Ngữ âm Nam Bộ đƣợc tính từ các tỉnh Bình Phƣớc, Tây Ninh đến Cà Mau. Phƣơng ngữ Nam Bộ có những nét khác biệt so với phƣơng ngữ Bắc Bộ hay Trung Bộ, mà những phƣơng ngữ khác khó xâm nhập. Nếu ở miền Bắc tiếng Hà Nội khác tiếng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…thì ở Nam Bộ tiếng Sài Gòn ( TP HCM) và tiếng 13 tỉnh thành trong khu vực nói chung không khác nhau là mấy. Nghĩa là chúng có sự thống nhất tƣơng đối cao. Nếu phần lớn các tình miền Bắc cọi cái “bát”, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là cái “đọi”, thì ở Nam Bộ gọi là cái chén. Nếu ở các tỉnh phía Bắc gọi cha – mẹ, bố - mẹ, thầy –u, nơi gọi là cậu – mợ, bố - bầm, thầy – bu, ải – êm ( tiếng dân tộc Thái)…thì ngƣời Nam Bộ gọi chung là ba – má, tía – dú. Ngƣợc lại, có một số từ ngữ ở miền Bắc, miền Trung gọi bằng một tên, nhƣ: thuyền hay đò thì ở Nam Bộ lại có nhiều cách gọi tên khác nhau để chỉ rõ đặc trƣng, công dụng, kích cỡ của mỗi loại khi tham gia giao thông đƣờng thủy ( bởi đặc trƣng của Nam Bộ là có hệ thống giao thông đƣờng thủy chằng chịt các sông, ngòi), nhƣ: tàu, ghe. Riêng “ghe” có tới hơn chục tên gọi khác nhau để phân biệt nhƣ: ghe chài, ghe be, ghe bầu, ghe củi, ghe cửa, ghe giàn, ghe lồng, ghe lƣờn, ghe ngo, ghe tam bản, rồi xuống ba lá, võ lãi, tắc rang, trẹt..v.v…
61
Nhƣ vậy cũng để thấy các ngữ âm, từ ngữ của Nam Bộ vô cùng phong phú và mang dấu đặc trƣng riêng của vùng đất này.
Phƣơng ngữ Nam Bộ có tính kế thừa và bổ sung ngôn ngữ chung, nhƣng vẫn mang sắc thái riêng. Từ đó, các chƣơng trình truyền hình của HTV nói chung và các chƣơng trình truyền hình về văn hóa nói riêng đều sử dụng những ngữ âm, từ ngữ nhƣ vậy trên sóng truyền hình.
Ví dụ: Trong chƣơng trình “Tạp chí văn nghệ” phát sóng trên HTV9, có phóng sự giới thiệu về vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với các câu hò, tác giả phóng sự đã đƣa câu: “Con sông này với những nước lớn, nước ròng” để chỉ đặc điểm nƣớc lên xuống ngày 2 lần ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, bên cạnh từ đó, còn có rất nhiều từ để diễn tả nội dung này nhƣ: Nƣớc rong, nƣớc kém, nƣớc đứng, nƣớc nhửng, nƣớc ƣơng, nƣớc đổ, nƣớc ngập, nƣớc nổi, nƣớc quay, nƣớc lụt, nƣớc giựt, nƣớc rút, nƣớc chảy, nƣớc trôi, nƣớc nhảy, nƣớc bò…Riêng nƣớc ròng còn đƣợc phân biệt: nƣớc ròng cạn, nƣớc ròng sát, nƣớc ròng rặc, nƣớc ròng kiệt, hay còn gọi tắt là nƣớc cạn, nƣớc sát, nƣớc rặc, nƣớc kiệt. Thời điểm nƣớc đứng phƣơng ngữ Nam Bộ gọi còn gọi là “nƣớc nhửn”..v.v…Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 mùa gió Tây Nam và Đông Nam, phƣơng ngữ gọi là gió Nồm và gió Chƣớng ( Nồm xuôi dòng và Chƣớng ngƣợc dòng), còn cửa sông thì ngƣời Nam Bộ gọi là Vàm.
Có những phƣơng ngữ vùng này đi sâu vào tiềm thức ngƣời dân mà các biên tập viên của HTV thƣờng sử dụng trong các chƣơng trình văn nghệ nhƣ: cà nhúng, cà nhắc, cà chớn cà cháo, cà khịa, cà rịch cà tang…(thƣờng xuất hiện nhiều hơn trong các vở kịch, ca kịch, tài tử cải lƣơng, ca nhạc)
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa, thủy sản và trái cây vì thế, những danh từ liên quan đến nông sản, nông cụ, thủy sản cực kỳ phong phú. Đơn cử những từ liên quan tới cây lúa thôi cũng khiến nhiều ngƣời thán phục nhƣ: gốc lúa gọi là “rạ”, thân lúa thu hoạch xong gọi là “rơm”, nơi hạt lúa dính vào gọi là “gié”. Lúa tròn mình gọi là trỗ “đòng đòng”, vỏ lúa gọi là “trấu”, hạt gạo bị
62
mẻ ra gọi là “tấm”,..v.v…Hoặc ngoài Bắc nói “đẻ” hay “sinh” thì trong Nam lại gọi là “sanh”. Chính sự khác lạ này đã tạo nên cho cách nói của ngƣời Nam Bộ có sự hấp dẫn riêng, thu hút không chỉ ngƣời Bắc, ngƣời Trung mà còn cả ngay với ngƣời Nam Bộ.
Ngôn ngữ Nam Bộ có đặc trƣng là tính rút ngắn – nghĩa là chỉ cần nói ngắn gọn chứ không cần diễn dải dài dòng. Chính yếu tố này chi phối các xây dựng chƣơng trình truyền hình khá nhiều, và mang đến cho khán giả một chƣơng trình bình dân, giản dị và thật dễ hiểu. Tìm cách nói góp lại cho nhanh là cách nói phổ biến. Ngƣời dân đi chợ ngƣời bán cá bao tiền 1 kg, mà chỉ vào rổ cá hỏi “nhiêu” hoặc “bi nhiêu”. Từ đó hình thành cách nói: ế cum vậy nè, bự trản thấy sợ, bành ky luôn, đẹp hết biết, hay hết xẩy, trúng ngay phóc, đụng ngay boong, nói ngay tróc, ngon hết ý…..nghĩa là chỉ cần nói chừng đó, không cần mất công diễn tả, diễn giải thêm làm gì mà ngƣời nghe vẫn hiểu hết ý.
“Ngôn ngữ Nam Bộ là yếu tố tác động mạnh mẽ đến phƣơng diện hình thức của chƣơng trình truyền hình. Hiểu rõ ngôn ngữ Nam Bộ mới thấy tác động của văn hóa bản địa nói chung, ngôn ngữ Nam Bộ nói riêng đến các chƣơng trình truyền hình là không nhỏ. Do đặc điểm của ngƣời dân Nam Bộ là “ăn ngay nói thẳng” nên những từ ngữ, hình ảnh của họ dùng mang tính hình tƣợng rất cao để dễ diễn đạt ý muốn nói” [19]. Đây là nét chính mà lúc nào họp giao ban, ban biên tập HTV thƣờng nhấn mạnh để lƣu ý, nhất là với các PTV của chƣơng trình. Cách đọc lên giọng xuống giọng khi thể hiện bản tin, cách đọc nhấn chữ hay nhẹ nhàng, tất cả đều có ẩn ý của ngƣời biên tập. Linh hồn của chƣơng trình đƣợc ngƣời đọc truyền tải qua âm thanh, âm thanh lại bị quy định bởi sắc màu ngôn ngữ Nam Bộ. Vì thế, truyền hình rất có lợi thế khi vừa giao tiếp với ngƣời xem bằng cả hình ảnh và âm thanh. Nắm đƣợc những nét đặc trƣng của ngôn ngữ Nam Bộ mới thấy ngôn ngữ truyền hình HTV dựa trên nền này mà phát triển, mà xây dựng các chƣơng trình.
63
Một yếu tố nữa cần nhắc đến trong việc thể hiện hình thức của các chƣơng trình truyền hình văn nghệ, đó chính là trang phục.
Về Phát thanh viên nữ thì thƣờng chọn áo dài, áo ba ba quấn khăn rằn. Nam Phát thanh viên tùy từng chƣơng trình mà có sự xuất hiện với áo sơ mi, vest, hay áo ba ba cổ điển. Do đó, bất kỳ khán giả nào cũng thấy có cảm tình với những nữ PTV áo dài duyên dáng. Bên cạnh đó, là các chƣơng trình mang tính chất văn nghệ nên những nghệ sỹ xuất hiện cũng thƣờng bận áo truyền thống đặc trƣng. Với ca nhạc Việt thƣờng diện áo dài, áo ba ba, với các tiết mục của ngƣời phụ nữ Chăm thì diện trang phục áo dài Chăm, đội khăn để che kín tóc.
Hình ảnh trang phục truyền thống đƣợc xuất hiện trong các chƣơng trình cũng là một cách để truyền tải tới khán giả giá trị trang phục truyền thống, góp phần gìn giữ thêm một nét văn hóa đặc trƣng của các tộc ngƣời vùng Nam Bộ.
Ngoài việc tìm phƣơng thức truyền tải thông tin, thông điệp của ngƣời làm truyền hình đến với khán giả, một khía cạnh khác cũng không thể thiếu đƣợc khi tạo nên thành công, đó là những hậu trƣờng phía trong màn ảnh. Khi xem chƣơng trình, nếu có những hình ảnh đẹp, ngoài việc những ngƣời quay phim đã lựa chọn, chớp lấy cơ hội khi diễn ra sự việc, những xử lý hậu trƣờng cũng là yếu tố quan trọng. Việc thay đổi cách thể hiện có không ít công sức của những ngƣời làm kỹ thuật dựng hình ảnh, điều này phải thay đổi thƣờng xuyên, ở mỗi chƣơng trình dù có cấu trúc giống nhau song cách sử lý phải khác nhau để tránh mang đến sự nhàm chán cho khán giả.
2.4. Công chúng TP HCM tiếp nhận các chƣơng trình văn nghệ trên HTV 2.4.1. Khảo sát công chúng TP HCM