Những phong tục tập quán, những ngày lễ hội tƣng bừng, những ký ức lịch sử không thể phai mờ, những loại hình nghệ thuật độc đáo..v..v…rất cả là những chất liệu quý báo cho các chƣơng trình văn nghệ sẽ đƣợc xây dựng trên truyền hình. Dựa vào chất liệu ấy, ekip thực hiện sẽ lựa chọn cách làm, thể loại báo chí nào phù hợp với nội dung để truyền tải đến ngƣời xem những gì đang diễn ra xung quanh họ. Tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc lúc này đƣợc thể hiện rõ nét và thuyết phục nhất. Nó thuyết phục công chúng ở phƣơng diện nội dung là có thật, song hành cùng cuộc sống hàng ngày của họ. Hơn thế nữa, vì là chƣơng trình về văn nghệ nên nó sẽ gần gũi hơn với khán giả thông qua cách thức thể hiện mềm mại, uyển chuyển, không khô cứng, dễ đi vào lòng ngƣời xem hơn. Nhƣng bên cạnh đó, nhu cầu của khán giả ngày càng cao, cho dù là những thứ ở xung quanh vẫn diễn ra hàng ngày, họ vẫn muốn đƣợc nhìn thấy nó dƣới nhiều hình thức thể hiện trên truyền hình. Do vậy, cách thức thể hiện vừa phải mang tính đại trà gần gũi lại phải mang tính sáng tạo, thu hút khán giả.
Các chƣơng trình văn nghệ trên HTV đƣợc thể hiện dƣới khá nhiều hình thức phong phú, từ phóng sự, ký sự, phim tài liệu, ca nhạc, gameshow, truyền hình thực tế..v..v..
Theo đó phải kể đến những chƣơng trình điển hình nhƣ: - Phóng sự, ký sự truyền hình:
Các chƣơng trình văn nghệ của HTV xuất hiện trong nhiều bản tin thời sự hàng ngày trên HTV9, “Tạp chí văn nghệ” phát sóng 8h30 phút Chủ nhật hàng tuần trên HTV7.