Giới thiệu các chƣơng trình văn nghệ trên HTV góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 47)

phát huy bản sắc văn hóa Nam Bộ

Nhắc đến các chƣơng trình văn nghệ trên HTV trƣớc tiên phải kể đến kênh truyền hình Thuần Việt trên hệ thống truyền hình cáp HTVC. Thuần Việt là kênh văn nghệ đặc sắc, mang sắc màu quê hƣơng đặc trƣng Nam Bộ. Là Kênh giải trí tổng hợp, nơi tập trung các chƣơng trình văn nghệ đặc sắt nhất của Nam

43

Bộ và Việt Nam. Với thời lƣợng phát sóng 24/ ngày, nguồn chƣơng trình đa dạng, phong phú, Thuần Việt vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa góp phần gìn giữ và lƣu truyền bản sắc văn hóa của dân tộc Nam Bộ cũng nhƣ Việt Nam. Đất nƣớc, con ngƣời và cả những nền văn hóa khác nhau đƣợc thể hiện rõ nét qua những bộ phim, chƣơng trình sân khấu mang nhiều màu sắc của cuộc sống. Thuần Việt có các thể loại chƣơng trình đa dạng nhƣ: Phim truyện, Cải lƣơng, Kịch, Chèo, Hát Bội, Ca nhạc trẻ…..đa dạng, đặc sắc. Thuần Việt mang đến cho khán giả thƣởng thƣởng và tìm hiểu thêm nhiều loại hình văn hóa, xã hội từ thể loại kinh điển cho tới hiện đại.

HTVC Thuần Việt mang nhiều sắc màu khác nhau của quê hƣơng Việt Nam, giúp ngƣời Việt trong và ngoài nƣớc hiểu hơn về cội nguồn lẫn những sự đổi thay, phát triển của đất nƣớc. Từ năm 2008, kênh Thuần Việt đã chính thức phát sóng tại Mỹ, phục vụ cho cộng đồng ngƣời Việt Nam sinh sống tại đây và đã nhận đƣợc rất nhiều ủng hộ.

Sắp tới, kênh Thuần Việt sẽ ra mắt khán giả ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới nhƣ Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Úc. Ở Việt Nam, chỉ duy nhất Thuần Việt mang tính chuyên biệt duy nhất về văn hóa mở rộng không gian phủ sóng nhƣ vậy. Và hơn thế nữa, Thuần Việt dự kiến sẽ có chƣơng trình dạy tiếng Việt và tổ chức những cuộc thi, trò chơi năng khiếu dành cho ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Đây là kênh dành riêng cho những ngƣời yêu văn hóa Việt.

Theo khảo sát của chúng tôi, Thuần Việt có mức độ khán giả theo dõi cao ở khu vực Nam Bộ. Chúng tôi có bản đánh giá mức độ yêu thích HTVC Thuần Việt theo khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ sau:

Bảng 2.1: Mức độ yêu thích kênh HTVC Thuần Việt

(Tính theo đơn vị %, nguồn: Phòng nghiên cứu Dư luận xã hội, Trung tâm Truyền hình cáp HTVC, năm 2011)

44 HTVC HTVC Thuần Việt Khu vực Quận nội thành cũ (Q3,5,8,10,11,Phú Nhuận)

Quận mới đô thị hóa (Q9,12,Tân Phú) Huyện ngoại thành Rất hay 23,81 28,95 34,69 Hay 33,93 32,89 34,69 Chấp nhận đƣợc 25,60 26,32 22,45 Chƣa hay 4,76 3,95 4,08 Không thích 11,90 7,89 4,08

Nguồn: Cuộc điều tra từ 12/7/2011 đến hết tháng 7/2012

Theo số liệu ở bảng trên, rõ ràng HTVC Thuần Việt chiếm đƣợc lòng yêu mến của đa số khán giả ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh ( đại diện cho khu vực Nam Bộ), với mức “Rất hay” và “Hay” luôn chiếm % cao.

Bên cạnh kênh Thuần Việt, HTVC còn có kênh HTVC ca nhạc. Với sologan “Những giai điệu kết nối” HTVC Ca nhạc có lƣợng khán giả khá cao. Tuy nhiên, lƣợng khán giả của kênh này chủ yếu là lớp trẻ, bởi các chƣơng trình ở kênh này chủ yếu mang làn sóng văn hóa mở cửa hội nhập với thế giới, một làn sóng văn hóa từ khắp các nƣớc.

Tuy rằng HTVC chủ yếu giới thiệu dòng nhạc mới, song bên cạnh đó, kênh cũng giới thiệu những chƣơng trình đặc biệt, không thiên về nốt nhạc mới trong giai đoạn hiện nay, mà dành thời lƣợng cho các chƣơng trình ca nhạc dân tộc với những chất thơ giàu cảm xúc, những bản tình ca bất hủ, những câu hát đã sống hàng thập kỷ nay trong seri “Thay lời muốn nói”, “Chƣơng trình nhạc quê không lời”..v..v..

Ngoài các kênh truyền hình có tính chất phản ánh chuyên về mảng văn nghệ trên HTV, thì trên sóng HTV còn có những chƣơng trình riêng lẻ về đề tài này ở nhiều kênh khác nhau.

45

Ca nhạc truyền thống: Phát sóng trên HTV9, HTV7

Là chƣơng trình có xuất phát điểm từ những năm đầu có sóng truyền hình HTV. Với mỗi tuần 1 số, chƣơng trình có một chủ đề khác nhau, giới thiệu những bài hát của các vùng miền Việt Nam. Đặc biệt là khai thác những điệu ca của các dân tộc vùng Nam Bộ nhƣ: các điệu hát hò du nhập của dân tộc Việt, điệu hát H’ri của dân tộc Chăm, Hát Dù Kê của ngƣời Kmer, các điệu hát của ngƣời gốc Hoa….điển hình cho các cƣ dân ở Nam Bộ.

Ca nhạc trẻ: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Ca nhạc

Biến chuyển theo thời gian và sự giao thoa của nền văn hóa các vùng miền cũng nhƣ các nền văn hóa trên thế giới, chƣơng trình “Ca nhạc trẻ” ra đời với nhiều nội dung, giới thiệu nhiều góc cạnh của nền văn hóa ca nhạc Việt Nam. Tuy đƣợc gọi là nhạc trẻ, nhƣng các chƣơng trình có sự chuyển tiếp từ các dòng nhạc cổ tới các dọng nhạc hiện đại. Đâu đó vẫn có sự gìn giữ bản sắc văn hóa của vùng đất nhiều nét văn hóa này. Chƣơng trình cũng có thời lƣợng 30 phút cho mỗi tuần.

Ca nhạc dân tộc: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Thuần Việt

Bên cạnh giới thiệu những nét ca cổ của dân tộc trong nƣớc, chƣơng trình mang đậm sắc thái âm nhạc Nam Bộ với các điệu lý, lời ru. Giới thiệu các điệu nhạc cũng nhƣ trình bày nhiều bản nhạc cổ xƣa. Giúp khán giả biết đến nhiều loại hình nhạc cụ và nhiều bài hát dân tộc.

Tài tử cải lƣơng: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Thuần Việt

Phát sóng mỗi tuần 1 số với thời lƣợng 45 phút/số. Loại hình nghệ thuật này là một nguồn sống tinh thần của ngƣời dân, để nhân dân lao động bày tỏ tâm tƣ, tình cảm của mình. Từ xa xƣa, về loại hình sân khấu, ngƣời dân Việt Nam chỉ có nghệ thuật Chèo, Tuồng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hát Bội ở Nam Bộ, đến khi loại hình nghệ thuật Cải lƣơng ra đời, với sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của âm nhạc phƣơng Tây, với ý nghĩa là cải tiến các điệu hát cũ cho tốt hơn, hay hơn, ngƣời ta dùng từ "Cải lƣơng" để gọi loại hình nghệ thuật mới này. Và nó nhanh chóng

46

du nhập vào văn hóa Nam Bộ, trở thành một loại hình nghệ thuật đƣợc yêu thích vào dạng bậc nhất của ngƣời dân xứ sông nƣớc này.

Cải lƣơng thu hút đƣợc đông đảo khán giả và rồi từ Nam Bộ, nó Bắc tiến và đã có thời gian tuồng, chèo phải nhƣờng bƣớc. Trong hơn nửa thế kỷ, sân khấu cải lƣơng vƣợt xa các loại hình sân khác khác về thế mạnh, có thời nó chiếm ngôi vị độc tôn, thu hút khán giả nhiều hơn các loại hình sân khấu khác, chỉ kém có điện ảnh.

Chƣơng trình này thể hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ: ca theo bài, ca theo kịch bản sân khấu. Quá trình hình thành sân khấu cải lƣơng là quá trình kế thừa và phát triển truyền thống âm nhạc dân tộc và tiếp thu văn hoá nƣớc ngoài.

Ca nhạc – Thời trang: Phát sóng trên HTV7, HTVC Ca Nhạc Giai điệu bốn phƣơng: Phát sóng trên HTV7, HTVC Thuần Việt Thay lời muốn nói: Phát sóng trên HTV9, HTV7

Nhạc hòa tấu: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTV Thuần Việt Nhạc Thiếu nhi: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Ca nhạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những chƣơng trình này hầu hết đều phản ánh các nội dung về văn hóa Nam Bộ qua ca từ, giai điệu và những dạng phóng sự, phim tài liệu đan xen.

Phản ánh những nội dung về văn hóa đặc trƣng của vùng Nam Bộ không thể không kể đến các seri chƣơng trình trò chơi, cuộc thi nhƣ:

Vầng trăng cổ nhạc: Phát sóng trên HTV9, HTV7, Thuần Việt

Ra mắt từ năm 2000 trên sóng của HTV9, chƣơng trình đã có 13 năm tuổi. Chƣơng trình là món ăn tinh thần đƣợc khán giả mộ điệu cải lƣơng đón đợi vào trung tuần mỗi tháng. Tính độc đáo của chƣơng trình là không ở trƣờng quay, mà mỗi lần thực hiện 1 số thì ở một địa điểm khác nhau. Thậm chí đã từng quay tại Công viên Thống Nhất – Hà Nội. Nhƣng dù ở đâu, chƣơng trình đều nhận đƣợc sự hƣởng ứng rất nhiệt tình của khán giả. Cả khán giả theo dõi trực tiếp khi thực hiện quay lần khán giả theo dõi qua tivi.

47

“Vầng trăng cổ nhạc” đƣợc đánh giá là một trong những chƣơng trình truyền hình hiếm hoi hiện nay kiên trì với đơn ca tài tử, cải lƣơng. Bởi chƣơng trình không có nhà tài trợ, cũng đôi lần lao đao có nguy cơ ngừng phát sóng, song bằng nỗ lực của ekip thực hiện, chƣơng trình vẫn tiếp tục thực hiện cho đến ngày hôm nay. 12 năm với 139 chƣơng trình là một chặng đƣờng dài. Dù vậy, chƣơng trình luôn đƣợc khán giả chờ đón bởi tính mới lạ, hấp dẫn nhƣng không mất đi gốc nguồn của nét văn hóa đơn ca vùng Nam Bộ. Thành công của chƣơng trình đến nay là niềm hãnh diện cho ekip thực hiện chƣơng trình.

Chuông vàng vọng cổ: Phát sóng trên HTV9, HTV9, Thuần Việt

Là một cuộc thi dành cho bộ môn đờn ca tài tử - cải lƣơng. Cuộc thi này mỗi năm chỉ diễn ra 1 lần qua nhiều vòng loại từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Đây là cuộc thi nhằm phát hiện ra những nhân tố mới, đóng góp một phần cho sự phát triển của nghệ thuật cải lƣơng. Tuy là cuộc thi chỉ diễn ra mỗi năm 1 lần, nhƣng tác động của chƣơng trình mang lại rất lớn, bởi ngƣời đứng trên sân khấu không chỉ là các danh ca chuyên nghiệp, mà hầu hết đều là dọng ca trong nhân dân. Qua các vòng loại để tìm kiếm ngƣời đạt vị trí cao nhất. Tác động của nó chính là khiến phong trào lƣu giữ và phát huy dòng nhạc mang tính chất đặc trƣng vùng Nam Bộ lƣu truyền và phát huy rộng rãi.

Giao lƣu âm nhạc: Phát sóng trên HTV9

Mỗi lần 1 số phát sóng, đây đƣợc coi là chƣơng trình đang thu hút nhiều khán giả theo dõi. Nội dung thể hiện các bài ca truyền thống, cách mạng, dân ca …theo dòng âm nhạc vùng Nam Bộ.

Bên cạnh đó, còn có những tin, phóng sự, tài liệu phản ánh lại góc văn hóa của ngƣời dân Nam Bộ. Phản ánh thông tin, các góc cạnh, có tác dụng tuyên truyền đến ngƣời dân bảo tồn, gìn giữ và phát huy những tinh hoa, những nét đẹp đặc sắc của một nền văn hóa đặc trƣng nơi đây.

Để khẳng định các chƣơng trình trên có những đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa Nam Bộ, chúng tôi có nghiên cứu về mức độ tiếp

48

nhận thông tin qua việc khảo sát tần suất và tỉ lệ phát sóng các chƣơng trình thể hiện đặc trƣng văn hóa Nam Bộ. Qua đó để đánh giá sự hài lòng và yêu cầu của khán giả trong khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh – một Nam Bộ thu nhỏ - về các chƣơng trình văn nghệ này.

Khảo sát thời lƣợng, tần suất qua lịch phát sóng các chƣơng trình của HTV7 trong 1 tuần năm 2011, trung bình mỗi ngày kênh này dành thời lƣợng khoảng 6h đồng hồ cho các chƣơng trình văn nghệ. Thời lƣợng này tƣơng đƣơng với 25% tổng thời lƣợng các chƣơng trình phát sóng 24h hàng ngày. Và trung bình mỗi chƣơng trình có nội dung về văn nghệ cách nhau từ 2 đến 4 tiếng.

Trung bình mỗi ngày các thời lƣợng nội dung các lĩnh vực khác tƣơng đƣơng:

Thời sự: 1h30 tƣơng đƣơng 6,25%

Thể thao: 5h30 phút, tƣơng đƣơng 22,9% Giáo dục: 2h, tƣơng đƣơng 8,3%

Phim: 2h, tƣơng đƣơng 8,3%

Quảng cáo: 1h20 phút, tƣơng đƣơng 0,56% Kinh tế: 1h, tƣơng đƣơng 4,1%

Các nội dung khác: 5h20 tƣơng đƣơng 22,22%

Tƣơng tự khảo sát trên kênh HTV9, thời lƣợng các chƣơng trình này chiếm gần 3h mỗi ngày. Tƣơng đƣơng với 12,5% tổng thời lƣợng phát sóng 1 ngày.

Các thời lƣợng nội dung khác tƣơng đƣơng: Thời sự: 2h50 phút, tƣơng đƣơng 11,8% Thể thao: 3h, tƣơng đƣơng 12,5%

Giáo dục: 2h, tƣơng đƣơng 8,3% Phim: 3h, tƣơng đƣơng 12,5%

Quảng cáo: 1h20 phút, tƣơng đƣơng 5,6% Kinh tế: 2h, tƣơng đƣơng 8,3%

49

Các nội dung khác: 7h30 tƣơng đƣơng 31,25%

Riêng kênh HTVC Thuần Việt và HTVC Ca nhạc thì hầu hết thời lƣợng đều dành cho nội dung văn nghệ với nhiều tiết mục phong phú đặc sắc khác nhau.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 47)