Về trang thiết bị truyền thông

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84 - 93)

Ca nhạc trẻ Vầng trăng cổ

3.2.2. Về trang thiết bị truyền thông

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đang là đơn vị dẫn đầu trong việc đƣa thiết bị hiện đại nhất trong hệ thống truyền hình cả nƣớc. Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, HTV vẫn không nằm trong dánh sách các đài truyền hình đi đầu trong công nghệ truyền hình. Do vậy, HTV vấn cần tiếp tục nâng cấp các trang thiết bị đã cũ và chuyển sáng dùng các hệ thống thiết bị hiện đại hơn, mới có thể đáp ứng đƣợc sự phát triển hàng đầu của truyền hình ở Việt Nam.

Đối với truyền hình, trang thiết bị hiện đại là rất cần thiết không thể thiếu, nó hỗ trợ cho con ngƣời thực hiện tốt công việc của mình. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với công nghệ tích hợp mới cho hệ thống những ngƣời làm truyền hình. Chính sự cập nhật về phƣơng diện kỹ thuật sẽ là bƣớc đệm vững chắc cho ngành truyền hình không tụt hậu về thông tin so với các nƣớc xung quanh và góp phần giữ vững độc lập tự chủ trong thông tin. Nét hiện đại trong công tác làm truyền hình từ phân cảnh cho đến làm hậu kỳ đều tạo cho truyền hình có khả năng hấp dẫn ngƣời xem cao, khẳng định tính chuyên nghiệp của mình và đƣa truyền hình lên tầm cao mới.

Về kỹ thuật phát sóng, Số hóa truyền hình là mục tiêu căn bản trong thời đại truyền hình mới. Theo các chuyên gia, việc số hóa truyền hình sẽ nâng cao chất lƣợng và dịch vụ các chƣơng trình truyền hình mà ƣu điểm dễ thấy nhất là chất lƣợng hình ảnh của công nghệ số tốt hơn công nghệ analog rất nhiều. Bên cạnh đó, quá trình số hóa cũng sẽ giúp giải phóng một phần tài nguyên tần số của phát thanh truyền hình để phục vụ phát triển dịch vụ truy nhập thông tin vô tuyến băng rộng, đáp ứng nhu cầu truy nhập đa dạng của ngƣời dân.

87

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số, tăng số luợng kênh chƣơng trình truyền hình cũng là một trong những lợi ích không thể nhắc đến của việc số hóa truyền hình. Với công nghệ tƣơng tự với mỗi kênh tần số chỉ có thể phát đƣợc một kênh chƣơng trình truyền hình nhƣng với công nghệ số với một kênh tần số có thể phát đƣợc nhiều kênh chƣơng trình truyền hình chuẩn (SDTV).

Số hóa truyền hình cũng giúp cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình đƣợc tối ƣu hóa. Thay vì mỗi đài truyền hình đầu tƣ xây dựng một hạ tầng riêng biệt, phục vụ chỉ riêng nhu cầu của từng đài, công nghệ truyền hình số cho phép các đài truyền hình sử dụng chung cơ sở hạ tầng truyền dẫn và phát sóng.

Ở góc độ kinh tế, công nghệ số sẽ giải phóng nguồn tài nguyên tần số cho truyền hình, cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tƣ phát triển hạ tầng truyền hình, điều đó sẽ làm giảm gánh nặng đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc.

Tại Việt Nam, để thực hiện nghị quyết của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), ngày 16/2/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, sẽ ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình tƣơng tự (analog) để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số.

Việc nỗ lực huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số đƣợc coi là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh cuộc cách mạng số trong phát thanh, truyền hình cả nƣớc nhằm đạt mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

Kinh nghiệm truyền dẫn, phát sóng trong lộ trình số hóa truyền hình tại các nƣớc phát triển trên thế giới đã minh chứng rằng: việc tham gia của các đơn vị tƣ nhân vào hoạt động truyền dẫn phát sóng tại Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Việc huy động các thành phần kinh tế tƣ nhân đầu tƣ vào hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách

88

Nhà nƣớc trong việc phát triển, đầu tƣ nâng cấp hạ tầng truyền hình, tập trung nguồn vốn cho việc phát triển nội dung chƣơng trình. Vì vậy, có thể thấy, việc đẩy nhanh lộ trình số hóa ở nƣớc ta từ nay cho đến năm 2020 là đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Bộ Thông tin truyền thông cũng đã có Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam. Mới đây nhất, vào ngày ngày 3/8/2012, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã họp phiên thứ nhất dƣới sự chủ trì của Bộ trƣởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son – Trƣởng Ban chỉ đạo.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam (quyết định số 714/QĐ-TTg) và Quyết định về thành viên Ban chỉ đạo (1381/QĐ-BTTTT) gồm Thứ trƣởng của các Bộ Công thƣơng, Kế hoạch và Đầu tƣ, Khoa học và Công nghệ, Tài chính và Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Thứ trƣởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đƣợc giao nhiệm vụ Phó Trƣởng ban chỉ đạo.

Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện - đơn vị giúp việc Ban chỉ đạo đã trình bày báo cáo về thực trạng sử dụng kênh tần số truyền hình và Đề án số hóa truyền hình mặt đất. Báo cáo đã nêu rõ những lợi ích của việc số hóa truyền hình, thực trạng số hóa truyền hình trên thế giới và tại Việt Nam, giới thiệu nội dung Đề án số hóa truyền hình Việt Nam.

Theo báo cáo này, mạng phát sóng truyền hình tƣơng tự của các đài phát thanh truyền hình tại Việt Nam đang chiếm giữ rất nhiều kênh tần số. Khu vực đồng bằng Bắc bộ sử dụng 59 kênh, Nam bộ 62 kênh nên hiện còn rất ít kênh tần số trống để triển khai truyền hình số sử dụng lâu dài. Đài truyền hình VTC đã chính thức phát sóng truyền hình số mặt đất trên diện rộng từ năm 2006, sử dụng tiêu chuẩn DVB-T/MPEG-2. Đến nay có thêm công ty AVG triển khai mạng phát sóng truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2/MPEG-4. Kế hoạch số hóa dự kiến sẽ đƣợc tiến hành qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 trƣớc ngày 31/12/2015, chấm dứt phát sóng truyền hình tƣơng tự mặt đất, chuyển hoàn toàn sang truyền

89

hình số tại Hà Nội (cũ), TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Giai đoạn 2 trƣớc ngày 31/12/2016, chấm dứt phát sóng truyền hình tƣơng tự mặt đất, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số tại Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. 31/12/2018, chấm dứt phát sóng truyền hình tƣơng tự mặt đất, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. 31/12/2020, chấm dứt phát sóng truyền hình tƣơng tự mặt đất, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số tại Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Sau khi nghe các thành viên Ban chỉ đạo thảo luận, đóng góp nội dung cho các bản dự thảo và các đề xuất của Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ trƣởng Nguyễn Bắc Son - Trƣởng Ban chỉ đạo đã phát biểu biểu dƣơng Cục Tần số vô tuyến điện đã chuẩn bị nội dung cuộc họp kỹ lƣỡng, công phu. Về cơ bản, Bộ trƣởng nhất trí với các nội dung quy chế, kế hoạch đƣợc dự thảo.

Bộ trƣởng giao Cục Tần số vô tuyến điện đảm nhiệm chức năng văn phòng cho Ban chỉ đạo. Trƣớc mắt, Ban chỉ đạo sẽ thành lập một tiểu ban giúp việc; họp định kỳ 6 tháng l lần bên cạnh các cuộc họp đột xuất; các thành viên Ban chỉ đạo sẽ trao đổi công việc qua email và điện thoại là chủ yếu. Bộ trƣởng chỉ đạo cần tập trung công tác truyền thông cho Đề án, dự kiến sẽ tổ chức họp báo công bố lộ trình số hóa vào tháng 10/2012 sau khi đã chuẩn bị đủ điều kiện. Về công nghệ và tiêu chuẩn: chính thức lựa chọn phát triển truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu âm thanh, hình ảnh

90

MPEG-4. Đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ cho phép áp dụng thời điểm bắt buộc các máy thu hình sản xuất, nhập khẩu để sử dụng cho thị trƣờng Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB-T2, chuẩn nén tín hiệu MPEG-4/H.264 vào máy thu hình là hết năm 2013. Nhƣ vậy là giãn thêm thời gian một năm so với dự kiến ban đầu (là 1/1/2013) để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bộ trƣởng cũng nhất trí với đề xuất xây dựng quy định về dán nhãn máy thu hình, đầu thu truyền hình số hỗ trợ chuẩn DVB-T2/ MPEG-4. Bộ trƣởng cũng khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đầu thu giá rẻ cho ngƣời dân và đề nghị sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn về thuế ƣu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các linh kiện lắp ráp máy phát hình, đầu thu truyền hình số, máy thu hình tích hợp chức năng truyền hình số mặt đất. Bộ trƣởng cũng nhất trí với đề xuất tổ chức khảo sát học hỏi kinh nghiệm số hóa truyền hình tại các nƣớc trên thế giới [2].

Về trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chƣơng trình: HTV trang bị cho 12 phim trƣờng đƣợc lắp đặt nhiều trang thiết bị hiện đại. Các bộ phân tham gia sản xuất các chƣơng trình truyền hình có điều kiện chủ động hơn trong sản xuất. Trong đó, ngoài 11 phim trƣờng chuyên dùng cho các chƣơng trình chuyên đề, có 1 phim trƣờng lớn với sức chứa hơn 750 chỗ ngồi có thể phục vụ cho những chƣơng trình biểu diễn quy mô lớn ngay tại đài, thay vì phải đi thuê các nhà hát, các điểm biểu diễn bên ngoài nhƣ trƣớc đây. Các chƣơng trình nhƣ “Vâng trăng cổ nhạc”, “Chuông vàng Vọng cổ” cũng có một số chƣơng trình đƣợc thực hiện tại trƣờng quay này. Với một cơ sở hạ tầng mới khá thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình, năng lực sản xuất của đài đƣợc chắp cánh. Các bộ phận tham gia sản xuất các chƣơng trình truyền hình có điều kiện chủ động hơn trong sản xuất để nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình phục vụ ngƣời xem. Hiện nay, với 6 kênh phát sóng (HTV 1, 2, 3, 4, 7, 9) và HTVC, Đài Truyền hình TPHCM vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Theo Ban Giám đốc Đài Truyền hình

91

TPHCM, sắp tới, số lƣợng kênh phát sóng của đài sẽ tăng lên, khai thác mạnh hơn năng lực sản xuất của đội ngũ làm chƣơng trình truyền hình.

Tiểu kết chƣơng 3

Chủ thể văn hóa Nam Bộ là một cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ với nhau. Với địa hình đặc trƣng là có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Văn hóa Nam Bộ cũng từ đó mà có nhiều điểm đặc trƣng chỉ vùng này mới có. Do đó, nền văn hóa Nam Bộ có nhiều nét đặc sắc mà không nơi nào có đƣợc. Sức sống trƣờng tồn của dân tộc vùng này chứng minh cho bản lĩnh gìn giữ và phát triển văn hóa.

Truyền bá văn hóa đang là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hóa. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi thế giới và cả ở Việt Nam, thì báo chí đống vai trò quan trọng trong mắt xích ấy, nhất là với truyền hình. Sự nhanh chóng và khẳn năng đồng hiện trong một không gian lớn của thông tin báo chí là một ƣu điểm lớn mà không phƣơng tiện nào có thể so sách đƣợc. Truyền hình đã tham gia tích cực vào việc lƣu giữ và truyền bá, làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại. Tuy không thể trang bị một hệ thống tri thức lịch sử - văn hóa nhƣ trong trƣờng học, nhƣng hệ thống truyền hình lại có khả năng thẩm định và cổ vũ cho những giá trị lịch sử văn hoá, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc hình thành ý thức giữ gìn lịch sử văn hóa dân tộc. Thông tin từ báo chí này còn có vai trò tham gia đáng kể trong việc hình thành cách tƣ duy nhận thức, hành động của con ngƣời hiện đại và cả xu hƣớng vận động cả toàn xã hội.

Trong mỗi quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc ấy, báo chí chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ trong bản chất hệ thống, và cũng là phƣơng tiện hữu hiệu có vai trò quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Nam Bộ. Mực dù chỉ là kênh truyền thông, nhƣng truyền hình là phƣơng tiện có hiệu quả thực hiện các chức năng của văn hóa từ giao dục thẩm mỹ đến giao tiếp giải trí và dự báo. Cũng có nghĩa là những tác động thuận – nghịch của báo chí đều vọng vào

92

văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc từng vùng miền nói riêng. Thực tế đó càng cho thấy, vài trò quan trọng của truyền hình góp phần vào việc hình thành nhận thức dƣ duy, trong quá trình đổi mới và phát triển đất nƣớc. Các chƣơng trình truyền hình về văn hóa không chỉ đơn thuần là một nội dung làm phong phú thông tin trên hệ thống truyền hình, mà còn có trách nhiệm nghĩa vụ tham gia, phát huy sức mạnh của mình để bảo vệ những truyền thống quý báu của nét văn hóa bản địa. Làm cho nó có giá trị lan tỏa thẫm đẫm trong đời sống xã hội. Tạo tiền đề hình thành giá trị mới phù hợp hơn với xu thế thời đại mới.

Tuy còn một số hạn chế, song trong định hƣớng lớn về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và nhà nƣớc, có đƣa ra nhiệm vụ “phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng, nhằm tăng cƣờng hiệu quả thông tin chất lƣợng tƣ tƣởng văn hóa cảu tổ chức này. Đó là sự định hƣớng tạo thuận lợi cho báo chí thực hiện tốt hơn nữa một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mình, đã đƣợc đề ra một cách rõ ràng đầy đủ toàn diện trong chỉ thị 22 CT/TW tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng lãnh đạo, quản lý công tác báo chí “góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”

Vai trò của văn hóa đã đƣợc Đại hội VIII khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tình bền vững và trƣởng tồn trong lịch sử của dân tộc. văn hóa là hệ cối lõi của nền văn hóa trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế hệ giá trị. Bản sắc văn hóa luôn đƣợc trao truyền phát triển, làm cơ sở cho sự định hƣớng phát triển văn hóa dân tộc. Trong xu thế gần đây, hội nhập và giao lƣu đang chiếm nhiều phƣơng diện, trong đó văn hóa cũng nằm trong xu thế đó.

93

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống, mỗi hoạt động của con ngƣời đều gắn liền với các yếu tố văn hóa. Ngƣơi ta ví bản sắc văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hòa hóa” các mối quan hệ xã

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)