1.2.2.1. Sử dụng hình ảnh và âm thanh
Hình ảnh là âm thanh là hai yếu tố không thể tách rời vì “Hãy hình dung chúng nhƣ một chuỗi các bánh răng ăn khớp và nối tiếp nhau một cách liên tục, nhuần nhuyễn” [35, tr 56].
Trong ngôn ngữ truyền hình, hình ảnh đƣợc xem là yếu tố ngôn ngữ thứ nhất. Chính nó mang lại đặc trƣng, mang lại sức mạnh và sự nổi trội cho phƣơng tiện truyền thông này. Có thể nói, nếu không có hình ảnh thì báo hình không tồn tại, nhƣng nếu không có âm thanh thì truyền hình vẫn chỉ nằm lại ở đầu thế kỷ
28
20, thời kỳ của tiền truyền hình với các loại phim không có tiếng. Chính vì thế mà hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố quan trọng không thể tách rời, có vai trò tƣơng quan. Tuy nhiên, sự tƣơng quan này lại tùy thuộc vào việc ở mỗi chƣơng trình thì yếu tố hình mạnh hơn hay tiếng mạnh hơn lại đƣợc xem xét cụ thể.
Thƣờng mối quan hệ này sẽ không có sự cố định, có lúc là 30% -70% nghiêng về hình ảnh khi hình ảnh ấn tƣợng mạnh, mà ở đó ngƣời xem không cần đến nhiều lời bình cũng có thể hiểu đang xảy ra chuyện gì.
Khảo sát ở chƣơng trình “thời sự” Phát sóng trên HTV9 hàng ngày. Thì rõ ràng với loại hình này ngƣời xem không cần thiết phải nghe nhiều lời bình từ nhà Đài. Bởi vì ngôn ngữ hình ảnh lúc này hiện lên rõ ràng. Khán giả có thể xem tin về một đám cháy ở một tòa nhà mà chƣa cần nghe cũng biết tin tức đó đang nói về sự việc: cháy một tòa nhà. Những lời bình của BTV lúc này có tác dụng giúp ngƣời xem biết cháy ở đâu. Âm thanh trong cảnh hỗn loạn của đám cháy chỉ phụ giúp cho ngƣời xem có thêm cảm xúc. Còn hình ảnh đã nói lên phần chính của nội dung. Lúc này thì lời bình chỉ có thêm thông tin bổ sung mà thôi.
Ngƣợc lại khi hình ảnh trìu tƣợng, khó hiểu thì 70%-30% nghiên về âm thành là điều hoàn toàn có thể cũng ở các bản tin, phóng sự. Ví dụ nhƣ tin về việc số ngƣời thất nghiệp đang gia tăng, thì hình ảnh đơn thuần của nhiều nơi khiến khán giả mơ hồ, vì thế lời bình của tác giả lúc này là cần thiết và chỉ khi nghe đƣợc lời bình thì khán giả mới hiểu chƣơng trình đang nói đến vấn đề gì.
Khảo sát ở các chƣơng trình văn nghệ thì mức độ phần trăm lại giao động nhiều hơn. Với mỗi chƣơng trình thể hiện lời ca tiếng nhạc lại bắt buộc phải có 50% -50% hình ảnh và âm thanh. Bởi nếu hình ảnh và âm thanh không cùng đi kèm thì công chúng khó hiểu hết đƣợc nội dung cần truyền tải.
Bên cạnh đó, HTV cũng không nằm ngoài xu thế của truyền hình hiện đại, kế thừa từ điện ảnh những hình ảnh chuyển động và thành quả của phim có tiếng. Hơn thế nữa, hình ảnh trên HTV còn đƣợc thừa hƣởng những điểm mạnh của nền nghệ thuật thứ bày nhƣ montage, cỡ cảnh, góc máy mà điện ảnh sơ khai
29
đã phải mất hàng chục năm thử nghiệm mới gặt hái đƣợc. Và ngôn ngữ truyền hình gần nhƣ đồng nhất và kế thừa ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. Điều này càng thấy rõ hơn trong các chƣơng trình văn nghệ khi thể hiện các vở kịch, nhạc kịch. Sự gần gũi về mặt hình thƣc và thẩm mỹ xuất hiện ngay trong giai đoạn hình thành các chƣơng trình và hình thức thể hiện là tạo hình cộng với lời nói, hoặc có thể thấy ở một số các yếu tố quan trọng khác nhƣ: đoạn phim, khoảng cách, dựng phim…
“Truyền hình là một tổ hợp của nhiều thành phần nội dung, trong đó ngoài mảng báo chí còn có nhiều tác phẩm của những bộ môn nghệ thuật nhƣ điện ảnh, sân khấu, ca nhạc, mỹ thuật, kiến trúc. Vậy có thể hiểu ngôn ngữ truyền hình nhƣ tổ hợp nhiều loại ngôn ngữ nhƣ ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ sân khấu …[47, tr 9]
Sử dụng hình ảnh và âm thanh ở HTV không có nhiều khác biệt so với các đài truyền hình trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Điều khác biệt ở chỗ nó phải “chạy” theo ý đồ của mỗi chƣơng trình. Nó phản ánh những nội dung khác biệt so với nội dung ở các đài truyền hình khác. Có thể kể ra ví dụ: Ở chƣơng trình ca nhạc dân tộc trên sóng Đài Truyền hình Bắc Ninh, sẽ truyền tải bài Quan họ Bắc Ninh , với hình ảnh ca sỹ mặc áo tứ thân, đọi nói quai thao, đi gốc mộc, hát lời ca “Ngƣời ơi ngƣời ở đừng về”. Nhƣng với chƣơng trình ca nhạc ở HTV, khán giả sẽ thấy một ca sỹ mặc bộ quần áo bà ba, quàng khăn vằn, hát “Vàm Cỏ Đông ơi hỡi dòng sông nƣớc xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng…”
Vì thế có nói, mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh là mối quan hệ luôn có sẵn trong các chƣơng trình truyền hình, đặc biệt là các chƣơng trình liên quan đến nội dung văn nghệ. Mối quan hệ này càng không thể thiếu của các chƣơng trình văn nghệ - vốn dĩ cần phải tồn tại cả hình ảnh và âm thanh.
30