Nói đến các chƣơng trình văn nghệ phát sóng trên HTV trƣớc hết phải nói đến đội ngũ tạo ra những tác phẩm ấy. Chƣơng trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung chƣơng trình, bộ phận hậu cần,… tạo nên thuật ngữ chƣơng trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chƣơng trình. Trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Bởi vậy việc, xây dựng chƣơng trình phải có khoa học, có kế hoạch mới đảm bảo sự thống nhất trong quá trình truyền thông truyền hình. Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chƣơng trình truyền hình trƣớc tiên phải hƣớng tới tƣ tƣởng, chủ đề. Có thể nói tƣ tƣởng là điểm xuất phát để xác định cách thức và khuynh hƣớng của chƣơng trình. Làm sao để chƣơng trình hay và có tác dụng thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần đƣợc chú ý. Sự tác động về mặt tƣ tƣởng đƣợc biêu hiện trong toàn bộ những yếu tố cơ cấu của chƣơng trình từ thông tin, lựa chọn, bố cục sự kiện, thông qua sự phân tích đánh giá về mặt tƣ tƣởng đến tất cả các thể loại, từ thông báo tin tức đến phân tích, tổng hợp, đánh giá,…
Để xây dựng một chƣơng trình truyền hình ở HTV qua các bƣớc nhƣ sau: - Lập kế hoạch tuyên truyền cho từng kênh, từng chƣơng trình từ tổng thể đến cụ thể, thƣờng do các vị trí lãnh đạo đảm nhiệm, bao gồm: Ban Tổng Giám đốc đài, các Trƣởng Ban Nội dung.
- Bố cục chƣơng trình là sự phân bố và sắp xếp tin bài vào các vị trí xác định, trình bày sao để công chúng theo dõi một cách thuận lợi, nhanh nhất và rõ nét trong việc tiếp cận thông tin. Bƣớc này do: Trƣởng - phó Ban nội dung, Trƣởng – phó phòng nội dung phụ trách.
35
- Phân định thời gian phát sóng có thời lƣợng đƣợc xác định; vào lich cố định và có tín hiệu, nhác hiệu riêng. Do Tổ chức sản xuất chƣơng trình phụ trách.
- Thực hiện nội dung chƣơng trình: các Biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên.
Tuy nhiên, quá trình có sự tác động qua lại, ví dụ ngay cả BTV, PV đều có thể đƣa ra ý tƣởng thực hiện chƣơng trình, các Trƣởng – phó phòng nội dung và Ban Tổng giám đốc xem xét và đồng ý cho thực hiện. Tất nhiên, những nội dung đƣợc duyệt thực hiện và phát sóng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của tƣ tƣởng, chính trị và định hƣớng của Nhà nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam, của Thành ủy, UBND, HĐND thành phố Hồ Chí Minh.
Ý đồ sản xuất các chƣơng trình văn nghệ mang bản sắc văn hóa vùng miền Nam Bộ không nằm ngoài ý nghĩa bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa vùng mà tất cả nhân lực thực hiện phải nắm rõ.
Bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ chính là bản sắc văn hóa của chủ thể những ngƣời sống tại vùng Nam Bộ, mà trong đó ngƣời Việt chiếm chủ đạo. Do quá trình lao động sáng tạo để tồn tại, con ngƣời tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mình, có nét độc đáo riêng, nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó không thể là yếu tố tĩnh mà là yếu tố động, luôn luôn động. Văn hóa là nền tảng yếu tố tinh thần của dân tộc, giữ lại những cái cốt lõi vừng bền, nhƣng vừa tiếp thu cái mới, gạn lọc tinh hoa những giá trị văn hóa từ bên ngoài để phù hợp hơn với cái của mình, thành văn hóa đặc thù của riêng mình.
Nam Bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy, trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dƣới nƣớc tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Ngƣời nông dân Nam Bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trƣớc, cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dƣới nƣớc để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ngƣời cùng xóm làng, họ hàng cƣu mang đùm
36
bọc lẫn nhau “thương người như thể thương thân”, giúp đỡ nhau từ chén cơm, manh áo cho đến qua trình sản xuất.
Tuy rằng những ngƣời đến lập nghiệp vùng này đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc nhƣng sau nhiều thập kỷ, cộng với sự giao thoa với các tộc ngƣời khác nhƣ Khơme, Chăm, Trung Hoa và ngƣời Tây âu, cộng với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất sinh sống bị thay đổi, đã khiến văn hóa cũng có sự thay đổi lớn.
Quá trình chuyển đổi và thích ứng với môi trƣờng đó đã dần dần hình thành và phát triển ở ngƣời di dân những lối sống, tính cách sắc thái văn hóa mang tính tiêu biểu địa phƣơng. Vì thế, chủ thể của vùng văn hóa Nam Bộ nổi tiếng là phóng khoáng: “trọng nghĩa khinh tài” (Trịnh Hoài Đức); “dám làm ăn lớn” (Lê Quý Đôn); “hiếu khách hơn bất kỳ nơi nào khác ở Châu Á” (Fanlayson) và thậm chí là “làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, đƣợc đến đâu hay đến đó”. Vì thế, các chƣơng trình văn nghệ trên sóng HTV phải đảm bảo thể hiện bằng hình ảnh và âm thanh sao cho hội tụ đầy đủ các nội dung, cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu sao cho phù hợp với lối sóng, tính cách của những ngƣời dân nơi đây.
Với tƣ cách là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, văn hóa Nam Bộ có những nét tƣơng đồng với cái chung nhƣng vẫn có những cái khác biệt rõ nét. Sự tƣơng đồng và khác biệt đó phải đƣợc xem xét một cách vừa tổng thể vừa chi tiết làm cơ sở cho việc xây dựng các chƣơng trình truyền hình. Xây dựng chƣơng trình văn nghệ vì thế phải xác định đƣợc đâu là điểm khác biệt và đâu là điểm tƣơng đồng, vừa làm cho khán giả biết đƣợc văn hóa Nam Bộ nằm trong cái nôi chung của văn hóa Việt Nam mà vẫn toát lên đƣợc cái đặc sắc riêng biệt.
Tuy nhiên, thể hiện bản sắc văn hóa bằng các chƣơng trình văn nghệ - danh từ này xƣa nay thƣờng đƣợc hiểu theo ba nghĩa chính, bao gồm: là cái nghề văn, là nghệ-thuật của văn chƣơng hay nghệ-thuật làm văn, là văn-chƣơng và nghệ-thuật [28, tr 6].
37
Nhƣ vậy, các chƣơng trình văn nghệ trên HTV thể hiện bản sắc văn hóa ngƣời Nam Bộ qua các loại hình nghệ thuật: văn chƣơng (trong truyền hình thƣờng sử dụng phim tài liệu thay thế); ca nhạc; múa; âm nhạc; sân khấu; điện ảnh; kiến trúc và mỹ thuật (hai loại hình này thƣờng đƣợc lồng ghép trong các loại hình nghệ thuật trƣớc). Và các chƣơng trình văn nghệ này sử dụng tƣ liệu khác với sự thể hiện của những chƣơng trình truyền hình khác nhƣ thời sự, phóng sự về những nội dung nhƣ kinh tế, xã hội, tài chính, thể thao….
Với những đặc trƣng về văn hóa và tính cách của ngƣời Nam Bộ nhƣ vậy thì rõ ràng, nhu cầu theo dõi về nội dung này của ngƣời Nam Bộ cũng rất cao. Chính vì thế, các chƣơng trình văn nghệ trên truyền hình cho khu vực này phải có cách thức thể hiện và thời gian pháp sóng phú hợp với tính cách, tâm lý, nếp sinh hoạt của ngƣời dân bản địa. xác định địa bàn phát sóng, từng nhóm đối tƣợng khán giả là cơ sở để xây dựng bản sắc riêng độc đáo nhƣng vẫn đảm bảo tính hiệu quả của chƣơng trình.
Lấy chƣơng trình ca nhạc dân tộc “Đờn ca tài tử - Hồn quê Nam Bộ”, do Ban Văn nghệ phát sóng trên HTV9 vào ngày 20 tháng 8 năm 2011, phân tích để thấy rõ hơn ý đồ thực hiện của chủ thể những ngƣời thực hiện của HTV.
Yêu cầu đặt ra cho chƣơng trình là vừa phác họa đƣợc loại hình ca cổ này trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Nam Bộ, vừa thể hiện đƣợc các bản ca còn lƣu giữ từ xƣa đến nay, vừa cho khán giả thấy đƣợc loại hình này đã phát huy, thay đổi thế nào trong thời đại mới.
Do đó, ý tƣởng thực hiện chƣơng trình ban đầu xuất phát từ NSUT Lê Thụy – Phó Ban Văn nghệ của HTV, với phƣơng châm phải đạt đƣợc mục đích nhƣ yêu cầu đã đặt ra. Ý tƣởng này sau đó đƣợc trình tới Ban Tổng giám đốc Đài, trực tiếp phụ trách mảng nội dung thời điểm năm 2011 là Phó Tổng Giám đốc Mã Diệu Cƣơng. Đƣợc sự đồng ý của Phó Tổng giám đốc Đài, ý tƣởng đƣợc giao cho Biên tập viên Thu Hồng để thực hiện.
38
Với kinh nghiệm 15 năm là BTV của Ban Văn nghệ, BTV Thu Hồng bắt đầu quá trình lên kịch bản với vốn kiến thức về văn hóa có sẵn, tìm tòi, nghiên cứu thêm để bổ sung thông tin và các tiết mục ca nhạc cho chƣơng trình. Sau đó, một kịch bản truyền hình về “Đờn ca tài tử - Hồn quê Nam Bộ” đƣợc hình thành và bắt đầu đi vào sản xuất và phát trên sóng HTV9.
Chƣơng trình mở đầu bằng hình ảnh và lời giới thiệu về loại hình Đờn ca tài tử - một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tin thần của hầu hết ngƣời dân Nam Bộ. Điều khiến ngƣời dân Nam Bộ xem đoạn phóng sự ngắn giới thiệu này nhận rõ đây là đặc trƣng của vùng Nam Bộ bởi những hình ảnh làng quê Nam Bộ với những kênh rạch, ngƣời dân chèo ghe qua lại. Nền nhạc là tiếng đàn đƣợc sử dụng nhƣ đàn cò, đàn nhạc, đàn tranh, đàn tì bà, đàn kim, đàn tam, sáo …ngƣời Nam Bộ nghe qua là có thể nhận ra ngay bởi tiếng nhạc này đã thấm sâu vào tâm thức họ từ nhỏ.
Chuyển sang phần biểu diễn ca khúc, công chúng càng dễ dàng nhận thấy điều thân quen qua lời ca tiếng nhạc. Bởi các ca khúc nhƣ “Giang Nam Cửu khúc”, trích đoạn “Ngũ Đối Ai”, trích đoạn “Bình Bán Chấn”, trích đoạn “Lý giao duyên”, đều là những ca khúc hay nổi tiếng, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác mà ngƣời dân Nam Bộ ít nhiều đều thuộc.
Chƣơng trình còn ghi nhận sự phát huy của loại hình ca cổ này với một số ca khúc đƣợc ngay chính ngƣời dân Nam Bộ thể hiện. Những “Ca sỹ nhà vƣờn” này vừa góp phần gìn giữ lời ca, tiếng nhạc không bị mai một, vừa cho ra đời những lời hát mới dựa trên bản nhạc xƣa, tạo thêm sự mới mẻ và phát huy thêm cho loại hình “Đờn ca tài tử”.
Hơn thế nữa, với đặc tính đồng bộ của hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng cao trong việc phát đi thông điệp và tác động mạnh nhất trong các loại hình báo chí. Bởi khi xem truyền hình thì cùng lúc thị giác, thính giác của con ngƣời đƣợc tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình. Nếu nhƣ báo in, báo mạng, báo phát thanh phải buộc
39
ngƣời ta phải đọc, nghe và buộc ngƣời ta phải hình dung sự kiện qua những lời miêu tả của tác giả thì truyền hình lại cho ngƣời ta thấy thông tin của sự kiện thấy không gian nơi diễn ra sự kiện và những chủ thể đang tham gia sự kiện ấy một cách chân thực. Tính chân thực đã tạo cho ngƣời xem độ tin cậy khi đón nhận những thông tin mà truyền hình chuyển tải đến. Vì thế, khi những ngƣời dân Nam Bộ xem chƣơng trình này, họ có thể nhận ra vùng đất, làng quê mà chƣơng trình đang nói đến. Họ có thể bắt gặp ngƣời thân, ngƣời quen qua hình ảnh trên truyền hình. Chính điều đó khiến họ cảm thấy thân thuộc, gần gũi hơn, nhớ lâu hơn những điệu nhạc cổ.
Mặt khác đó là những hình ảnh đƣợc ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau của ống kính máy quay và mầu sắc sinh động cảu hình ảnh cho ngừơi xem cảm hứng và tạo cho họ nhƣ đang đƣợc tham gia vào sự kiện. Ví nhƣ ngay chính những ngƣời dân vùng quê đƣợc “lên” truyền hình trong chƣơng trình văn nghệ đó, họ sẽ phấn trấn khi nhìn thấy hàng cau nhà mình ở góc độ khác, thấy cha – ông – chú mình hát lời ca sao mà hay đến thế. Những điều đó là dòng nƣớc ngầm thấm sâu hơn về một nét văn hóa đặc trƣng vùng Nam Bộ, nơi họ đang sinh sống.
Để làm nên thành công cho các chƣơng trình truyền hình, “ekip” thực hiện đã phải lên một kịch bản và phân công rõ ràng từng ví trí. Nếu nhƣ biên tập là ngƣời đƣa ra ý tƣởng, tìm tòi chi tiết nội dung về ý tƣởng đó, lên kịch bản chi tiết cho chƣơng trình thì các vị trí khác cũng góp phần quan trọng không kém. Ví nhƣ đạo diễn hình, quay phim phải lựa chọn cho đƣợc những góc quay, cảnh quay đẹp, phù hợp với nội dung và tiêu chí thể hiện đã đƣa ra trong kịch bản.