Tính phức điệu hóa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 120 - 124)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tính phức điệu hóa

3.2.1.1. Tính đa âm, đa giọng.

Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ta thường gặp một giọng điệu đa thanh mà ở đó khi thì là ngôn ngữ nhân vật, khi thì là ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi là lời bình đan xen của tác giả tạo nên những trang viết sinh động và hấp dẫn.

Hãy xem một đoạn văn trong truyện ngắn Cụ chánh bá mất giày: “Phải hiểu rằng cụ Chánh Bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác, dễ mà mời nổi cụ đấy hẳn? Cụ lại không mắng cho vô số, chứ lại thèm đi à? Ấy thế mà mới chập tối, họ đã để ngay đứa nào xà lọn mất đôi giày mới của cụ, có chết không! Ừ thì đông người thì đông chứ, nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào! Nhưng cụ ngồi chơi tận trên nhà thăm thẳm, thì cò kẻ gian nào giám lẻn vào đó? Vả riêng mình cụ ngồi ở sập giữa thì còn ngờ ai đi lẫn được giày? Chẳng qua là lỗi tại chủ nhà không biết trông nom cẩn thận người nhà người cửa, trong khi chúng hầu hạ mà thôi! Mà đứa nào lấy đôi giày ấy cũng to gan thực! Hỗn của ai thì hỗn, chứ sao được hỗn ngay của cụ chánh Bá! Thực là vuốt râu hùm!”. Đoạn văn có sự đan xen, hòa quyện của ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện và thỉnh thoảng là lời bình luận của tác giả, tạo nên một thứ ngôn ngữ khá độc đáo.

Khi tác giả miêu tả nhân vật mà người đọc cảm thấy như nhân vật tự bộc lộ mình: “Ai kia, chứ bà ấy thì thấy khổ lắm. Bà bứt rứt, khó chịu, nhiều lúc muốn vứt quăng cả chân tay đi, tưởng chừng như thế thì đỡ vướng víu. Bà rửa mặt, lau mình cả ngày, mà da vẫn nóng hầm hập. Bà bới tóc ngỏng lên tận đỉnh đầu, ngồi ngửa bụng ra, chống hai tay lại đằng sau mà thở. Nhiều lúc, ngó thấy trời xanh ngăn ngắt, bà chịu cả đôi môi dầy và ướt, cau có nói:

Bằng cách này, tác giả giúp người đọc thâm nhập vào thế giới bên trong của nhân vật, nhằm lí giải những hành động, lời nói của nhân vật, qua đó bộc lộ tính cách và làm phát triển tiết tấu chuyện.

Có nhiều đoạn văn mà khi đọc, người đọc sẽ bối rối khó phân biệt được đâu là nỗi lòng của nhân vật, đâu là suy tư của tác giả. Như đoạn văn viết về người mẹ già khốn khổ chịu sự bạc đãi của thằng con giàu có mà bất hiếu trong Báo hiếu: trả nghĩa cha: “Mưa để khóc, gió để rên. Rét để cắt ruột mẹ

người con mà họ đương khen là hiếu tử”.

Như vậy có thể nói đa âm, đa giọng là điểm độc đáo trong giọng điệu tự sự của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng.

3.2.1.2. Tính đối thoại của giọng điệu

Điểm mới mẻ cần đánh giá cao trong nghệ thuật tự sự Nguyễn Công Hoan về phương diện giọng điệu không chỉ là ở tính đa âm, đa giọng nói, mà còn ở tính chất đối thoại giữa các giọng.

Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy có một hiện tượng khá đặc biệt: người kể chuyện đối thoại với nhân vật. Đó là khi người kể chuyện cũng là một nhân vật trong truyện, xưng “tôi”. Hàng loạt truyện được kể theo cách này: Thằng Quýt, Thằng ăn cướp, Người vợ lẽ bạn tôi, Nhân tài, Xin chữ cụ Nghè, Tôi tự tử… Trong đó, giọng điệu của nhân vật người kể chuyện xuất hiện dưới dạng đối thoại trực tiếp với nhân vật, có thể nhằm tạo cho truyện thêm “dí dỏm”, hoặc để “dẫn truyện” phát triển theo một hướng nào đó, hoặc tạo niềm tin cho độc giả vào nội dung câu chuyện.

Tiêu biểu nhất phải kể đến truyện ngắn Tôi tự tử. Đây là một lời đối thoại của nhân vật chính với người kể chuyện: “Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa rồi về quan trường, tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông bịa thêm nhiều, có truyện ông bịa thêm ít, nhưng cốt truyện đều có thực cả. Tôi

không oán trách gì ông, trái lại, nhân tiện hôm nay gặp ông đây, tôi xin hiến ông thêm một tài liệu để ông viết”.

Sau lời thoại này là câu chuyện của tên quan nọ. Tự nhân vật trở thành người kể chuyện, kể lại cách giả “tự tử” của mình để trốn tránh trách nhiệm đã để cho đê vỡ. Như vậy, từ lời thoại trên (nhân vật chính - tôi đối thoại với người kể chuyện – nhà văn) đến câu chuyện được kể, đã có sự chuyển hóa: nhân vật “ông” là hình tượng tác giả, còn nhân vật “tôi” lại là người kể chuyện. Toàn câu chuyện là sự việc về nhân vật – quan tự kể lại, đang đối thoại với “ông”, được “ông” – người ghi chép lại, ghi lại một cách khách quan. Như vậy, câu chuyện chính là đối thoại giữa giọng khách quan lạnh lùng của “người ghi chép” với giọng chủ quan nhưng tự tố cáo mình của “người kể chuyện – nhân vật tôi”.

Hiện tượng thứ hai cũng làm nên nét độc đáo khu biệt của Nguyễn Công Hoan là: người kể chuyện đối thoại với độc giả. Thường đối thoại này xuất hiện trong những lời bình luận của người kể chuyện. Nó tạo cho Nguyễn Công Hoan một phong cách riêng, không trộn lẫn với bất kì nhà văn nào trong giai đoạn 1930 – 1945 và thậm chỉ cả thời gian dài sau nữa.

Đối thoại này có nhiệm vụ dẫn truyện, dẫn độc giả vào một tình huống nào đó, khơi gợi niềm tin của độc giả vào câu chuyện có thật. Hoặc đối thoại thể hiện quan hệ thân tình, bỗ bã, suồng sã giữa người kể và người đọc, nhằm tạo hiệu ứng tâm lí về tiếp nhận: “tôi” kể, nghĩa là thời điểm nội dung câu chuyện kể không quá xa so với thời hiện tại - thời điểm kể, do vậy nội dung chuyện mang tính thời sự. Những truyện ngắn tiêu biểu viết theo lối này: Lập

goòng, Cái thú tổ tôm, Đồng hào có ma, Một tấm gương sáng, Nhân tài…

Trong truyện, thường thì hình tượng hoặc sự vật tự nói lên điều mà tác giả muốn nói. Nếu người viết cứ tự đứng ra nói thay cho nhân vật hoặc cứ

duyên. Nhưng trong một số truyện của Nguyễn Công Hoan, người đọc lại rất thú vị khi bắt gặp những câu bình luận của tác giả. Ông thường đưa những đoạn bình luận trong ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện một cách hợp lí, tạo những suy nghĩ thú vị cho độc giả, như khi ông lập luận về một tên tri huyện: “Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả.”(Đồng hào có ma) Đoạn bình luận hóm hỉnh như đùa cợt nhưng thực tế lại đánh trúng tim đen của tầng lớp quan lại đương thời với bản chất chuyên bóp nặn dân đen và những kẻ yếu thế.

Nhiều đoạn bình luận như khách quan, lạnh lùng nhưng phía sau vỏ ngoài ấy lại ẩn chứa một nỗi lòng đau đớn, như khi tác giả miêu tả một thằng con trai bất hiếu và đứa con dâu hỗn hào đã tổ chức một đám tang linh đình để trả nghĩa mẹ mà có lẽ trong bụng thì rất hạnh phúc khi mẹ chết: “Giá bà cụ dưới suối vàng biết được người con trai, con dâu nó báo hiếu làm đám ma long trọng dường này hẳn cũng phải ngậm cười” (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ). Cái “ngậm cười” này hẳn phải hiểu ngược lại, không phải là sự thanh thản khi ra đi, mà chính là cái cười chua xót khi nhận ra tất cả sự giả dối, bất nhân bất nghĩa của lũ con, và có lẽ cũng là cái cười mỉa mai sung sướng khi không còn phải sống chung với lũ con đại bất hiếu?

Có những đối thoại với độc giả, vừa là đối thoại giữa các câu chuyện kể, giúp người đọc nhìn rõ hơn muôn mặt cuộc sống như nó vốn có. Chẳng hạn, trong Một tấm gương sáng hướng người đọc cùng suy ngẫm, đồng tình hay phản đối với những chiêm nghiệm những suy nghĩ của nhân vật: “Lương tâm là gì? Là cái bung xung của hạng hèn kém nêu lên để gỡ tiếng xấu hổ. Nó chỉ là anh chàng quấy rối sự làm việc của mình, làm cản trở biết bao nhiêu thủ

đoạn kinh thiên động địa của những đấng hào kiệt”, thế nên: “bọn có chút địa vị, đố ai làm nên mà còn nghĩ tới lương tâm”.

Đến Sáu mạng người, người kể chuyện lại khẳng định: “Lương tâm ai

chẳng có? Dù làm quan cũng vậy. Thỉnh thoảng, người ta có đôi phút vụt thấy lương tâm hiện ra, mỗi khi biết mình làm bậy. Bởi vậy ông châu phiên hối hận việc đã giết oan bốn mạng lương dân.”

“Nhưng biết làm thế nào bây giờ?” Chưa đợi người đọc suy nghĩ trả lời. Ông quan nọ đã nhanh chóng trở lại bản chất của hắn, người kể chuyện giúp người đọc tiếp cận với nhân vật, hiểu rõ những động cơ thầm kín trong những hành động của nhân vật, khái quát về một lớp người: “Ông châu vón là người có óc thực tế. Hạng người này ít thiên về tình cảm. Nên khi một việc lỡ xảy ra, họ không xoa xuýt, than tiếc, mà phải cương quyết tính ngay cách đối phó sau này. Vì vậy, trong giây phút, ông lanh trí, nghĩ ngay được cách làm thế nào để tránh lỗi với quan trên”. Đó là cách mà ông đã nhanh gọn lùng bắn chết nốt hai người còn lại, và làm tờ bẩm với quan đã giết được sáu … tên giặc khách! Cuối cùng, lương tâm vẫn chỉ như một giây lóe lên trong ông rồi vụt tắt mãi mãi!

Đôi khi, người kể chuyện cùng đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau kiếm tìm, khám phá tính cách nhân vật và chân lý cuộc đời, như cách kết thúc mở của truyện “Cái thú tổ tôm”: “Vậy độc giả đoán nét mặt ông nghị Đào tôi lúc bấy giờ thế nào. Và ông có lên nhà xơi nước hay không?”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)