Thời gian tự sự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 72 - 73)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thời gian tự sự

Chiristan Metz nói: “Truyện là một chuỗi thời gian, hai lần thời gian… Có thời gian của cái được kể và thời gian của cái được biểu đạt. Tính nhị nguyên đó về cơ bản đưa ta đến một nhận xét là: một trong những chức năng của truyện kể là đổ khuôn thành một thời gian trong một thời gian khác.” [48, 109]. Như vậy, truyện ngắn chính là một loại hình nghệ thuật của thời gian.

Genette rất quan tâm đến thời gian trong truyện kể, và lí thuyết thời gian của Genette cho đến nay vẫn là cơ sở lí luận rất quan trọng để nghiên cứu tác phẩm tự sự. Genette coi thời gian là nhân tố trung chuyển từ cốt truyện đến truyện kể qua hành vi kể chuyện. Ông chia cấu trúc thời gian của tác phẩm thành ba trục: thời gian niên biểu, thời gian tự sự và thời gian phát ngôn. Thời gian niên biểu là thời gian diễn tiến của các sự kiện, các nhân vật theo đúng trật tự niên biểu của hiện thực cốt truyện. Thời gian tự sự là thời gian của trật tự các sự kiện được sắp xếp lại theo chủ quan của người kể chuyện. Đây là thời gian đã được hư cấu, cải tạo lại trong văn bản tự sự. Thời gian phát ngôn là thời gian người kể chuyện thực hiện hành vi kể chuyện cho độc giả hàm ẩn của mình, thời gian phát ngôn được xác định qua sự xuất hiện của người kể chuyện (điểm nhìn, giọng).

Chúng tôi cho rằng tìm hiểu thời gian trong truyện kể, điều cốt yếu không chỉ là trình bày tuần tự các lớp thời gian của sự kiện theo niên biểu, mà cái chính là tìm hiểu thời gian tự sự, tức là sự tổ tổ chức, sắp xếp lại thời gian của trật tự các sự kiện trong văn bản.

Người viết khảo sát thời gian tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan theo quan niệm của G. Genette trên ba cấp độ: Trật tự, thời lưu và tần xuất, từ đó rút ra bốn đặc điểm trong thời gian tự sự của Nguyễn Công Hoan như sau:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)