Người kể chuyện trong sứ mệnh tạo ra mạch tự sự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 38 - 46)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Người kể chuyện trong sứ mệnh tạo ra mạch tự sự

nghệ thuật.

Thứ ba, người kể chuyện có vai trò là người mang tiếng nói, quan điểm của tác giả về cuộc sống, con người và nghệ thuật.

Tìm hiểu vai trò người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chúng tôi tập tung hai vấn đề :

1.2.1. Người kể chuyện trong sứ mệnh tạo ra mạch tự sự độc đáo hấp dẫn dẫn

Vai trò tổ chức, kết cấu tác phẩm và vai trò dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của người kể chuyện theo chúng tôi cũng chính là sứ mệnh tạo ra một mạch tự sự độc đáo hấp dẫn của người kể chuyện. Người kể chuyện ấy vừa tổ chức một câu chuyện kể vừa phải làm sao để tạo nên sự hấp dẫn thu hút cho truyện, cuốn độc giả vào một mạch tự sự - vòng xoáy của những gì đang diễn ra trong truyện kể.

Nguyễn Công Hoan ý thức rất rõ về điều này. Theo ông, truyện hay không những phải thực mà còn phải được biết kể. Hai yêu cầu đó cần tồn tại song song và không phủ định nhau trong bất kì tác phẩm nào. “Cùng một câu chuyện, mà biết kể thì người nghe thích, không biết kể thì người nghe chán phè” [41, 1072]. Do vậy, biết kể có lẽ là điều kiện cần có để dẫn người đọc

Nguyễn Công Hoan từng kể: có người bạn văn “Tương Huyền thấy tôi nghịch ngợm, nói chuyện có duyên, nên một lần đã bảo tôi:

- Mày biết lắm chuyện buồn cười, và hay nói chuyện buồn cười, thì mày nên viết hài kịch” [41, 1062]. Nguyễn Công Hoan đã từ chối, nhưng thực chất, ngay từ những truyện ngắn đầu tiên và nhất là trong những truyện ngắn sau này, Nguyễn Công Hoan đã tự định hình một phong cách truyện ngắn trào phúng hấp dẫn của riêng mình - sáng tạo nên thể loại truyện ngắn - kịch hiện đại đầu tiên trong dòng văn học Việt Nam 1930 - 1945.

Từ trong quan niệm, Nguyễn Công Hoan coi cuộc đời “là một sân khấu hài kịch”, “ là cả một thế giới làm trò, cái gì cũng giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài…” [37, 295]. Cách nhìn cuộc đời như vậy tất yếu tạo nên chất kịch rất đậm nét trong truyện ngắn của ông. Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã khéo léo tạo nên chất kịch trong mỗi tác phẩm và thực hiện chức năng dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Đây cũng chính là cái tài, cái duyên riêng của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

"Ở giai đoạn 1930 - 1945, nếu truyện Thạch Lam tiêu biểu cho khuynh hướng “trữ tình hoá” thì truyện Nguyễn Công Hoan rất đặc trưng cho khuynh hướng “kịch hoá”. Nếu tự sự kiểu Thạch Lam như một phương thức gợi ra chủ đề, thì tự sự ở Nguyễn Công Hoan lại như là một phương thức để phơi bày trạng thái trào phúng của thế giới, một phương thức để con người tự bộc lộ tính cách, tăng cường mâu thuẫn, xung đột.” [26, 463]

Cùng với Nguyễn Công Hoan, những nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, rồi Tô Hoài, Nam Cao... cũng đã tạo ra được những tác phẩm có cốt truyện giàu chất kịch. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về những “tình huống đại hài kịch” trong sáng tác nhà văn họ Vũ làm cho nhân vật trong phút chốc “tênh hênh cả ra một lũ” và “những trang viết như vậy đều có thể chuyển thành những màn hài kịch rất đặc sắc” [52, 57]. Tuy vậy,

chất kịch trong sáng tác Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố không bộc lộ ở thể loại truyện ngắn, và chất kịch trong sáng tác Nam Cao chẳng hạn, lại chủ yếu tồn tại ở bề sâu tâm lý nhân vật, chứ chưa được “kịch hoá” thực sự như ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Vì vậy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vẫn ghi một dấu ấn riêng của người đã sáng tạo nên kiểu truyện ngắn hiện đại đầu tiên: truyện ngắn - kịch.

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, trước và sau, thường chỉ là một tình huống đời sống, một hiện tượng đời sống bất chợt bắt gặp, đó là những việc, những cảnh, những chi tiết xảy ra trước mắt nhà văn. Nhưng đó là những tình huống chứa đựng kịch tính; được làm bật lên bởi bút pháp cường điệu, phóng đại; mâu thuẫn được kiên trì dẫn dắt tới cao độ và được kết thúc một cách bất ngờ, có thể lật ngược sự thật, biến vui thành buồn, biến khóc thành cười.

Có thể hình dung mô hình ở phần lớn truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: độc giả được đưa vào tình huống A. Người kể chuyện cho truyện phát triển khiến độc giả dự đoán, nếu xảy ra sự kiện A thì sẽ có sự kiện B là nguyên nhân hoặc kết quả của A. Kết thúc, người kể chuyện lại cho sự kiện xảy ra là C, thường B và C là hai sự kiện đối lập nhau. Kết thúc bất ngờ như vậy nhằm tạo ra những biến cố ngược đời. Oẳn tà roằn, Thày cáu, Thế là mợ nó đi Tây

là những truyện tiêu biểu.

Xung đột kịch tính và kết cấu bất ngờ dường như luôn được người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan gia công sắp xếp một cách khéo léo, tự nhiên từ mở đầu - phát triển - đỉmh điểm - kết thúc.

Trong phần Mở đầu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, người kể chuyện thường dựng khung cảnh chung của truyện, hoặc giới thiệu nhân vật chính, hoặc nêu khái quát chủ đề truyện.

Ví dụ:

- “Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt đến tận xương.”

(Báo hiếu: trả nghĩa cha - không gian, khung cảnh truyện)

- “Đến hai tháng nay tôi không gặp Samandji. Đó là một chú lính da đen thuộc đạo quân thuộc địa thứ chín: Một con bò mộng nuôi chờ ngày mổ thịt. Anh ta trông dữ tợn vì hai con mắt trắng dã trên màu da mun, song bản tính thực hiền lành chất phát”

(Samandji - giới thiệu được mâu thuẫn giữa dáng vẻ bề ngoài và bản tính của nhân vật)

- “Anh ba Cốc, từ ngày lấy được vợ, thì đâm lo. Lo ngày, lo đêm. Sao cho chóng trả được món nợ cưới. Không thì rầy rà to chứ chẳng chơi! Đúng vào những chỗ hóc búa, lắm lúc rát cả mặt.”

(Vợ - khái quát chủ đề truyện)

Những xung đột kịch tính ít khi xuất hiện ngay phần mở đầu, song ở đa số truyện ngắn, phần mở đầu rất có hiệu quả kích thích trí tò mò ở độc giả (như truyện ngắn Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, cuộc đối thoại giữa người khách và người nhà hé mở những xung đột diễn ra giữa mẹ chồng - nàng dâu trong nhà.), gợi nên giọng điệu chủ đạo, vừa đối thoại, vừa trào lộng của người kể chuyện (đoạn đầu trong Cụ Chánh Bá mất giày)

Song, kĩ thuật gợi mạch tự sự của người kể chuyện chủ yếu tập trung ở phần Thắt nút - Phát triển - Đỉnh điểm trong mô hình cốt truyện nói chung.

Ở phần này, người kể chuyện đã thực sự tạo ra những màn kịch, lớp kịch, với những xung đột căng thẳng, chủ yếu được dựng lên từ những đối thoại của các nhân vật. Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Oẳn

tà roằn, Cái ví ấy của ai, Thằng điên, Thịt người chết... có cấu trúc truyện

như những màn kịch nói như vậy.

Truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha diễn ra hai màn kịch.

Màn 1: Trong căn phòng ấm áp, sang trọng, diễn ra bữa tiệc thật linh đình, lễ nghi, cung kính của ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô Con Cọp nhân ngày giỗ bố. Cuộc đối thoại chủ - khách. Chủ, khách vui vẻ, êm đềm, chẳng ai nghĩ đến rét buốt thấu tận xương.

Màn 2: Ngoài đường phố, mưa phùn, rét buốt, ngay quãng trước cửa nhà là một người đàn bà nhà quê xấu xí, rách mướp. Bà được đưa ra cửa sau và vào nhà xe tối chờ ông chủ - con trai bà, mong được đưa đi lễ và đi nghỉ. Cuộc đối thoại nghịch lí của mẹ - con.

Những màn kịch thể hiện sự đối lập của không gian, của cảnh vật, của những con người tạo hiệu quả đặc biệt. Người đọc tò mò, hồi hộp theo dõi và sốt ruột chờ đợi cùng bà lão nghèo, theo dõi bà và cách cư xử của người con giàu có mà “họ đương khen là hiếu tử.”

Báo hiếu: trả nghĩa mẹ lại là một kịch bản ba màn.

Màn 1: Đối thoại người khách - bà cụ. Màn 2: Đối thoại bà chủ - ông chủ.

Màn 3: Bà cụ sinh ra ông chủ mới tạ thế hồi đêm. Đám tang được cử hành.

Hành động ít được miêu tả trong suốt hai màn, song hai cuộc đối thoại (ở màn 1 và màn 2) chính là lời giải đáp bí mật cho nguyên nhân cái chết của bà cụ (ở màn 3).

Cấu trúc truyện kiểu này tạo hiệu quả hấp dẫn và tăng kịch tính cho cốt truyện. Người đọc như nín thở từng bước được người kể chuyện dẫn dắt tìm

hiểu thế giới ẩn khuất bên trong mỗi câu chuyện, một thế giới mà đôi khi rất khó nhận ra trong cuộc sống. Đó thực sự là một cách lộn mặt trái đời để nhìn sâu hơn hiện thực cõi đời.

Trong một số truyện ngắn khác, Nguyễn Công Hoan dựng cốt truyện chủ yếu không bằng đối thoại, mà bằng lời dẫn của người kể chuyện, bằng lời độc thoại của nhân vật (Vợ, Cô Kếu: gái tân thời, Tôi tự tử), thậm chí truyện không có nhân vật, không có đối thoại, chỉ có lời dẫn của người kể chuyện (Chiếc quan tài), hoặc chỉ dùng hình thức ghép những bức thư (Thế là mợ nó

đi Tây)... Song dù theo hình thức nào truyện cũng đạt mức độ tối đa yếu tố bất

ngờ, kịch tính.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có mối liên hệ chặt chẽ giữa mở đầu với phần phát triển - đỉnh điểm và phần kết thúc. Phần kết thường giải quyết xung đột trong phần đỉnh điểm. Song nhiều phần kết có sự hô ứng với phần mở đầu, tạo những dư ba bất ngờ.

Mở đầu truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha:

“Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt đến tận xương”.

Trong phần thân truyện kể về người mẹ cũng là cảnh: “Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt thấu tận xương”.

Và phần kết, sau khi người mẹ bị chính con trai đuổi ra đường, vẫn là cảnh đó:

“Mưa để khóc, gió để rên. Rét để cắt đứt ruột mẹ người con, mà họ đương khen là hiếu tử”. Nhưng không gian này đã nhuốm bao nỗi đau xót của người mẹ và trái tim yêu thương của nhà văn.

Nguyễn Công Hoan đã viết: “Phần kết trong các truyện của tôi, cũng giống như cái hom, nó bất ngờ đối với độc giả hệt như miệng hom nhỏ, kéo được con cá vào”. Nhìn chung, phần cuối trong các truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đều là sự xoay chuyển đột ngột và kết thúc bất ngờ.

Kết truyện Đồng hào có ma, quan huyện Hinh chờ con mẹ nuôi đi

khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí, rồi “tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giày dính vào, rồi bỏ tọt vào túi”, đã tố cáo sâu sắc thói ăn cắp, ăn bẩn thuộc về “bản tính tự nhiên” của một viên quan phụ mẫu đối với dân đen của mình.

Tấm giấy một trăm kết thúc bằng nghịch cảnh do tình ngay lí gian của

anh xe L56, khi thám tử tìm thấy tờ giấy trăm gấp tám từ chiếc đệm rơi vào hòm xe. Anh rú lên một tiếng kinh ngạc. Nhưng anh còn kinh ngạc hơn và không được giải thích lời nào vì ngay lập tức anh bị kết tội ăn cắp, “bị xích tay và giải đi”. Đó là thứ luật pháp của kẻ có tiền, có quyền - thứ luật pháp vô lí, bừa bãi, bất công với người nghèo khổ!

Cũng về đề tài ấy, Thật là phúc kể về một tên quan đèn trời soi xét, coi thú vui đánh bài hơn cả việc xử kiện. Hắn đã xử kiện vô lý đến mức bỗng chốc biến bên nguyên thành bên bị, biến người vô tội thành kẻ có tội, khiến cho anh Tam đi kiện không làm gì được chú Ván-cách đã ức hiếp vợ chồng mình, mà chợt thấy “biết ơn” quan vì “suýt nữa bị ngồi tù. Thật là phúc!” Xã hội thời ấy đã trở nên đảo điên, đầy bất trắc. Nhưng tìm đâu ra công lí cho người nghèo!

Cốt truyện kịch tính gắn với cái nhìn nhị nguyên, bởi người kể bao giờ cũng đặt sự vật, hiện tượng trong thế đối lập xấu - tốt, cao cả - thấp hèn, bóng tối - ánh sáng, thiện - ác... Điều này cũng không phải đến Nguyễn Công Hoan mới có. Cái nhìn nhị nguyên có lẽ đã xuất hiện từ trong những chuyện cổ tích xưa, trong những cuộc đấu tranh của Thạch Sanh - Lí Thông, Tấm - Cám, cuộc đấu tranh thiện - ác, tốt - xấu. Nhưng trong kết thúc của thế giới cổ tích, cái tốt, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái xấu, cái ác. Ngược lại, kết thúc của thế giới hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, cái xấu, cái ác, cái

Trường hợp đặc biệt hiếm có trong sáng tác Nguyễn Công Hoan là

Sáng, chị phu mỏ. Một sáng tác trong giai đoạn 1936 - 1939, khi có ánh sáng

của Mặt trận dân chủ, người kể chuyện Nguyễn Công Hoan đã đi đến kết thúc với chiến thắng của Sáng - chị chạy thoát ra khỏi căn phòng nơi con quỷ dâm dục tưởng rằng tiền có thể mua được mọi thứ - kết thúc ấy dự báo một nguồn sức mạnh mới dược mang đến cho con người, để tự giải thoát cho chính mình. Sáng trở thành một người công nhân duy nhất có sức chiến đấu mãnh liệt nhất trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tiêu biểu cho người phụ nữ có sức mạnh phản kháng tiềm tàng...

Hiện thực cuộc sống xã hội thực dân - phong kiến lí giải cho những kết thúc bi đát đó. Quan niệm bi quan, nhìn về cái xấu, cái ác của tác giả lí giải cho những kết thúc đó. Văn học chân chính phản ánh hiện thực, và nhà văn, không gì khác, đã chạm đến hiện thực ấy, lột trần nó, nhìn sâu tận đáy của cái Thực, thường bị che khuất bởi những cái tầm thường, bởi sự giả trá, và nhất là bởi đồng tiền...

Tuy nhiên, song song với kết thúc bằng cái xấu, cái độc ác, cái tầm thường, thấp hèn..., tiếng cười trào phúng Nguyễn Công Hoan bật lên ở kết truyện đã tạo nên hiệu quả trái ngược hoàn toàn. Nếu không phải như vậy, tại sao biết bao người đã say mê truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chứng minh sức mạnh thức tỉnh của nó đối với con người; và biết bao lần, nhà cầm quyền đã phải lo lắng về những tác phẩm của ông - nhà văn trào phúng của nhân dân.

Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan không chỉ nói lên vấn đề của thời đại, mà còn có ý nghĩa muôn đời. Và bởi lẽ, “trong vương quốc của cõi chết, tiếng cười bị cấm”, cho nên, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với sự linh hoạt, dí dỏm, trào lộng của người kể chuyện sẽ luôn là một sức hút lớn hấp dẫn mọi thế hệ bạn đọc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)