Sự sinh động, phong phú, gần gũi với ngôn ngữ đời sống

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 103)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Sự sinh động, phong phú, gần gũi với ngôn ngữ đời sống

Trong hồi kí Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan có nhắc nhiều

đến thời kì làm nghề “godautre” – thời kì mà ông luôn bị bọn quan lại ghen ghét thù oán, do bản tính cương trực, ngang ngạch và đặc biệt luôn chĩa ngòi bút châm biếm, đả kích vào chế độ quan trường. Chính vì vậy mà người thầy giáo thường cứ bị đổi đi rất nhiều nơi như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Trà Cổ, Lào Cai… Nhưng chúng không biết rằng chính những bôn ba cực nhọc của nghề lại giúp ông có một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết sâu

sắc về tâm lí, ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của nhiều loại người trong xã hội. Ông từng tâm sự: “Nghề dạy học là nghề gần gũi vì người ta tin rằng nghề làn thaayd không phải là nghề làm hại người. Bao nhiêu phụ huynh đến với tôi là từng ấy người sẵn sàng cho tôi biết đời sống của họ… Thế là 20 năm trong giáo giới, tôi lại được học thêm ở cuốn sách thiên nhiên những điều rất hay trong những trang rộng lớn và vô tận. Tôi được biết thêm nhiều nhân vật từ cách ăn mặc, cử chỉ đến các sinh hoạt thường và bất thường cho đến cách nghĩ ngợi và ăn nói” (Đời viết văn của tôi).

Những vốn sống được thu lượm, tích lũy dần dần đó đã giúp ông thật linh hoạt, tự nhiên trong việc sử dụng từ ngữ, khẩu ngữ, ngôn ngữ đời sống sinh động, phong phú, để từ đó xây dựng ngôn ngữ nhân vật, xây dựng ngôn ngữ và gọng điệu người kể chuyện trong những truyện ngắn của mình.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của đời sống, ông đưa lời ăn tiếng nói của quần chúng lao động vào vào văn chương một cách chọn lọc, khiến văn chương mất hết vẻ đài các xa vời như trước, mà thành ngôn ngữ tự nhiên, thoải mái, gần gũi với đời sống. Chẳng hạn, khi ông tả một tên tư sản khoe chó và tự mãn về con chó của mình: “Ông chủ đắc ý cười ha hả, vuốt vẻ, vui thú như được cậu con hay chữ vậy” (Răng con chó

nhà tư sản). Điều này khiến truyện của ông mang một sắc thái sinh động rất

đặc biệt.

Ngôn ngữ đời sống trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn là ngôn ngữ giàu kịch tính – tức là ngôn ngữ có tính hành động, tính khẩu ngữ và được “tính cách hóa”.

Về tính hành động của ngôn ngữ, điều dễ nhận thấy là trong truyện ngắn của ông, số lượng từ loại động từ hoạt động với tần số cao, tạo nên kịch tính cao độ ngay trong câu văn:

“Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa.”

Hay hiệu quả của cách dùng động từ để diễn tả không khí sôi động, náo nhiệt, mất trật tự của buổi họp chợ, như bày ra trước mắt người đọc một bức tranh hiện thực đời sống hết sức chân thực, sinh động:

“Người ta chen nhau, đẩy nhau, cản nhau. Một tốp người đi, một tốp người lại. Tranh nhau đi lại rồi mắc nghẽn ở lối hẹp, ùn lại. Người ta đẩy nhau. Một bà đương chổng mông, mặc cả bìa đậu, bị giúi ngã xấp xuống mẹt hàng. Một chuỗi của chẳng ngon bày ra để hiến các ông bà ông vải. Nheo nhéo.” (Bữa no đòn)

Về tính khẩu ngữ và “tính cách hóa”, ta có thể đọc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhiều đoạn đối thoại đa giọng điệu, mang tính khẩu ngữ, rất gần gũi với đời sống hàng ngày:

“Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông lý:

- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.

- Ồ, việc nhà quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!

- Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau.

- Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à?

- Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây-lô-mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia.

- Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâu. Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ!

- Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được không ạ? - Không! Phải là đàn ông kia? chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể.

Người đàn bà thở dài:

- Thế thì con biết làm thế nào được!” (Tinh thần thể dục)

Chỉ trong một đoạn thoại ngắn, ta có thể hiểu được tính cách, hoàn cảnh và tầng lớp của mỗi nhân vật. Bác Phô gái là cùng dinh, tình cảnh khó khăn, chồng ốm đau, nhà nghèo, bác muốn xin di thay chồng xem bóng đá. Do vậy, giọng Bác nhún nhường, van lơn, dùng nhiều từ đưa đẩy “thưa, thưa thầy, lạy thầy” để láy lòng ông lý. Bác lại là người ít học, nên “ki lô mét”, bác nói là “cây lô mếch”. Còn ông lý đầy quyền hành, lời ông là lời quát nạt, đe dọa, có phần nhẫn tâm. Ông có chút chữ nghĩa nên dùng từ “nữ nhân ngoại tộc”, nhưng lại tỏ ra thiếu văn hóa: “đi đá bóng cho chó nó xem à?”

3.1.2.1. Cách đặt tên, gọi tên nhân vật

Cách đặt tên nhân vật cũng rất giản dị như người ta gọi nhau trong đời sống hàng ngày: tên riêng giản dị của những người dân lao động nghèo: Phô, Cốc, Tiêu, Mấu, Mùi, Tam, Lan…, tên riêng của giới nghệ sĩ thì Lê Văn Tầm, Tiếp Như, Hồng Sơn, Việt Sĩ, Lê, Nguyễn…, giới quan lại thì ít dùng tên riêng: Hinh, Lê Thăng mà dùng nhiều đại từ gọi nhân vật như: “quan ông, quan bà, bà ấy, ngài”…, tầng lớp dưới chủ yếu dùng đại từ “nó”.

Tên riêng đi với đại từ chỉ ngôi nhân xưng: Bác Phô gái, anh Ba Cốc, anh cu Mấu, anh đĩ Mùi, chị Tam, bác Lan…chị Cu, con Đỏ, thằng Quýt…

Nhưng nhiều khi tên gọi ấy mang chứa ý nghĩa bất ngờ. Chẳng hạn, Phong và Nguyệt là hai tên có vẻ “lãng mạn”, nhưng lại tố cáo chuyện “phong

tình”, “gió trăng” của hai người. Hay để mỉa mai kẻ dốt nát mà muốn có tên văn chương, nhà văn đặt tên nhân vật để nói ngay cái tầm thường của y: Lê Văn Tầm. Hoặc mỉa mai một kẻ đầy ảo tưởng, nhà văn lại đặt cho hắn một cái tên rất kêu: Lê Hùng Dũng.

Những tên gọi giản dị, đời thường ấy không phải tác giả có được một cách ngẫu nhiên, dễ dàng. Câu chuyện ông kể về cách đặt tên truyện ngắn

Kép Tư Bền cho ta thấy rõ được sự lựa chọn kỹ càng, sát sao của ông khi đặt

tên nhân vật: “Đến tên Kép Tư Bền, tôi phải nghĩ kĩ hơn mới tìm ra. Đây là một anh kép hát người Sài Gòn. Tên Sài Gòn, thường đặt dưới thứ bậc như hai, ba tư… Kép ở Quảng Lạc hồi ấy tôi đã thuộc những tên như Sáu Phủ, Bảy Nhã, Tám Hương. Sáu, bảy, tám thì cố nhiên mang sắc thái Sài Gòn rồi, nhưng Phủ, Nhã, Hương thì tên người Hà Nội cũng được, Huế cũng được. Tôi nhớ Sài Gòn hay nói Phước, Thạch chứ không nói Phúc, Thịnh. Nhưng chưa đặc biệt Sài Gòn bằng cái tên gì nó nôm na. Ngày ấy có ông hội đồng quản hạt là Trương Văn Bền. Thấy tiếng Bền nó Sài Gòn quá, không thể lẫn với Hà Nội, với Huế được, tôi mới đặt tên cho vai chính của truyện là Kép Tư Bền” (Đời viết văn của tôi).

3.1.2.2. Cách so sánh táo bạo, chơi chữ độc đáo.

Ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan thường sử dụng cách so sánh ví von, giàu hình ảnh như cách nói, lối nói quen thuộc của dân tộc. Đôi khi ông sáng tạo những lối so sánh táo bạo và ác liệt.

Những so sánh nho nhỏ mà rất độc đáo bất ngờ và thú vị, như ông so sánh cái ngực của chị vợ anh lính da đen Samandji “đầy như cái ví của nhà tư sản chứ không như cái óc của ông nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng” (Samandji). Hoặc khi nói đến cái áo dài của một cô đào thì thật đến căng lườn đến độ “tức anh ách như một bài thơ thất luật” (Đào kép mới).

So sánh đôi khi còn để nói cạnh, nói móc một hiện tượng:

“Tôi tưởng tượng như bị nhốt trong một cái chuồng hổ, hay nguy hiểm hơn, bị nhốt vào hội quán để bắt nghe diễn thuyết” (có lẽ nhằm vào những cuộc diễn thuyết của Hội Khai trí tiến đức khoảng năm 1933).

Có khi so sánh để châm biếm sâu cay:

“Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời” (nhưng đây là con mắt sáng quắc vì thấy gái!)

Hay so sánh hóm hỉnh để gây cười:

“… và một cái áo dài sặc sỡ, chi chít những hoa là hoa, vẽ rắc rối như thời cục nước tàu” (Cô Kếu, gái tân thời).

“Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng” (Oẳn tà roằn). “Nhà hát Tây hôm ấy có cái vẻ ton nghiêm của một vị thượng quan mặc lễ phục”

So sánh để chua chát, mỉa mai: “Ban đêm trộm cắp như rươi”

“Cứ sáng tinh sương, lính cỏ đã chia nhau đứng các đường xua người ta như xua vịt” (Cấm chợ).

“.. người ta ngờ, người ta canh, người ta giữ, coi nó như một con chó đói” (Thằng ăn cắp).

“Chỉ vì số nó chẳng tốt như bà lão cụt, như thằng bé lòa” (Cái vốn để

sinh nhai).

So sánh là một biệp pháp tu từ rất thường được các nhà văn sử dụng. Trong văn học hiện thực phê phán, Nam Cao ưa dùng những so sánh suy tư triết lý đầy dằn vặt, Ngô Tất Tố hay dùng so sánh kết hợp cái thâm thúy của

một nhà nho tri thức với cái mộc mạc chính xác pha màu hài hước của văn học dân gian, Vũ Trọng Phụng mang tâm trạng hờn uất mãnh liệt dồn vào những so sánh châm biếm đả kích quyết liệt, để “lộn trái” những đối tượng vô nghĩa lí. Đặc điểm riêng của Nguyễn Công Hoan là lối so sánh táo bạo và ác liệt. Ông cũng hay dùng so sánh để trào phúng hay đá móc. Nhưng nếu như Vũ Trọng Phụng thường tạo ra nét nhòe ngữ nghĩa, bắt người đọc phải liên tưởng để ngẫm nghĩ về thâm ý của tác giả, thì sự gai góc của lối viết văn Nguyễn Công Hoan thường lộ ra mạnh mẽ, táo bạo trực tiếp trên bề mặt văn bản.

Như vậy so sánh không chỉ là biện pháp tu từ mà còn là phong cách, là tư tưởng của mỗi nhà văn.

Nguyễn Công Hoan cũng thường sử dụng ngôn ngữ đời sống một cách sáng tạo. nâng cao, kết hợp với nghệ thuật chơi chữ. Nhưng điều đáng nói ở đây là cách chơi chữ của ông có cái gì rất riêng. Cái riêng ấy chính là chất hỏm hỉnh, láu lỉnh của ngôn ngữ người kể chuyện. Cách chơi chữ ở Nguyễn Công Hoan có nhiều dạng khác nhau:

Ông đặt nghĩa đen, nghĩa bóng lấp lửng bên nhau, như nói về một ông thích chơi đồ cổ thì trong nhà có “duy nhất một cô con gái có thể bị ngờ là tân, còn thì tuốt tuồn tuột là cổ” (Bộ ấm chén cổ).

Có khi dùng từ trong truyện ông lại đảo ngược danh từ tạo sắc thái hóm hỉnh, tinh nghịch như câu: “Quyển “Mịt mù” bị mù mịt ở xó tối” (Mánh

khóe).

Đặc biệt nhất là cách chơi chữ mà Nguyễn Công Hoan thường sử dụng khi đặt tên truyện ngắn của mình, đó chính là cách để ông gây sự tò mò, thích thú, để gây cười hoặc để gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm day dứt. Chẳng hạn, ông đảo ngược danh từ gợi nên một sự chua xót cho hai thân phận của hai loại người dưới đáy xã hội trong truyện ngắn có tên Người ngựa ngựa

người. Hoặc ông đặt nghĩa tương phản như Cô Kếu, gái tân thời – rõ ràng,

“sự kiện tân thời đã bị cái tên người rất xấu là Kếu nó phá mất cái ý nghĩa đẹp đẽ, mà nó gợi cái gì đáng cười ở bên trong” (Đời viết văn của tôi). Hoặc đặt nghĩa đen nghĩa bóng lập lờ bên nhau trong một tên truyện Thế là mợ nó đi

Tây, Tinh thần thể dục, Báo hiểu: trả nghĩa cha, Báo hiểu: trả nghĩa mẹ. Có

khi tác giả theo lối chia động từ kiểu “Tây”: Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ

báo, để phê phán những ý nghĩ bẩn thỉu của bọn con cái nhà giàu vì danh hão

mà bị lừa và đi lừa lẫn nhau.

3.1.2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ

Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc, nâng cao. Nhưng có lẽ một điều mới mẻ và thú vị mà ông đem lại cho độc giả là việc ông sử dụng rất tự nhiên vốn văn học dân tộc với những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ…

Ngay từ khi còn thơ ấu, Nguyễn Công Hoan đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn học dân gian với những truyện thơ, những bài hát dân gian qua lời ngâm nga kể chuyện của bà. Vốn văn học dân tộc ấy đã thấm dần trong ông và trở thành một hành trang không thể thiếu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Trong các truyện ngắn của ông ta đều thấy thấp thoáng bóng dáng những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… được vận dụng linh hoạt, hiệu quả.

“Nhưng anh Ba Cốc, một người cày sâu cuốc bẫm, quanh năm làm ăn vất vả, vắt mũi không đủ đút miệng

“Hai vợ chồng làm nai lưng cật sức”

“song già néo đứt dây”… “chị Ba Cốc thấy bố đẻ và chống cư xử với nhau cạn tàu ráo máng”

Thậm chí nhà văn còn sử dụng những câu ca dao, lối nói cổ để đặt tên cho truyện ngắn: Nghĩ người ăn gió nằm sương - Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng, Xuất giá tòng phu, Sóng vũ môn, Danh lợi lưỡng toàn…

Trong Đời viết văn của tôi, ông viết: “Tôi nghiệm rằng khi văn chương mà viết đũng như tiếng nói và lối nói của dân tộc, thì nó hay, nó đứng vững mãi.” Nguyễn Công Hoan đã chứng minh lời ông nói qua hàng loạt truyện ngắn trào phúng của mình và sự thật thì ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ đời sống đã đi vào văn chương Nguyễn Công Hoan như nó đang tồn tại trong đời sống thực. Quả thực, truyện Nguyễn Công Hoan đúng là “truyện An Nam của người An Nam viết bằng văn An Nam cho người An Nam đọc” (Đời viết văn

của tôi)

3.1.3. Ngôn ngữ nhân vật mang sắc thái riêng

3.1.3.1. Tính đa dạng và sắc thái riêng của mỗi loại nhân vật

Mỗi nhà văn thường viết về một vài loại nhân vật ưa thích – Nam Cao: người trí thức nghèo, người nông dân nghèo, VTPhung: con người trong xã hội đô thị, không thể viết về nông dân. Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, thế giới nhân vật đa dạng hơn, ngôn ngữ nhân vật đa sắc hơn…

Vì vậy, một trong những đặc điểm nổi bật trong việc xây dựng ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là việc thể hiện thành công sự đa dạng nhiều màu sắc, nhiều sắc thái ngôn ngữ của nhân vật. Do đi được nhiều nơi, tiếp xúc nhiều loại người, lại có sẵn một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Công Hoan có một sự hiểu biết sâu sắc về tâm lí của nhiều loại người trong xã hội, ông thuộc từng lời ăn tiếng nói, nếp suy nghĩ của từng loại người. Vì vậy, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của ông đều mang sắc thái riêng, bộc lộ tâm lí xã hội của nhân vật ấy, không trộn lẫn: từ quan lại đến lính tráng, tư sản, tiểu tư sản đến me Tây, gái mới lãng mạn…

Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan có khả năng cá thể hóa nhân vật, làm bộc lộ tính cách nhân vật và làm phát triển cốt truyện.

Ông huyện trong Gánh khoai lang có một giọng trắng trợn, vô liêm sỉ,

đê tiện và bẩn thỉu đến quái gở:

“Ông huyện hình như đã nổi giận. Ông ngắm áo quần và người ngợm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)