Không gian tự sự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 50)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Không gian tự sự

Không gian tự sự là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người

Theo M. Bal: Địa điểm (location), là nơi xảy ra các sự kiện, có thể cụ thể, tường minh, cũng có thể người đọc phải tự suy ra. Địa điểm (location) là yếu tố của cốt truyện. Không gian (space) là yếu tố thuộc truyện kể, là vị trí nơi các sự kiện xảy ra đã được cấp cho những đặc điểm cá biệt, cụ thể. Không gian này có mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức, nói khác đi, không gian tự sự chịu sự chi phối của điểm nhìn tự sự.

Dưới điểm nhìn chủ yếu là theo điểm nhìn khách quan, điểm nhìn tác giả, không gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường không phải là không gian của những dằng xé nội tâm, những suy tư, trăn trở mà thường là không gian sinh hoạt – nơi các nhân vật sống, hoạt động, diễn trò.

Từ “địa điểm” đến “không gian” trong văn bản tự sự được thực hiện qua thao tác chuyển hóa “cụ thể hóa, gắn với nhận thức” [71, 84] - nhận thức của người kể chuyện, của nhân vật, của tác giả.

Về điều này, Ronen cũng chỉ ra rằng: “bất cứ một sự miêu tả nào về không gian đều viện đến cảm nhận về không gian: ngoài sự cảm nhận bằng tưởng tượng của độc giả ra, đây còn là sự cảm nhận của người kể chuyện hoặc của nhân vật; cả hai có thể hoặc là sự cảm nhận thực tế hoặc là sự cảm nhận bằng tưởng tượng. Đó là bởi không gian hư cấu và điểm nhìn có liên quan chặt chẽ với nhau” [57, 85].

Một trong những đặc điểm của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là sự chú trọng đến cốt truyện. Vì vậy tác phẩm của ông ít có những trường đoạn miêu tả không gian. Đặc điểm của thể loại cũng không cho phép điều đó. Song, nhìn toàn bộ truyện ngắn của ông, không gian tự sự dù xuất hiện ít, nhưng vẫn chứa đựng những ngữ nghĩa nhất định, phù hợp với ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ở một số truyện, từ địa điểm, không gian thực đến không gian tự sự có sự khác biệt cơ bản: sự sắp xếp lại, bài trí không gian, cảnh vật, khoảnh cách theo một mục đích nghệ thuật nào đó.

2.1.1. Không gian sinh hoạt đời thường – Bối cảnh hoạt động của nhân vật.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường chú trọng đến cốt truyện, nhân vật cũng là những nhân vật hành động, ít tâm lý. Vì vậy ông rất hiếm khi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên hầu như không có chỗ đứng trong truyện ngắn của ông. Điều này cũng phù hợp với thể loại truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Bởi truyện trào phúng gây cười do tình huống bất ngờ, những cảnh ngộ ngẫu nhiên, éo le được sắp xếp hợp lí nên thiên nhiên dường như vắng bóng. Thiên nhiên chỉ có tác dụng và gây ấn tượng khi được sử dụng cho các dạng truyện khắc họa tâm lí nhân vật, thể hiện nội tâm nhân vật trong các truyện ngắn, tiểu thuyết có chiều sâu và gợi cảm xúc. Ví dụ như truyện ngắn của Thạch Lam, Nam Cao…

Vì vậy, không gian trong truyện Nguyễn Công Hoan không xuất hiện không gian thiên nhiên, không gian tâm tưởng, mà là không gian sinh hoạt đời thường, gắn với bối cảnh hoạt động của nhân vật.

2.1.1.1. Đó là không gian sinh hoạt đời thường.

Chẳng hạn, không gian trong căn nhà, căn phòng, căn buồng chiếm số lượng nhiều nhất: 54 truyện (Phụ lục) như các truyện: Nhân tình tôi, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, Cô Kếu, gái tân thời, Mất cái ví….

Không gian của đường phố (22 truyện, ví dụ: Được chuyến khách, Người ngựa ngựa người…)

Không gian của chốn công đường (10 truyện, ví dụ: Thật là phúc, Đồng hào có ma, Ngượng mồm…)

Không gian của cái chợ (6 truyện, ví dụ: Bữa no…đòn, Thằng ăn cắp…)

Không gian sân khấu (3 truyện, ví dụ: Đào kép mới, Kép tư bền, Kiếp tài tình)

Không gian của đám ma (4 truyện, ví dụ: Báo hiếu..trả nghĩa mẹ, Chiếc

quan tài, Công dung của cái miệng, Người thứ ba)

Mỗi không gian ấy đều là nơi diễn ra những hoạt động hàng ngày của nhân vật.

Đây là không gian hoạt động của nhân vật “Thằng ăn cắp” – một góc chợ, “giữa đám bán hàng rong”: “Nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong. Thấy nó, bà bán hàng rau đứng dậy, quẩy gánh lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt sờ lại ruột tượng. Bà hàng bún riêu nắn lại tiền. Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị bán bánh rán đưa mắt cho bác bán khoai”. Không gian thường được dựng nên qua con mắt nhìn của nhân vật đối với thế giới: “Nó nhìn gánh bún riêu. Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lang”. (Thằng ăn cắp).

Đây lại là không gian của một túp nhà xiêu – không gian vẽ nên cảnh nghèo đói, lặng lẽ, bấp bênh, vô định của cả người sống và người chết: “Chiếc quan tài ấy đặt trên tấm phản, giữa một túp nhà xiêu. Một người đàn bà, quần áo nâu bạc, ngồi phệt ở bên, úp mặt vào cánh tay khoanh cạnh ván thiên, thỉnh thoảng hé vuông vải nhỏ mới, ghé ra ngoài xỉ mũi xuống nước. Gần đó, một thằng bé con, chỉ mặc một manh áo rách, thò cái gậy tre vừa đẵn, nghịch với những tăm bọt sủi trên mặt lượt bùn”. (Chiếc quan tài)

Không gian phố thường là không gian được hình dung bằng sự dịch chuyển của bước chân nhân vật, với công việc hàng ngày của nhân vật: Anh xe sau trận ốm đã gắng sức đi: từ nhà đến nhà xe, đến cửa Nam, Hàng Bông đệm, rồi tới Bờ Hồ:

“Anh rảo bước, đến hiệu xe”.

“Đi một quãng, anh chóng mặt hơn. Anh đứng lại nghỉ dể thở…anh lại thong thả tiến từng bước một”.

“Ở cửa Nam, các bạn anh đã đứng đông cả ở đó”.

“Đi độ hết phố Hàng Bông đệm, anh vẫn thấy choáng váng, rồi tối tăm mặt mũi. Anh phải đứng lại để thở”.

“Bờ Hồ là cái biển người mà các phố như các ngả sông chảy dồn người lại. Đến nơi ồn ào, tấp nập, anh Tiêu quên cả bệnh tật. Tự nhiên anh rảo cẳng từ lúc nào mà anh không biết”. (Được chuyến khách)

Đôi khi không gian không chỉ gắn với hoạt động mà còn làm tô đậm một nét tâm lý của nhân vật.

Từ sân công đường vào buồng quan, con mẹ Nuôi tiến đến trong nỗi sợ sệt, lo lắng. Trong buồng quan, từ đầu đến cuối truyện chỉ có hai người: quan và mẹ Nuôi. Chỉ có hai vật: chiếc bàn giấy và những đồng hào đôi. Hai đồ vật ấy góp phần bộc lộ rõ bản chất đê tiện, tham lam đến bỉ ổi của quan (ăn cắp một cách trắng trợn dù chỉ một đồng hào đôi của người dân lao động) đằng sau cái vỏ ngoài bệ vệ, uy nghi (sau cái bàn giấy như là biểu tượng cho khoảng cách lớn quan - dân).

Cũng không gian công đường, trong truyện Thật là phúc, xuất hiện

nhân vật quan xử kiện trong buồng tư. Nhưng trong buồng ấy cũng chỉ có hai vật mà quan đang quan tâm nhất: những “quân bài” trên “chiếu”. Vì thế quan cũng không thể nhìn thấy những “bê bết máu mê” trên mặt mũi anh Tam.

Còn anh Tam, người dân đi thưa kiện, nhưng đến công đường quan với tâm trạng sợ sệt, khúm núm của một kẻ có tội. Đây thực sự là không gian của uy quyền, của đồng tiền, của sự giả dối, vô trách nhiệm chứ đâu phải là không gian của công lý như khái niệm “công đường”!

2.1.1.2. Không gian chính là bối cảnh hoạt động của nhân vật.

tả thiên nhiên, thiên nhiên trở thành một nhân vật đặc biệt, thì Nguyễn Công Hoan chỉ tập trung vào hành động của nhân vật trong không gian hành động.

Trong bối cảnh của không gian công đường ở truyện ngắn Đồng hào có ma, chỉ có hai nhân vật hoạt động: Con mẹ Nuôi cố lần tìm năm đồng hào đôi, ông huyện hinh ngồi yên sau chiếc bàn giấy. Nhưng khi con mẹ Nuôi bỏ về vì không tìm thấy đồng thứ năm, “Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy

dính vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Trong đoạn văn, bối cảnh đồ vật trong công đường quanh ông huyện không đa dạng, chỉ có bàn giấy, chiếc giầy và đồng hào. Nhà văn không chú trọng miêu tả không gian, mà điều nhà văn chú trọng hơn cả là những cử chỉ, hành động “ăn bẩn” của lão huyện, còn không gian chỉ là môi trường hoạt động của nhân vật. Đó cũng là lí do vì sao ta nhận thấy mật độ dày đặc của động từ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Và không gian được miêu tả luôn xen với những hoạt động của nhân vật.

2.1.1.3. Đôi khi, tác giả xây dựng không gian lặp lại gắn với chuỗi hành động lặp lại, liên tiếp.

Đào kép mới đưa người đọc đến không gian của rạp tuồng An Lạc

trong hai thời điểm diễn khác nhau. Lần một, các kép hát diễn, người xem thất vọng bỏ về hết. Lần hai, gánh hát đi khắp phố trương ra những dòng quảng cáo rầm rộ về sự đổi mới của mình. Rạp đông hẳn bởi ai cũng tò mò trước cái mới, lạ. Nhưng rồi người ta lắc đầu với nhau, người ta thất vọng, lại bỏ về vì biết mình bị lừa. Trong không gian sân khấu, vẫn những con người ấy diễn, chỉ khác họ bỏ râu ria và thay vị trí ngồi. Thế là, “Từ hôm sau trở đi, chiều nào cũng vậy, cứ độ năm giờ, bọn đào kép ban An Lạc lại mũ mãng, phấn

sáp, râu ria, ngồi trơ tráo trên xe cao su, đi diễu qua các phố để phơi nắng cái đời hát tuồng còn ngắc ngoải”.

Sự lặp lại đến đơn điệu, tẻ nhạt của gánh hát trong một không gian sân khấu ở một địa điểm duy nhất, một cách kín đáo, đã chạm đến vấn đề cốt lõi của hiện thực thời đại: chế giễu, phê phán, tố cáo triều đình Bảo Đại, lật mặt hề của bọn vua quan phong kiến và thực dân.

Truyện Thế cho nó chừa là không gian Sở Cẩm và không gian chợ gắn

với tâm trạng nhân vật một thằng bé ăn cắp trước và sau thời gian nó đi tù. Trước, bị bắt vì ăn cắp ở chợ, nó sợ hãi, “òa lên, khóc thảm thiết”, nó van lạy, xin tha. Trước, khi mới bị bắt lên sở, nó xấu hổ, sợ hãi vô cùng: “Vừa bước qua mấy bậc thềm, nó vào một gian đầy những ông quần áo tây vàng, thắt lưng da ngang mình...Thấy nó vào, các ông nhìn. Từng ấy luồng con mắt rừng rực như muốn thiêu nó ra than”. Với nó lúc ấy “Cổng Hỏa Lò mở rộng. Con vật đen sì nuốt chửng thằng bé”.

Vậy mà giờ khi ở tù ra. Vẫn những hành động cũ, những không gian cũ. Nhưng, nó đã có “con mắt trông đời khác”: “Nó lang thang qua Sở Cẩm, thăm lại chỗ nó bị giam hôm đầu tiên. Nó thẹn đỏ mặt. Nó thấy rằng trước nó hèn nhát vô cùng”.

Rồi “Rảo bước, nó đi thẳng ra chợ. Qua bà hàng bánh, nó nhận ra ngay cái hồi hơn ba tháng trước, đã túm nó, giải nó lên bóp. Trong óc nó nảy ra một ý: Nó phải thử nghề”. Lần này, nó đã thành công, không ai có thể bắt được nó. Té ra, nhà tù thực dân phong kiến chẳng giúp nó chừa thói ăn cắp như người ta mong đợi, ngược lại, đã đào tạo nó trở nên tay “bợm” hơn trước! Không gian lặp lại với chuỗi hành động lặp lại chưa đến hồi kết chứng minh sự bế tắc của con đường lương thiện đối với con người trong hoàn cảnh xã hội đương thời.

Thường xuyên đặt nhân vật trong bối cảnh không gian hoạt động, sinh hoạt đời thường, miêu tả một không gian không kéo dài, Nguyễn Công Hoan muốn chỉ ra giới hạn chế ước của không gian và sự bế tắc, tù túng, ngột ngạt của không gian đối với số phận con người.

2.1.2. Không gian hẹp, chật chội, cố định.

2.1.2.1. Không gian hẹp, cố định, duy nhất, ít thay đổi.

Dường như tuân thủ tính kịch trong những nguyên tắc duy nhất (về không gian, thời gian) như trong kịch cổ điển, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ít có sự dịch chuyển không gian. Không gian trong một truyện ngắn thường chỉ diễn ra trong một không gian nhất định, hạn hẹp, ít thay đổi. Mỗi truyện chỉ xảy ra ở một địa điểm, một không gian hẹp. Nhân vật chỉ hoạt động trong một bối cảnh sinh hoạt của chính nó, không thay đổi.

Không gian hẹp, chật chội xảy ra nhiều nhất trong các truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là không gian căn phòng (54 truyện) như không gian một phòng học trong Thầy cáu, không gian một căn nhà mang tính cản trở, làm mất tự do của con người trong Người vợ lẽ bạn tôi, không gian của phòng

khách sang trọng mà đạo đức giả trong Báo hiếu: trả nghĩa cha.

Lại có những không gian hẹp hơn, chật chội hơn do tác giả tạo nên sự dồn nén của những con người và hành động của họ, như không gian một góc chợ: “Người ta chen nhau, đẩy nhau, cản nhau. Một tốp người đi. Một tốp người lại. Tranh nhau đi lại, rồi mắc ngẵng ở lối hẹp. Ủn lại. Người ta đẩy nhau. Một bà đương chổng mông, mặc cả bìa đậu, bị giúi ngã sấp xuống mẹt hàng”.

Hoặc không gian thu hẹp đến tối đa, đến một điểm duy nhất trong căn phòng nơi con người hoạt động, chẳng hạn không gian chỉ xoay quanh “một chiếc giường” trong truyện Nỗi lòng ai tỏ, Đàn bà là giống yếu.

Nếu như truyện có nhiều địa điểm thì vẫn là những nhân vật ấy xuất hiện và không có gì thay đổi.

Không gian trong Cái tết của những nhà đại văn hào dịch chuyển qua mỗi phiến đoạn câu chuyện: từ Hà Nội – vào Hà Đông, qua bến ô tô, đến nhà Nguyễn, nhưng các không gian ấy đều là nơi hoạt động của mấy anh văn sỹ nghèo với những cách nói năng, cách suy nghĩ và sinh hoạt cố định, không thay đổi.

Oằn tà roằn đưa ra nhiều khung cảnh khác nhau trong nhiều cuộc nói chuyện của một cô gái với nhiều chàng trai như để nhận trách nhiệm của họ đối với đứa bé mà cô đang mang trong bụng. Trong cuộc thoại nào, dù ở không gian nào, cô cũng cố thuyết phục họ rằng mình là “con nhà trâm anh”, vậy mà thực tế, chính cô cũng không biết tác giả thực của đứa bé là ai!

Như vậy, không gian thay đổi mà nhân vật không thay đổi. Nói khác đi, chính sự dịch chuyển của không gian làm lộ tẩy bản chất thực sự của nhân vật. Nhân vật thuộc tầng lớp nào mang bản chất của tầng lớp ấy, không thay đổi. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong truyện Mua lợn. Câu chuyện đưa ra hai không gian hoạt động của anh cu Mấu – người bán lợn và người mua lợn: từ chợ về nhà quan, qua đó cho thấy đặc điểm bản chất của hai loại người. Người dân nghèo thì hiền lành, lép vế, chịu áp bức. Kẻ quyền thế, người giàu có thì độc ác, tham lam, bóc lột người.

Chợ là một không gian tự do, nơi thuận bán, vừa mua đối với bất kì ai. Gặp bà lớn hỏi mua, anh đã nói giá con lợn béo của mình sáu đồng và bà lớn bảo anh khênh nó vào trong huyện. Thật may!Anh cu Máu nghĩ mình đã gặp được một “bà khách sộp”! Anh hi vọng... và chờ đợi...

Nhưng, bà khách đã đưa anh đến một không gian khác - dinh thự sang trọng của quan lớn - một không gian không thuộc về anh. Và như vậy, giá trị

con lợn của anh tại không gian này lại được đo bằng thước đo khác: thước đo của kẻ bốc lột! Có thể nói, ở không gian mới, anh Cu Mấu bị bóc lột sức lao động và tước mất tự do. Anh buộc phải ngậm đắng mà bán con lợn của mình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)