Hiện tại – quá khứ trong thời gian tự sự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 73 - 88)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Hiện tại – quá khứ trong thời gian tự sự

Về trật tự, theo G. Genette, nghiên cứu trật tự trong truyện kể là nghiên cứu mối quan hệ giữa trật tự thời gian tiếp nối của các sự kiện trong câu chuyện với trật tự giả - thời gian của việc sắp xếp chúng trong truyện kể.

Nhìn chung, trong truyện kể cổ trung đại, trật tự thời gian trong văn bản truyện kể thường theo thời gian hình tuyến, thống nhất với trật tự thời gian tiếp nối sự kiện trong câu chuyện. Trong truyện kể hiện đại, trật tự thời gian thường bị đảo lộn tạo nên sự sai trật niên biểu thông qua những thủ pháp thời gian như “quay ngược” hay “đón trước”, nghĩa là thuật lại những sự việc đã qua hoặc chưa đến. Ở đó, quá khứ - hiện tại - tương lai đều có thể lồng ghép, đồng hiện, tạo nên một thời gian phi tuyến tính trong truyện kể.

Như vậy, cấu trúc thời gian phi tuyến tính trong truyện kể là sự sắp xếp các sự kiện theo một chuỗi khác với trật tự niên đại. Việc xử lí trật tự chuỗi không chỉ là một quy ước văn học, mà còn là một phương tiện để nhấn mạnh, để hướng sự chú ý đến một nhân vật nào đó, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ hoặc tâm lí, để trình bày những cách giải thích khác nhau về một sự kiện.

Nguyễn Công Hoan có nhiều truyện ngắn viết theo hướng hiện đại. Cách xử lý thời gian tự sự trong truyện kể Nguyễn Công Hoan tập trung 2 cách:

Truyện kể theo trình tự biên niên: Truyện kể trong một khoảng thời gian sử dụng các mốc thời gian. Phần lớn truyện viết theo trình tự kể này (Kép

Tư Bền, Báo hiếu:trả nghĩa mẹ, Cái ví áy của ai,..)

Tuy nhiên, ở một số truyện, Nguyễn Công Hoan kể theo trình tự biên niên kết hợp đảo trật tự thời gian tạo nên cấu trúc sai trật niên biểu, như truyện: Bà chủ mất trộm, Cô Kếu: gái tân thời, Vợ, Ông chủ báo chẳng bằng lòng…

Trường hợp đặc biệt, truyện kể theo thủ pháp đồng hiện thời gian, như truyện ngắn “Hai cái bụng”.

2.2.1.1. Trình tự biên niên:

Khá nhiều truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được kể theo trình tự biên niên. Bởi trình tự biên niên tỏ ra rất phù hợp với kiểu truyện kể phi tâm lý,

hay kiểu truyện sự kiện, truyện ngắn – kịch của Nguyễn Công Hoan. Các truyện được triển khai theo logic tuyến tính, con người chủ yếu là con người hành động, nó dường như nằm ngoài tâm lý. Đây chính là cấu trúc hướng ngoại của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Và trật tự này tạo ra ấn tượng như thật, đem lại cảm giác “người thật, việc thật”.

Hơn nữa, các truyện ngắn phần lớn có quan hệ trình tự thời gian gắn kết, song hành theo trật tự tước sau cùng với quan hệ nguyên nhân (sự kiện là nguyên nhân diễn ra trước, sự kiện là hệ quả diễn ra sau). Sự sắp xếp các sự kiện theo trật tự trước sau đúng như trình tự thời gian của các sự kiện là phù hợp. Do vậy, mạch lạc trong truyện càng được biểu hiện rõ. Người đọc dễ dàng theo dõi, nắm bắt cốt truyện và tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Ám ảnh độc giả ở truyện ngắn “Kép Tư Bền” là hình ảnh một anh kép hát vô tình bị người đời bắt diễn trò bông lơn giữa lúc cha anh đang hấp hối. Thế là anh phải quên đi tấn bi kịch của đời mình, để diễn hài kịch trên sân khấu, để mà bông, mà đùa, mà pha trò cho khán giả hét lên mà cười, cười đến nỗi phải lăn ra cả đất. “Cái cảnh thương tâm của anh Tư Bền, đi đôi với cái bông lơn, cứ diễn ra mãi, mà mỗi chốc lại càng thương tâm hơn.” Mà nguyên nhân của tình thế bi hài ấy không gì khác chính là do đồng tiền - do cha anh bệnh và món nợ với ông chủ rạp càng lớn lên - anh phải nhận lời diễn, thậm chí phải kí giao kèo bán tự do của mình cho ông chủ rạp, vì ông sợ nếu hôm diễn cha anh có mệnh hệ gì thì anh cũng không thể bỏ được!

Chúng tôi tạm chia cấu trúc truyện ngắn Kép Tư Bền thành ba lớp sự kiện lớn:

- A: (Hơn một tháng nay) Tư Bền lâm vào tình cảnh nợ nần

- B: (Một ngày) Cuộc đàm thoại kí giao kèo nhận vai diễn hài, giữa Tư Bền với chủ rạp Kịch trường

- C: (Một đêm) Đêm diễn vai hài trong bi kịch của Kép Tư Bền.

Cấu trúc sự kiện này thể hiện: quá trình dẫn đến tấn bi kịch của một kép hát bội tài hoa – Tư Bền. Trình tự các lớp sự kiện A, B, C diễn ra theo trình tự trước – sau nối tiếp trên một trục thời gian và cũng được tác giả kể theo trình tự đó trong văn bản truyện.

Ta có sơ đồ:

A1 B2 C3

Các sự kiện này lập thành một mạng lưới quan hệ nguyên nhân thể hiện chủ đề chính của tác phẩm là: Sức mạnh chi phối của đồng tiền đối với xã hội sinh ra những bi kịch éo le cho con người. Xã hội mà đồng tiền tác quái, con người đối xử với nhau một cách vô nhân đạo khiến cho người tài ba lương thiện cũng phải chịu tấn bi kịch đau xót là họ buộc phải làm trái với lương tâm, đạo lí của con người.

Hầu hết các truyện ngắn dạng này có quan hệ trình tự thời gian gắn kết, song hành theo trật tự tước sau cùng với quan hệ nguyên nhân (sự kiện là nguyên nhân diễn ra trước, sự kiện là hệ quả diễn ra sau). Sự sắp xếp các sự kiện theo trật tự trước sau trong truyện kể đúng như trình tự thời gian của các sự kiện trong câu chuyện là phù hợp. Do vậy, mạch lạc trong truyện càng được biểu hiện rõ. Người đọc dễ dàng theo dõi, nắm bắt cốt truyện và tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Một ví dụ khác, câu chuyện Xuất giá tòng phu nhại lại chính nhan đề

của nó. Một người vợ không nghe lời chồng. Ngài bắt bà đi. Bà từ chối, ngài khuyên nhủ. Bà van xin, ngài thuyết phục. Rồi bà khóc, ngài to tiếng. Bà cự tuyệt, ngài đánh. Đó là một cảnh dữ dội. Kết cục, bà phải chấp nhận. Thì hóa ra, luân lí, đạo đức của người vợ phải “lấy chồng theo chồng” giờ đây là phải

nghe lời chồng, bán thân mình đi “lễ tết” cấp trên cho chồng! Xã hội đảo điên, quả thực là “Luân lí để đâu? Đạo đức để đâu?”. Để dựng lại cảnh tượng dữ dội, đầy kịch tính đó, nhà văn đã chọn cách tối ưu: gần như hoàn toàn dùng đối thoại với trình tự tuyến tính, tăng cấp của các sự kiện ở thì hiện tại!

2.2.1.2. Trình tự biên niên kết hợp cấu trúc sai trật niên biểu.

Ngoài những truyện hoàn toàn theo trật tự biên niên như sự nối tiếp của truyện kể truyền thống, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tiệm cận với truyện ngắn hiện đại bởi mở ra lối viết theo trình tự biên niên kết hợp cấu trúc sai trật niên biểu. Sự kết hợp có được do các thủ pháp “quay ngược” hay “đón trước”.

Bà chủ mất trộm là kiểu truyện kể phi tuyến tính đan xen thời gian hiện

tại và thời gian quá khứ. Các lớp sự kiện của truyện gồm:

- A: (5h30 một buổi sáng mùa đông) Bà chủ bị mẻ trộm to

- B: (Buổi trưa) Cuộc bắt người của các chức vụ dành cho bọn đầy tớ trong nhà, nhưng không thể biết đích thủ phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- C: (Ba tháng sau) Màn bí mật vẫn đóng kín

- D: (Một tối ngay hôm trước buổi sáng mùa đông kia) Bà chủ đón một ông khách rất long trọng. Khoảng vắng đêm trường che giấu bao bí mật.

- E: (5h sáng hôm sau) Bà chủ tỉnh giấc mơ màng, thấy chỉ còn một mình trên đệm, và chiếc tủ két “há hốc mồm ra”. Bà đến sở mật thám.

Trình tự các lớp sự kiện A, B, C không được tác giả kể theo trình tự trước – sau nối tiếp liên tiếp mà được kể theo thời gian phi tuyến tính, phù hợp với kiểu truyện thám tử, “lột mặt nạ” bằng cách trở lại quá khứ. Ta có sơ đồ:

A3 B4 C5 D1 E2

Cách mở truyện bằng A3 chính là thủ pháp vào giữa vấn đề, nêu lên sự kiện quan trọng nhất. Sau đó tác giả vẫn cho câu chuyện diễn tiến theo trật tự biên niên (B4, C5). Tuy nhiên vấn đề ở B, C khiến người đọc tò mò. Vì thế,

D1 là quá khứ xa nhất so với C5 mà người kể chuyện quay trở lại để tìm câu trả lời cho bức màn bí mật trên. E2 nối tiếp với D1 nhưng lại gần như trùng với A3, thời điểm mở đầu truyện kể. Như vậy, trình tự thời gian đã tạo nên một kết cấu theo vòng tròn tương ứng, xen quá khứ – hiện tại, khám phá bản chất thật sự của nhân vật và sự việc.

Tuy nhiên đây vẫn là một trình tự biên niên có xen kẽ sai trật niên biểu dễ xắp xếp. Có trường hợp như truyện ngắn Cô Kếu, gái tân thời thì người

đọc rất khó xác định trật tự thời gian, khó xác định sự kiện nào là quá khứ hay là hiện tại so với sự kiện khác. Cốt truyện không li kì, gay cấn, truyện kể là một chuỗi các sự việc riêng biệt, một nét tâm lí riêng và chúng ít có quan hệ nhân – quả trực tiếp với nhau.

Có thể nói, truyện ngắn này không có các lớp sự kiện, mà chỉ là những mảnh, những phiến đoạn thời gian bị cắt rời, với những nét tâm lí, những hành động khác nhau của cô Kếu, nhưng chúng được gắn kết với nhau trong một mạch chung là làm rõ khát vọng “tân thời” của cô gái!

- A: (Hiện tại, không xác định) Về cái tên Kếu của cô

- B: (Quanh năm) Cô phải mặc đồ thâm, vì bà mẹ cô không cho cô mặc tân thời.

- C: (Một hôm) Mẹ ngủ, cô lấy hộp phấn ra đánh, rồi ngắm ngía, rồi đi rửa mặt, mới đi ngủ.

- D: (Năm nọ) Cô giấu mẹ, may một cái áo lam.

- E: (Năm nào) Cô cũng lên hàng Ngang xem hàng mặc mới, để ước ao. Cô đến nhà bạn mượn áo mặc.

- F: Cô nghĩ đến tương lai

- G: Giấu mẹ, cô đi sắm toàn những thứ tân thời, rồi gửi nhà bạn

- H: (Mỗi buổi chiều), cô đều đến nhà cô bạn, xúng xính tự ngắm mình trong nửa giờ, rồi đi về.

Ta có sơ đồ:

A0 B0 C1 D1 E1 F2 G1 H0

Theo trình tự kể chuyện, ta thấy trật tự thời gian đã bị đảo ngược, xáo trộn một cách tự do, không xác định. A0, B0, H0 đều là những thời điểm không xác định của hiện tại. C1, D1, E1, G1 là những thời điểm tuần tự nhưng không xác định của quá khứ. Còn F2 cũng là một tương lai không xác định. Kiểu truyện này tập trung làm sáng tỏ bản chất vấn đề thực tại, thực tại được nhận thức, lí giải sáng tỏ hơn bởi nhiều góc nhìn, nhiều tọa độ thời gian khác.

Chủ yếu chúng hiện dưới dạng những hồi tưởng tâm lý của nhân vật. ý nghĩa các sự kiện tâm lý được tái hiện trong các hồi cố khi đặt trong hiện tại sẽ ánh lên những tầng vỉa ý nghĩa mới. Nhờ đó, tính cách của nhân vật được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc hơn.

Đây chính là kiểu truyện có quan hệ thời gian không song song gắn kết với quan hệ nguyên nhân (sự kiện diễn ra trước không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự kiện diễn ra sau), tác giả thường sắp xếp trật tự các sự kiện trong văn bản rất linh hoạt và sắp xếp theo trật tự nào cũng là để thể hiện một ý nghĩa nào đó thuộc mục đích, ý đồ của tác giả. Tuy nhiên, trật tự sắp xếp các sự kiện đó vẫn biểu hiện rõ mạch lạc của truyện.

Như vậy, trong các truyện ngắn kể theo trình tự biên niên kết hợp cấu trúc sai trật niên biểu, là do các thủ pháp “quay ngược” hay “đón trước”.

Thủ pháp “quay ngược” dùng khi người kể chuyện kể lại những sự kiện “bắt đầu sớm hơn điểm thời gian khởi hành của câu chuyện”. Thủ pháp này chủ yếu nhằm soi sáng quá khứ của nhân vật. Cách “quay ngược” về quá khứ của nhân vật thường để đưa ra những nét phác thảo về nhân vật với những đặc

điểm về hoàn cảnh, tính cách nhân vật; đồng thời, cung cấp cho người đọc cái nhìn ngược thời gian để khám phá nhân vật (vd: C1, D1, E1, G1 trong Kếu, gái tân thời).

Hoặc thủ pháp “quay ngược” hướng đến lấp đầy không gian kể, vừa chia cắt vừa liên kết thuyết minh cho các sự kiện của truyện. Truyện Cụ Chánh Bá mất giày mở đầu bằng sự kiện mất giày và bình luận, tiếp theo là một đoạn phim quay chậm về quá khứ: trong vòng một tháng nay, tình trạng đôi giày tã và tâm lí của cụ Chánh như thế nào. Như vậy, đoạn văn ấy đã lấy quá khứ để lí giải cho hiện tại. Đây chính là một “sự xác minh có tính hồi tưởng”. Hơn nữa, nó thường có tác dụng làm chậm lại diễn tiến của truyện được kể, để sau đó, đột ngột đẩy nhanh đến kết thúc bất ngờ, thúc đẩy câu truyện phát triển (D1 trong Bà chủ mất trộm).

Không chỉ kể “quay ngược” bằng lời người kể chuyện, thủ pháp này đôi khi cũng được sử dụng khi nhân vật tự hồi tưởng lại quá khứ của chính mình. Hồi tưởng của cô Hồi trong Giữ đồ nữ trang, hồi ức quá khứ của cô Kếu, Gái tân thời…

Quá khứ được tái hiện và đặt cạnh cái “bây giờ”, tạo ra một sự ám ảnh, day dứt, theo cách gọi: đã ba tháng nay, ba năm nay, đã hai năm nay… Chẳng hạn, trong đêm diễn hoàn hảo cho vở kịch của chính mình, nhà soạn kịch tài ba Hồng Sơn nghĩ về quá khứ và những ấp ủ của đời mình: “Một mình, chàng đứng nấp dưới bóng tối, đưa mắt ngắm cái cảnh náo nhiệt đó, là kết quả của hai năm hi sinh làm việc, hai năm nhịn nhục của chàng. Đã hai năm nay, Hồng Sơn quyết đem hết tâm lực để soạn một vở kịch đầu tiên, mà chàng quyết nó được hoàn toàn trong tất cả các phương diện”. Nhưng đêm diễn vui vẻ ấy, những thành công ấy lại đối lập với thực tại của chàng, nó day dứt ngay trong tâm trạng chàng: “Lúc đó, chàng lại vụt nom thấy túp lều tranh nghèo khổ của chàng… Chàng đã hiểu cái thiên chức của nhà nghệ thuật và số kiếp

của họ” (Kiếp tài tình). Đó chính là bi kịch của người nghệ sĩ tài năng bị bóc lột giá trị đến kiệt cùng trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấu trúc sai trật niên biểu còn được tạo nên do thủ pháp “đón trước”, khi người kể chuyện hay nhà văn thuật kể những sự kiện chưa đến. Song thủ pháp này ít có ở Nguyễn Công Hoan.

Cách “đón trước” tương lai thường là thuật lại những dự tính của nhân vật trong tương lai (Người ngựa, ngựa người; Vợ), những ước mơ của nhân vật (Cô Kếu, gái tân thời), những phán đoán (Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó

chủ báo)

Nhưng điều đáng nói trong những “dự báo” kiểu Nguyễn Công Hoan là những “đón trước” ít khi thành hiện thực. (Như trong truyện Tôi chủ báo, anh

chủ báo, nó chủ báo: “Tôi đang tưởng tượng tôi là một tay tai mắt trong làng

thơ, mà cả nước không lạ gì tên và biệt hiệu”; “Tờ báo Đời Nay lại bãi chức phó chủ nhiệm nhưng biết đâu sáu tháng nữa, cái chức ấy lại không lòi ra, vì ở xã hội này, chém bảy ngày không chết hết những thằng có tiền mà ngốc”)

Phần lớn là những dự báo nhằm tạo ra sự đối lập với kết quả tương lai, tạo hiệu quả gây bất ngờ, thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện. Truyện ngắn

Vợ có hai lần “đón trước” không thành như vậy. Ý định của anh Ba Cốc về cái món nợ với bố vợ ngày cưới: “Ý anh định sau này, khi đã là bố con, anh có thể lấy cảm tình mà xí xóa món nợ”. Nhưng không được. Bác Khán giục anh mãi, quyết anh chẳng yên được. Rồi “Anh đã tính chán cả rồi… Anh định nếu rồi không cười trừ được, thì anh đành xin khất lại. Chẳng lẽ ông ấy lại chẻ xác anh ra à? Nếu anh bị chẻ xác, thì con gái ông ấy góa chồng, còn thiệt bằng mười”. Nhưng ở đời, tính một đường thường nó đi một nẻo! Thế nên mới dẫn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 73 - 88)