Thực trạng đầu tư xét theo nghiệp vụ đầu tư 1 Công tác lập dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1)- Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

c. Đầu tư hoạt động Marketing

1.2.2.4Thực trạng đầu tư xét theo nghiệp vụ đầu tư 1 Công tác lập dự án đầu tư

Lập dự án đầu tư được coi là nội dung quan trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vì nó là kim chỉ nam, là cơ sở cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả. Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư chính là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một khoảng thời gian dài. Việc lập dự án đối với một số dự án có quy mô lớn diễn ra từ khái quát đến chi tiết theo cấp độ nghiên cứu là:

- Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư - Nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu khả thi

Để hiểu rõ hơn về công tác lập dự án của Công ty thì ta sẽ cùng xem xét các bước thực hiện sau:

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường sơ bộ thì Công ty sẽ nghiên cứu sang bước:

Thứ nhất: Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư

- Khi thấy có cơ hội kinh doanh hoặc đầu tư cho SXKD Ban Lãnh đạo Công ty sẽ thống nhất đề ra chủ trương đầu tư, phòng Kế hoạch đầu tư chuẩn bị tài liệu và văn bản trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng Dự án, Phòng Kế hoạch Đầu tư lập tờ trình Tổng giám đốc nêu rõ phương thức thực hiện, công tác chuẩn bị đầu tư cụ thể cho dự án.

- Phòng Kế hoạch đầu tư là đầu mối chủ trì tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc (nếu cần thiết) và tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư cụ thể cho dự án.

Có thể xem đây là bước tìm kiếm, đánh giá cơ hội đầu tư và đưa ra phương hướng chung cho hoạt động đầu tư. Cơ hội đầu tư thường xuất hiện khi có những vùng miền, đơn vị hay đối tác có vốn và muốn hợp tác xây dựng tại một địa điểm cụ thể nào đó. Việc đi đầu tư xây dựng vào những nơi này sẽ rất có lợi cho Công ty nằm tăng doanh thu – lợi nhuận, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực ban đầu, định hướng cho đầu tư và có tính quyết định trong việc chớp lấy thời cơ để đầu tư SXKD. Khi xem xét cơ hội đầu tư mà chỉ dựa vào sự quyết định của Ban Giám đốc thì liệu lựa chọn cơ hội đầu tư có đúng hướng, có tốt không thì cần phải xem xét thật kỹ lưỡng và khách quan. Để đánh giá tốt hơn thì Công ty nên thực hiện sang bước thứ hai.

Khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư thì Công ty sẽ thực hiện sang bước nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu tiền khả thi.

Đầu tiên Cán bộ phòng Kế hoạch sẽ đi thăm dò thị trường hoặc làm việc cụ thể với bên nhà thầu, xem xét nhu cầu thực sự của thị trường hoặc bên đối tác để đưa ra đánh giá: với tình hình kinh tế của đất nước tại thời điểm hiện nay thì việc đầu tư vào công trình, dự án này có phù hợp không, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như thế nào ? … Đây là bước xác định xem có nên đầu tư hay không ? sự đáp ứng về nguồn vốn ? năng lực máy móc thiết bị ? năng lực nguồn nhân lực như thế nào ? … Chính những điều này Công ty sẽ đánh giá được những điều Công ty cẩn bổ sung, sữa chữa để đáp ứng được nhu cầu mới phát sinh của Công ty.

Tiếp đó Phòng kế hoạch sẽ tiến hành xác định công trình cần xây dựng như thế nào, thiết bị cần mua ra sao, nhân lực phục vụ đầy đủ không ? mức vốn và chi phí bỏ ra thế nào ?... Bước xác định các vấn đề liên quan này cần đưa ra một đánh giá đầy đủ nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, chênh lệch chi phí giữa lý thuyết và thực tế nhỏ nhất.

Ngoài ra, Phòng Kỹ thuật thi công của Công ty sẽ xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác

Thứ ba: Sau khi nghiên cứu thị trường xong thì Phòng kế hoạch sẽ xác định về địa điểm xây dựng

- Phòng KH – ĐT xác định địa điểm xây dựng trên các mặt: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch vùng ảnh hưởng như thế nào đến dự án…

- Xem xét đánh giá về hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng, các chi phí về phương án địa điểm, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến giá và tiêu thụ sản phẩm.

- Phân tích các lợi ích xã hội và ảnh hưởng của dự án: an ninh quốc phòng, đời sống dân cư của nơi thực hiện dự án, ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Có những biện pháp gì để khắc phục và xử lý.

- Dự kiến tổng mức đầu tư, nguồn vốn cho dự án là những nguồn nào…

Thứ tư: Lập dự án đầu tư

Phòng Kế hoạch đầu tư cùng các phòng có liên quan tiến hành lập kế hoạch đầu tư cho từng thời kỳ hoặc báo cáo cơ hội đầu tư về dự án định đầu tư trình lên Ban Giám đốc để thẩm định và phê duyệt. Ban Giám đốc sẽ xem xét và trình lên Hội đồng quản trị để quyết định việc thực hiện dự án.

Thứ năm: Triển khai tổ chức để thực hiện dự án

-Đối với dự án do Công ty làm chủ đầu tư:

Phòng Kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm trong việc lập và lựa chọn tổ chức lập dự án đầu tư, cùng với sự trợ giúp của các phòng ban của Công ty sẽ tổ chức nghiệm thu hồ sơ dự án, chủ trì việc xác định phương án kinh doanh của dự án, những điều chỉnh đối với dự án để trình lên Ban Giám đốc Công ty ra quyết định thực hiện dự án.

-Đối với dự án do các đơn vị thành viên của Công ty làm chủ đầu tư

Đơn vị có thể trực tiếp lập dự án đầu tư hoặc nhờ Công ty lập . Sau đó trình lên Công ty. Công ty sẽ tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án cho các đơn vị thành viên. Và Ban Giám đốc sẽ đưa ra quyết định dự án có được duyệt hay không.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1)- Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)