Nhóm giải pháp Hoàn thiện các nghiệp vụ đầu tư tại Công ty * Hoàn thiện nghiệp vụ lập dự án đầu tư của Công ty

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1)- Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

I. 1 Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn tớ

2.3.2.5 Nhóm giải pháp Hoàn thiện các nghiệp vụ đầu tư tại Công ty * Hoàn thiện nghiệp vụ lập dự án đầu tư của Công ty

* Hoàn thiện nghiệp vụ lập dự án đầu tư của Công ty

Công tác lập dự án là công tác rất quan trọng của Công ty, trong đó nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất trong công tác lập dự án. Do vậy để công tác lập dự án được hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác cần phải chú trọng hơn đến công tác tuyển và đào tạo nhân viên một cách khoa học và quy cũ.

Lập BCNCKT là công tác quan trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Tổng chi phí cho giai đoạn này chiếm từ 0,5 – 15% tổng vốn đầu tư của dự án, làm tốt công tác này sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 85 – 99,5% trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Do đó quá trình soạn thảo phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của nghiên cứu.

Nghiên cứu thị trường được xem là công tác quan trọng nhất thứ 2 trong lập dự án. Tuy vậy đôi khi công tác này bị xem nhẹ và không được quan tâm đúng mức. Công ty cần tạo điều kiện hơn nữa cho nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường.

Đối với những dự án quy mô nhỏ vừa sức lực của Công ty thì Công ty nên tự thực hiện để giảm chi phí, các nhiệm vụ trong công tác lập phải được phân đúng người đúng trình độ chuyên môn đồng thời phải có chế độ khen thưởng và bồi dưỡng cho những người làm công tác lập.

Đối với những dự án lớn Công ty không thể đảm đương thì nên thuê tư vấn bên ngoài lập để được BCNCKT có chất lượng, các chỉ tiêu được tính toán chính xác đồng thời có thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra.

Công ty nêu nhiệm vụ thi công cho từng đơn vị theo đúng kế hoạch được lập, thành lập ban quản lý để thường xuyên kiểm tra giám sát tiến độ và chất lượng thi công dự án, trong công tác mua sắm máy móc thiết bị Công ty nên tham khảo các chuyên gia và nên thuê tư vấn giám định chất lượng máy móc để mua được máy móc thiết bị với giá hợp lý và chất lượng nâng cao. Ngoài ra, mặc dù cơ sở vật chất của công ty hiện nay là khá đầy đủ song khối lượng công việc hiện tại là rất lớn, do vậy ngoài việc mua sắm máy móc thiết bị thi công, trang thiết bị văn phòng… thì Công ty vần phân công công việc thật rõ ràng cho nhân viên tránh tình trạng người làm không hết việc, người lại không có việc.

Hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định dự án

Công ty cần thực hiện kết hợp với các bộ ngành có liên quan cùng tham gia như: Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch Đầu tư… Mỗi cơ quan ban ngành này sẽ thực hiện thẩm định trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Tuy nhiên đối với một số dự án cũng không cần phải có sự tham gia của ban ngành mà Công ty có thể tự tổ chức thẩm định.

Giải pháp về quy trình thẩm định: Tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định cần chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ. Cần quy định trách nhiệm của cán bộ thẩm định bằng các văn bản chính thức để tăng tính trách nhiệm của từng cán bộ thẩm định, tạo nên sự chuyên tâm trong công việc. Tiếp nhận hồ sơ và phân tích theo hướng chuyên môn hóa. Phân mảng từng dự án cụ thể chính là giải pháp cực kỳ quan trọng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng thẩm định và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án đầu tư.

Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp: Phương pháp thẩm định phải đa dạng và gồm nhiều phương pháp khác nhau nhưng sự vận dụng phương pháp nào vào từng dự án cụ thể thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ để kết hợp hài hòa giữa việc so sánh, đối chiếu rồi chi tiết hay tổng quát. Bên cạnh đó phải tuân thủ theo Quy định của Nhà nước, nếu công việc phức tạp có thể thành lập thêm nhóm cộng sự, thuê thêm chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực thẩm định và lĩnh vực đầu tư để chọn được phương pháp thẩm định tối ưu nhất.

Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định: Nhân tố con người trong công tác thẩm định dự án mang ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến chất lượng thẩm định dự án. Cần phải chú ý rất nhiều tới công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí hợp lý, biện pháp hạn chế rủi ro nghề nghiệp tối ưu nhất. Phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thẩm định bởi các tổ chức có uy tín, năng lực. Cán bộ thầm định phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của mình để phục vụ Công ty một cách tốt nhất.

Hoàn thiện nghiệp vụ nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu

- Nâng cao chất lượng của công tác lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu: - Công khai hơn nữa các thông tin đấu thầu

- Hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá thầu - Đào tạo nâng cao năng lực đấu thầu

- Áp dụng rộng rãi hơn nữa quy chế đấu thầu về mua sắm máy móc trang thiết bị vật tư

- Hiệu chính quy trình chỉ định thầu để giảm thiểu thời gian, tránh tiêu cực và phù hợp với luật đấu thầu.

- Nâng cao công tác giám sát, đánh giá hoạt động đấu thầu về việc thực hiện của nhà thầu: chất lượng công trình ra sao, tiến độ thực hiện như thế nào. Nếu vi phạm thì sẽ có hình thức xử phạt riêng.

Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư

Công tác quản lý đầu tư mang tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư, vì thế muốn tăng cường chất lượng của công việc quản lý dự án đầu tư, Công ty cần tăng cường những giải pháp sau:

Các dự án phải được lập và quản lý tổng tiến độ và tiến độ: Các nhà thầu phải có cam kết về tiến độ thực hiện dự án, sau đó Ban quản lý dự án sẽ phân công cán bộ kiểm tra lực lượng, trang thiết bị để đảm bảo đáp ứng với khối lượng công việc.

Chuẩn hóa các quy trình quản lý dự án: Thành lập một Ban quản lý dự án chuyên biên soạn nội dung, biểu mẫu để phục vụ cho công tác kiểm tra, tổ chức thi công của Dự án. Các thủ tục đầu tư, tư vấn thiết kế, lập dự toán…đều do Ban quản lý này quản lý và thực hiện. Nếu không làm được thì phải chủ động đi thuê các chuyên gia để phụ giúp làm việc này.

Nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý dự án: Phải bố trí đủ cán bộ có trình độ và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ nghiệm thu, thanh quyết toán bao gồm các công tác khảo sát thiết kế, nghiệm thu xây lắp, nghiệm thu công tác cung cấp vật tư thiết bị, giám sát nghiệm thu phê duyệt khối lượng phát sinh, làm thêm…

Cán bộ Quản lý dự án đầu tư cần quan tâm hơn nữa tới công tác giám sát đánh giá dự án và quản lý rủi ro trong đầu tư, đảm bảo vấn đề an toàn lao động cho người lao động yên tâm làm việc.

2.3.3 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1)- Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w