Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 99 - 167)

8. Bố cục của luận văn

3.3.3. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch

92

Trên phƣơng diện của các nhà quản lý và tổ chức hoạt động du lịch, cần có những nghiên cứu, thực địa và khảo sát tại các khu du lịch có di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu. Để từ đó có những tƣ vấn và quảng bá sản phẩm du lịch đến du khách. Khi tổ chức chƣơng trình du lịch lễ hội, các nhà tổ chức cần lƣu ý đến sức chứa của điểm tham quan du lịch để cho phù hợp với lịch trình và đảm bảo những thông tin truyền đạt đến du khách một cách tốt nhất.

Việc thiết kế chƣơng trình du lịch văn hóa tín ngƣỡng nhằm phục vụ du khách đi lễ hội, vãn cảnh trong không gian linh thiêng thờ Mẫu với các đối tƣợng du khách chủ yếu là khách nội địa trung niên và một số tầng lớp khách thanh niên, những đối tƣợng nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu. Thời gian diễn ra loại du lịch này là diễn ra quanh năm ngày tháng, hầu nhƣ không có tính mùa vụ.

Các doanh nghiệp lữ hành, nhà tổ chức du lịch cần có những thông tin du lịch và đội ngũ nhân viên điều hành, nhân viên thị trƣờng, hƣớng dẫn viên du lịch chuyên môn cao và nghiên cứu sâu về tín ngƣỡng thờ Mẫu thì mới có thể đáp ứng và truyền đạt thông tin chuẩn mực đến du khách. Từ đó tạo nên thị trƣờng khách phong phú và sản phẩm du lịch mới đƣợc đa dạng, hấp dẫn

93

Tiểu kết chương 3

Nội dung của chƣơng 3, tác giả đã thể hiện những căn cứ cho giải pháp, tìm hiểu và mạnh dạn đề xuất những giải pháp hữu ích và chi tiết đến từng đối tƣợng liên quan nhƣ: Những đề xuất đến các cấp cơ quan, quản lý văn hóa, các nhà quản lý về du lịch, quản lý di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu tại phủ Tây Hồ nhằm có những phƣơng án xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra hoặc trong tƣơng lai không xa sẽ ở mức độ nghiêm trọng.

Đồng thời, cũng đƣa ra những lời khuyên đến du khách khi đi du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng nói chung, trong tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng có những nhìn nhận đúng đắn nhất của du khách, đóng góp bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan và kiến trúc tôn giáo đƣợc lâu dài hơn.

Tác giả cũng hi vọng thông qua nghiên cứu này, các nhà tổ chức du lịch, có thể sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú hơn. Một vấn đề đặt ra cho du lịch văn hóa tâm linh là vấn đề về mĩ quan, môi trƣờng cũng nhƣ ý thức của cộng đồng đối với các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngƣỡng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Khắc phục đƣợc những vấn đề trên cùng với việc kết hợp kiểm tra, đánh giá hiện trạng bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa lễ hội trong hoạt động du lịch sẽ mang lại một diện mạo mới cho du lịch văn hóa tại các di tích phủ Tây Hồ và các di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội.

94

KẾT LUẬN

Tài nguyên du lịch nhân văn, đƣợc thể hiện bởi hệ thống các di tích văn hóa tín ngƣỡng dân gian, tạo nên những di sản văn hóa ở Hà Nội, hầu hết đều có nhiều tiềm năng khai thác, phát triển hoạt động du lịch. Khai thác đƣợc các tài nguyên du lịch đó sẽ góp phần định hƣớng cho sự phát triển các ngành dịch vụ - thƣơng mại nơi đây cả về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại sản phẩm du lịch.

Trong chƣơng này, luận văn đã xác định đƣợc những giá trị văn hóa (văn hóa vật thể và phi vật thể). Đồng thời, chỉ ra các giá trị sinh thái là tiềm năng tài nguyên du lịch, cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Coi đó là những động lực phát triển du lịch tại các di tích thờ Mẫu.

Luận văn cũng đề xuất, đƣa ra những quy trình tổ chức du lịch và ứng xử văn hóa tới du khách tham quan và hành lễ tại di tích tín ngƣỡng tâm linh. Đây chính là tính mới của luận văn.

Tổ chức hoạt động du lịch văn hóa của tín ngƣỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội nói chung và tại phủ Tây Hồ đƣợc đề cập sẽ đƣa đến cho khách du lịch những cảm xúc, hiểu biết mới về tín ngƣỡng, lịch sử, văn hóa, mĩ thuật kiến trúc, nghệ thuật dân gian, và góp phần xây dựng các chƣơng trình du lịch, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trƣờng thiên nhiên, xã hội ở xung quanh khu di tích thiêng liêng.

Văn hóa lịch sử, là đặc trƣng của mỗi dân tộc. Đặc biệt, tín ngƣỡng dân gian thờ Mẫu tạo nên những di sản văn hóa độc đáo thúc đẩy quan tâm của du khách đến tham quan. Văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây có nhiều khác biệt, những luôn là điều bí ẩn, vẫn đang chờ sự khám phá. Những du khách có nhu cầu du lịch tìm hiểu về nét đạp bí ẩn của văn hóa này, trƣớc khi quyết định đến nơi nào đó họ phải xem nơi đó có điều gì lạ, điều gì độc đáo về văn hóa - lịch sử ẩn trong các lễ hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu Việt Nam…hơn nữa số ngƣời quan tâm tới hệ thống di sản văn hóa này với số lƣợng không nhỏ, không phân biệt giữa những ngƣời có trình độ văn hóa, thu nhập và yêu

95

cầu cao mà bao gồm cả đối tƣợng phổ cập dân cƣ nhiều tầng lớp khác nhau. Điều đó có nghĩa là họ sẽ không đến những nơi mà sản phẩm du lịch không có gì đặc biệt và họ cũng không hài lòng nếu chuyến du lịch không tạo ra ấn tƣợng mới, những trải nghiệm về lịch sử, di sản văn hóa, phong tục, tập quán tại nơi có nhiều di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu.

Trải theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội ngày càng bị cuốn theo nhịp sống công nghiệp hiện đại trong công cuộc hội nhập toàn cầu. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang ngày bị mai một, bị rơi vào lãng quên; nhiều vấn đề môi trƣờng văn hóa đƣợc đặt ra. Ý thức đƣợc điều này, con ngƣời đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn các di tích lịch sử, phát huy các giá trị văn hóa, giải quyết các vấn đề môi trƣờng văn hóa, tìm về với cội nguồn dân tộc. Đó là lý do các loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển không ngừng sáng tạo và mở rộng.

Các di tích văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu vẫn giữ đƣợc nghệ thuật kiến trúc độc đáo của văn hóa truyền thống dân tộc Việt xƣa. Du khách từ đó sẽ có góc lăng kính nhìn mới mẻ, độc đáo và đúng đắn về hệ thống đền, miếu phủ thờ Mẫu, đƣợc trực tiếp khảo cứu, cảm nhận và hòa mình vào không gian lễ hội truyền thống của các di tích văn hóa mỗi vùng khác nhau sẽ đem đến sự thích thú, thoản mãn về tìm hiểu sinh hoạt cộng đồng văn hóa tín ngƣỡng cho du khách.

Qua các chuyến đi du lịch đó, du khách trong nƣớc cũng nhƣ khách du lịch quốc tế tìm hiểu, khám phá thêm đƣợc phong tục, tín ngƣỡng và nét đẹp trong đời sống tinh thần và sinh hoạt cộng đồng của con ngƣời ở khu vực này.

Một số hoạt động hƣớng dẫn viên tại điểm du lịch văn hóa, cho thấy đặc điểm của các di sản văn hóa đối với hoạt động hƣớng dẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức, thông tin, cách truyền đạt đến du khách còn thiếu khoa học chuyên môn. Vấn đề đó cần đƣợc khắc phục một cách sớm nhất có thể, để việc khai thác giá trị di sản vô giá này đƣợc thuận lợi.

96

Tổ chức hoạt động tham quan du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội là một trong những hoạt động thiết thực nhằm góp phần quảng bá hình ảnh của Hà Nội nói riêng và của văn hóa tín ngƣỡng sâu sắc. Thực hiện đƣợc hoạt động này một cách đúng đắn, tác giả tin chắc rằng du lịch của Hà Nội sẽ càng thu hút đƣợc nhiều du khách quốc tế và trong nƣớc biết đến hơn.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, (Chủ biên), (1990), Kinh Đạo Nam, Nxb Lao Động. 2. Trần Thúy Anh (chủ biên), (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb,

Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Trần Thúy Anh, (chủ biên), (2011), Du lịch văn hóa – những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

4. Vũ Thế Bình, (2008), Non nước Việt Nam, Nxb Tổng Cục du lịch Việt Nam, Hà Nội.

5. Trần Lâm Biền, (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

6. Phan Huy Chú, (2007), Lịch triều Hiến chương loại chí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội

7. Nguyễn Đăng Duy ( 1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.

8. Đoàn Thị Điểm (2001), Truyền Kỳ Tân Phả, Nxb Văn Học Hà Nội.

9. Hoàng Giáp – Trƣờng Công Đức (2009), Làng Tây Hồ - Phủ Tây Hồ, Nxb Chính Trị Quốc Gia,.

10. Vũ Ngọc Khánh, Nữ thần và thánh Mẫu, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 11. Vũ Ngọc Khánh (2007), Đền miếu Việt Nam, Nxb Thanh Niên.

12. Vũ Tự lập (1999) Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Thu Linh – Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội – truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

14. Luật Du lịch của Quốc Hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

15. Lƣu Văn Nghiêm (2007), Tổ chức sự kiện, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc

Dân, Hà Nội.

16. Trần Thế Pháp (1961), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Sài Gòn.

17. Dƣơng Văn Sáu (2007), Di tích Lịch sử – Văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

98

18. Nguyễn Minh San (2011), Lễ hội về Nữ thần của người Việt, Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội.

19. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Du lịch, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 20. Trần Đức Thanh (2006), Địa Lý Du lịch, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân

văn - ĐH QG Hà Nội.

21. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, trƣờng ĐHTH, thành phố Hồ Chí Minh.

22. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.

23. Hồ Đức Thọ (1999), Hầu bóng lễ thức dân gian trong thờ Mẫu – Thần Tứ phủ ở miền Bắc, Nxb Thanh Niên.

24. Nguyễn Hữu Thông, Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb Thuận Hóa,

25. Đỗ Thỉnh (1995), Di tích và văn vật vùng ven Thăng Long, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.

26. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.

27. Ngô Đức Thịnh, Lên đồng – hành trình của thần linh và thân phận, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

28. Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Nguyễn Khắc Thuần (2003), Việt sử giai thoại, Nxb Giáo dục, thành phố Hà Nội.

30. Nguyễn Huy Thức (biên dịch) (2004), Phong tục sử (lịch sử phong tục và danh nhân nước Nam), Nxb, Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

31. Vũ Mai Thùy (2004), Phong tục tập quán người Việt, Nxb Văn hóa- Thông tin Hà Nội.

32. Trần Diễm Thúy (2009), Văn hóa Du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 33. Lê Kim Thuyên (2003), Tây Thiên – Tam Đảo, Nxb Tỉnh Vĩnh Phúc. 34. Tạ Chí Đại Trƣờng (2006), Thần, người và đất Việt, Nxb, Văn hóa-

99

35. Trần Quốc Vƣợng, chủ biên (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên) (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

37. Lý Tế Xuyên (1972), Việt điện u linh, Nxb Văn Học Hà Nội.

38. Bùi Thị Hải Yến, (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

39. Từ điển Bách khoa Việt Nam, (2005), Từ điểm Bách khoa Việt Nam, tập1, 2,3,4, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Tú (2011), Tổ chức và quản lý phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, khu di tích phủ Chủ Tịch), luận văn thạc sĩ trƣờng ĐH KHXH & NV

41. Đƣờng Ngọc Hà (2012), Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ – Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ trƣờng ĐH KHXH & NV.

42. Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VIII,(1996), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

43. Hồ Chí Minh Toàn tập,(1995), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội

Thông tin tham khảo Website:

44. http://tayho.gov.vn. 45. http://www.tayninhtour.com. 46. http://btgcp.gov.vn 47. http://ditichlichsuvanhoa.com 48. http://www.bimson.gov.vn 49. http://www.langson.gov.vn 50. http://www.tuyenquang.gov.vn

PL 1

MỤC LỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 ... 2 PHỤ LỤC 2 TỔNG HỢP DI TÍCH ĐỀN THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VÙNG TRÊN CẢ NƢỚC ... 7 PHỤ LỤC 3 SƢU TẦM VĂN HÓA DÂN GIAN VỀ PHỦ TÂY HỒ ... 12 PHỤ LỤC 4 THẦN TÍCH TAM TÕA THÁNH MẪU ... 25 PHỤC LỤC 5 SƢU TẬP CÁC BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ... 33 PHỤ LỤC 6 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN QUẬN TÂY HỒ 2010 – 2015 ... 40 PHỤ LỤC 7 SƠ ĐỒ ĐƢỜNG ĐI TỚI PHỦ TÂY HỒ ... 41 PHỤ LỤC 8 XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH TIÊU BIỂU ... 44 PHỤ LỤC 9 MỘT SỐ ĐỊA CHỈ HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH ... 47 PHỤC LỤC ẢNH ... 48

PL 2

PHỤ LỤC 1

Bảng 1: Cách bài trí Thánh Mẫu Tam tòa

Thứ tự Thánh Mẫu Đệ Nhị Thánh Mẫu Đệ Nhất Thánh Mẫu Đệ Tam

Tên gọi

Sơn trang Thánh Mẫu

Tiên thiên Thƣợng thiên Thánh Mẫu Thoải phủ Thủy Cung Thánh Mẫu Tên gọi tắt Mẫu Thƣợng Ngàn Mẫu Thƣợng thiên (là sự hỗn dung của Mẫu Thiên, Mẫu Địa

và Mẫu Liễu Hạnh) Mẫu Thoải phủ Miền cai quản Cai quản vùng rừng núi

Cai quản và sáng tạo ra vũ trụ, trời và đất Là ngôi cao nhất trong

tam tòa.

Cai quản vùng sông nƣớc

Ngôi thần

Thiên thần Thiên thần, Nhân thần Mẫu Liễu nằm trong Tứ Bất tử của ngƣời Việt Thiên thần Y phục Y phục quyền quí, đội mũ thiên y, sắc xanh cây

Y phục quyền quí, đội mũ thiên y, sắc Đỏ. Y phục quyền quí, đội mũ thiên y, sắc Trắng Ngũ hành Mộc Hỏa – Thổ Thủy

PL 3

Bảng 2

Bảng thống kê lượng khách ước tính tại một số di tích quan thờ Mẫu

stt Di tích Địa điểm Ngày Công nhận DT Hội chính Lƣợng khách (lƣợt ngƣời) Tên Cấp Di tích Ngày lễ hội Ngày thƣờng 1 Phủ Tây Hồ p. Quảng An, Hà Nội 13/02/1996 Bộ VH TT & DL 3/ 3 âm lịch 10.000 200-300 2 Đền Tam Cờ tp. Tuyên

Quang 30/08/1991 Quốc Gia

12 -16/2 âm lịch 10.000 100-300 3 Đền Sòng Sơn TT. Bỉm Sơn, Thanh

Hóa 18/01/1993 Quốc Gia

26 /2 âm lịch 10.000 100-200 4 Phủ Dầy H. Vụ Bản , Nam Định 21/ 2/1975 và 9 / 9/2013 DSVH, PVT Quốc Gia 3/ 3 âm lịch 15.000 200-500 5 Điện Hòn chén Hƣơng Thọ, Hƣơng

Trà, Huế 26/09/1998 Quốc Gia

8-9/7

âm lịch 10.000 50-100 6 Núi Bà Đen Tây Ninh 21/01/1989

Bộ VH TT & DL

18-19/1

âm lịch 10.000 100-200

PL 4

Bảng 3. Lễ Mẫu Liễu Hạnh

Stt Tên gọi Màu sắc Số lƣợng Ghi chú

1 Sớ tấu Mẫu Đỏ, Xanh, Trắng 03 Loại sớ đại 2 Quả lễ Ngũ sắc 5 loại quả Theo mùa 3 Hoa lễ Ngũ sắc 5 bông Theo mùa 4 Trầu cau màu xanh 03 quả Cau tƣơi 5 Chè sen 03 gói nhỏ

6 Rƣợu lễ Trắng 01 chai

7 Vàng Đỏ 03 dây Loại vàng cây đại 8 Tiền mã 03 đinh Tiền chinh, bạc lá,…. 9 Thuốc lá 01

10 Nƣớc trắng 01 chai Loại trai 500mml

Bảng 4. Lễ Vật Công Đồng Tứ Phủ Stt Tên gọi Màu sắc Số lƣợng Ghi chú

1 Sớ Công Đồng Vàng 01 lá Loại sớ đại

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 99 - 167)