Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 66 - 67)

8. Bố cục của luận văn

2.3.4. Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống xã hội

Tục thờ Mẫu có một vai trò to lớn là mang tính chất văn hóa đậm nét dân tộc. Tín ngƣỡng thờ Mẫu thâm nhập rộng khắp nơi trong cƣ dân ngƣời Việt nói riêng và cƣ dân Đông Nam Á nói chung. Điều này đã cho thấy đây là một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam có nguồn cội lâu đời. Bởi thế, trong đền thờ Mẫu cũng là nơi linh khí hội tụ của nhiều vị thần linh dân gian, thậm chí có cả các vị thần linh ngoại nhập cùng một số nhân thần xuất thân từ các anh hùng trong lịch sử hào hùng của dân tộc mang đậm tính chất và vai trò giáo dục những truyền thống cho các thế hệ sau.

- Giá trị nhận thức thế giới (thế giới quan): Thờ Mẫu không coi thế giới tự nhiên là một thực thể riêng, tách rời với con ngƣời mà con ngƣời và tự nhiên là một thực thể đồng nhất. Với thờ Mẫu, ngƣời Mẹ của con ngƣời cũng là ngƣời Mẹ tự nhiên. Nó không chỉ nhân hóa tự nhiên mà còn nữ tính hóa tự nhiên, làm cho việc sùng bái tự nhiên thành sùng bái con ngƣời mang nữ tính. - Giá trị nhân sinh: Khác với các tín ngƣỡng, tôn giáo, thờ Mẫu không hƣớng con ngƣời và niềm tin của con ngƣời về thế giới sau khi chết, mà là thế giới hiện tại, thế giới mà con ngƣời cần phải có sức khỏe, có tiền tài và quan lộc. Đó là một nhân sinh quan mang tính tích cực, phù hợp với quan niệm “hiện sinh” của con ngƣời trong thế giới hiện đại. Lúc này niềm tin vào cái siêu nhiên mà Thánh Mẫu là đại diện trở nên thứ yếu, mang tính phƣơng tiện, còn mục đích sống của con ngƣời mới là quan trọng. Đây cũng là cách tƣ duy thể hiện tính “thực tế”, “thực dụng” của con ngƣời Việt Nam.

- Ý thức lịch sử và ý thức xã hội: Trong điện thần của thờ Mẫu, hầu hết các vị Thánh đã đƣợc lịch sử hóa, tức là đều hóa thân thành những con ngƣời có danh tiếng, có công trạng trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Trên thực tế có không ít những vị Thánh thần vốn thoát thai từ các nhân vật có thật trong lịch sử, sau này đƣợc ngƣời đời tô vẽ, thần tƣợng lên thành các vị thần thánh, tức là các vị thần thánh có “nguyên mẫu” trong lịch sử. Cũng không hiếm các vị thần linh, vốn là các thiên thần hay nhiên thần,

59

nhƣng lại đƣợc ngƣời đời “nhân thần hóa” hay “lịch sử hóa”, gán cho họ có sự nghiệp, có công trạng với đất nƣớc hay từng địa phƣơng

- Giá trị văn hoá nghệ thuật: Thờ Mẫu và các hình thức Shaman giáo đều ẩn chứa những giá trị văn hoá nghệ thuật rất phong phú. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, đó còn là các hình thức diễn xƣớng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc,... Nhiều ngƣời đã nói tới diễn xƣớng thờ Mẫu nhƣ là một hình thức sân khấu tâm linh hay một văn hoá thờ Mẫu. Chỉ riêng nghi lễ Hầu đồng thờ Mẫu đã sản sinh ra loại hình âm nhạc - hát văn, mà theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, đó là một trong hai loại hình dân ca tiêu biểu của ngƣời Việt đóng góp vào kho tàng âm nhạc thế giới. Đối với tôn giáo ngoại lai thì hình ảnh và vai trò của ngƣời Mẹ, thần thánh không đƣợc đề cao khi du nhập vào văn hóa bản địa của ngƣời Việt. Nhiều khi chúng ta bắt gặp những nhận định giải thích về hình ảnh Thánh Mẫu đƣợc đồng nhất với Quán Thế Âm Bồ Tát: Thiên Thủ Thiên Nhãn đƣợc đồng nhất với Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Quán Âm tọa sơn đƣợc đồng nhất với Thánh Mẫu Đệ Nhị Sơn Trang và Quán Âm Nam Hải thì đồng nhất với Thánh Mẫu Đệ Tam Thỏai Phủ…thậm chí ở trong một chừng mực nhất định nào đó thì Đức Mẹ Maria của đạo Thiên Chúa giáo cũng có sự đồng nhất tƣơng tự trong ý nghĩa sâu sắc.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)