Những nội dung cần tiến hành khi tổ chức hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 37 - 40)

8. Bố cục của luận văn

1.2.3.Những nội dung cần tiến hành khi tổ chức hoạt động du lịch

30

Việc xây dựng tuyến, điểm du lịch góp phần quan trọng trong việc triển khai quảng bá các tài nguyên du lịch, của địa phƣơng và dân cƣ nơi có hoạt động du lịch đang phát triển.

“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [14, tr.16]

“Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” [14, tr.16]

Trên phƣơng diện tổng thể, một tuyến du lịch, điểm du lịch tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với du khách trƣớc hết phải dựa trên những giá trị riêng biệt của nó, tiếp sau đó là khả năng đáp ứng đƣợc các nhu cầu thiết yếu của du khách khi tới tham quan, nghỉ dƣỡng… Nhƣ vậy cơ sở vật chất, kĩ thuật của tuyến, điểm tham quan có vai trò trong việc thu hút và sự trở lại của khách. Trong phạm vi nhỏ hơn đó là việc tổ chức hoạt động tham quan cho khách du lịch, thì nhà tổ chức, công ty lữ hành căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, khả năng tiếp cận mà đƣa ra những đề xuất trong các hoạt động nghỉ ngơi, tham quan, giải trí…trong suốt hành trình của du khách.

Xây dựng sản phẩm và chương trình du lịch

Các sản phẩm du lịch tại thị trƣờng Việt Nam và du khách nƣớc ngoài là một hàng hóa sẵn sàng để bán cho du khách nhƣ: chƣơng trình du lịch trọn gói; các dịch vụ vận chuyển; lƣu trú trong khách sạn theo nhiều hạng mục tiêu chuẩn khác nhau; bảo hiểm; các nhà hàng; tham quan các điểm du lịch tự nhiên và nhân tạo; tham dự các sự kiện và lễ hội hoặc sử dụng các dịch vụ giải trí khác. Để tăng nguồn doanh thu cho du lịch thì việc xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, giá bán hợp lý và đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu của du khách là điều quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp tổ chức lữ hành.

31

“Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. [14, tr.18]

Một chƣơng trình du lịch, luôn đƣợc cung cấp nhiều mức giá khác nhau để cho du khách dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mình. Khách du lịch không nhất thiết phải mua toàn bộ các dịch vụ có trong chƣơng trình du lịch mà có thể mua từng dịch vụ riêng lẻ trong đó nhƣ vận chuyển, hƣớng dẫn viên, dịch vụ ăn uống hoặc lƣu trú. Chƣơng trình du lịch cũng đƣợc phân loại bao gồm có: Chƣơng trình du lịch tôn giáo tín ngƣỡng; chƣơng du lịch chữa bệnh; du lịch thể thao; du lịch mạo hiểm; thăm thân; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch sự kiện; du lịch tổng hợp... rất đa dạng du khách có thể lựa chọn nhu cầu cho mình.

Tổ chức nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Nguồn nhân lực không chỉ quan trọng đối với ngành kinh tế, ngành quản lý, mà còn cần thiết không kém phần về chất lƣợng và số lƣợng. Ngành du lịch nói chung luôn cần đƣợc đáp ứng nguồn lao động dồi dào, phong phú về ngiệp vụ chuyên môn và cả lao động thời vụ. Với đặc tính là ngành cung cấp dịch vụ thực hiện chƣơng trình du lịch cần có một đọi ngũ xuyên suốt: là lái xe, nhân viên nhà hàng, hƣớng dẫn viên du lịch, nhận lực khách sạn, nhân lực tại điểm tham quan, nhân viên y tế.... trong quá trình thực hiện chƣơng trình đối với nhu cầu du khách đã lực chọn. Hơn nữa, ngày du lịch có tính chất vụ mùa rất cao, dẫn đến nguồn nhân lực cũng đƣợc chọn lựa theo tính chất này gồm có nguồn nhân lực công tác theo vụ mùa (ngắn hạn) và nguồn nhân lực cố định (dài hạn) trong các bộ phận quản lý, bộ phận điều hành và thực hiện nội dung lịch trình du lịch.

Tổ chức quản lý hoạt động du lịch

Trên phƣơng diện quản lý để chỉ việc nghiên cứu xem làm thế nào để tiến hành phân công, sắp xếp trình tự hợp lý để đạt đƣợc mục tiêu và mục đích đã đƣợc đề ra trong quá trình thực hiện chƣơng trình du lịch.

32

Tổ chức quản lý du lịch là một kết cấu đƣợc xây dựng theo mục tiêu chung và tiến hành phân công nhiệm vụ, xác định chức trách, trao đổi thông tin, kết hợp hỗ trợ làm việc đối với toàn bộ công việc hoạt động du lịch một cách hợp lý sao cho có thể thu đƣợc hiệu quả cao nhất khi thực hiện các chƣơng trình du lịch. Quản lý tổ chức du lịch là cả một quá trình hay hoạt động công việc xuyên suốt của hoạt động du lịch diễn ra với việc thực hiện các thỏa thuận giữa khách và doanh nghiệp lữ hành.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 37 - 40)