Tiềm năng về văn hóa phi vật thể trong tín ngưỡng Mẫu

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 59 - 61)

8. Bố cục của luận văn

2.3.2. Tiềm năng về văn hóa phi vật thể trong tín ngưỡng Mẫu

Thánh Mẫu có tên tục là Liễu Hạnh xuất hiện với quê quán, thân phận rõ ràng. Thánh Mẫu là công chúa trên Thiên Đình, giáng sinh hạ giới, hiển thánh giúp nhân dân thoát cảnh cơ hàn của cuộc sống. Trải qua tam sinh tam hóa mẫu Liễu Hạnh đƣợc đồng nhất với mẫu Thƣợng Thiên và Mẫu Địa khắp nơi phụng thờ. Đến thế kỷ mƣời sáu khi thời kỳ của sự tăng vƣợng kinh tế thời nhà Mạc, khi và công thƣơng phát triển hệ thống điện thần Tam tòa đƣợc hình thành là ba vị thánh Mẫu: Mẫu Thƣợng thiên, mẫu Nhạc phủ, mẫu Thoải phủ quản cai quyền năng vũ trụ. Các thần tích của thánh Mẫu đã thể hiện rõ tính nhân sinh cao cả (phần phụ lục 4)

Thần tích thánh Mẫu Liễu Hạnh có nhiều dị bản khác tuy nhiên thể hiện rõ nhất đó là truyền thuyết Tam sinh tam hóa của Thánh Mẫu thể hiện tính nhân sinh sâu sắc.

Mảnh đất gắn liền với truyền thuyết về cuộc hội ngộ thơ ca kỳ thú và một cuộc tình duyên kỳ lạ mà không đâu có đƣợc giữa hai bậc vĩ nhân kỳ tài.. Có tài liệu ghi lại chính Phùng Khắc Khoan đã kể lại cuộc gặp gỡ với nàng tiên Liễu Hạnh và ông cùng nhân dân lập phủ Tây Hồ phụng thờ. Chi tiết tại phần phụ lục (phụ lục 3).

Trong tín ngƣỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ, lễ hội rất phong phú và đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo, khác biệt với các tín ngƣỡng và tôn giáo khác. Tuy nhiên, tập trung và điển hình nhất trong tín ngƣỡng thờ Mẫu là nghi lễ hầu bóng hay còn gọi là hầu đồng và hệ thống các lễ hội trong các ngày lễ hội, tiệc Thánh – Mẫu. Chính từ những hình thức nghi lễ và lễ hội là những tài nguyên văn hóa quý giá để phát triển hoạt động du lịch, thu hút, quảng bá loại hình du lịch văn hóa. Dƣới đây, tác giả xin giới thiệu qua những nét chính của một trong những nghi lễ quan trọng là hầu bóng tại miền Bắc Bộ để phần nào đó giúp du khách hình dung đƣợc niềm tin tín ngƣỡng của ngƣời dân bản địa trong các ngày lễ hội.

52

Theo phong tục cổ truyền, khi đi lễ tại đền, miếu, phủ, lễ vật to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang hay mọn tùy tâm. Lễ vật trong tín ngƣỡng thờ Mẫu có những đặc điểm khách biệt với các tín ngƣỡng tôn giáo khác nhƣ Phật giáo thì lễ vật luôn phải là lễ chay và tiền vàng mã, lễ Thánh luôn có lễ mặn và tiền vàng mã… lễ Mẫu bao gồm những thứ lễ vật sau:

Lễ chay: Gồm hƣơng hoa trà quả, phẩm oản.. dùng lễ tại các ban thờ Phật, Quán Âm Bồ Tát.

Lễ mặn: Gồm có gà, lợn, giò chả… đƣợc làm cẩn thận, và để nguyên hình cung tiến lễ tại các ban thờ riêng nhƣ ban thờ Công đồng Tứ phủ. Lễ cỗ mặn Sơn trang: Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang mầu xanh. Mũi hài có thêu hình chim phƣợng. Lễ đồ sống: Gồm có trứng vịt, gạo, muối, thịt lợn sống (thịt mồi), lễ này thƣờng đặt tại Hạ ban.

Lễ vàng, mã: Là những tiền vàng bằng giấy mã, với dáng hình màu sắc khác nhau, những hình nhân, các hình ngựa, voi và thuyền rồng…sớ tấu trình lên các vị thần thánh Mẫu.

Nhạc khí và trang phục trong nghi lễ thờ Mẫu

Dàn nhạc trong nghi lễ tín ngƣỡng thờ Mẫu – hầu bóng gồm có: một đàn nguyệt, một đàn nhị, một bộ sáo, một trống lớn, một trống nhỏ, một cảnh đôi, một phách, đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi đây là những nhạc cụ phục vụ cho hát chầu văn.

Nhân sự cho một buổi hầu đồng gồm có tứ trụ hầu dâng làm nhiệm vụ dâng hƣơng hoa và thay trang phục khi thanh đồng hầu đồng, ban cung văn là những ngƣời dâng tiếng hát cung đàn để ngƣời hầu đồng thực hiện nghi lễ Thánh giáng. Hát văn vốn luôn đƣợc biết đến nhƣ một thể loại âm nhạc phục vụ nghi lễ tín ngƣỡng đặc sắc. Hát văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử với thế giới thần linh.

53

Trong hát văn, nhạc cụ gồm có ba bộ: bộ Tơ (các loại đàn), bộ Gõ (trống, phách, cảnh Chiêng, chuông, mõ), bộ Hơi (sáo, địch, tiêu). Thƣờng thì cung văn chơi đàn nguyệt đảm nhiệm vai trò hát chính. Nhƣng trong các lễ hầu đồng, cả cung văn đánh nhịp (phách, cảnh, trống) cũng phải hát. Do lễ thức này thƣờng kéo dài (có khi tới 6 đến 8 tiếng đồng hồ) nên thƣờng có thêm vài cung văn khác cùng tham gia tiếp sức, hỗ trợ. Họ có thể hoán đổi vị trí, thay nhau đàn hát sao cho vẫn đảm bảo sự liền mạch của âm nhạc và diễn xƣớng - hầu bóng trở thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc

Trang phục trong tín ngƣỡng thờ Mẫu luôn tuân thủ theo sự thích hợp màu sắc ứng với từng vị Thánh, Thần nhập đồng. Vì vậy ngƣời hầu bóng phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo lệnh đƣợc hầu bao nhiêu giá hầu thƣờng thì hầu 12 giá các Thánh giáng đồng. Trang phục bao gồm sau đây:

-Khăn đỏ phủ diện (khăn này sẽ chỉ dùng một lần trong suốt cuộc đời hầu bóng của ông Đồng và bà Cốt).

-Ít nhất là 5 chiếc áo dài mầu sắc khác nhau và một quần dài trắng. Khăn tấu hƣơng và một số ít loại khăn khác. Thắt đai lƣng màu theo các giá giáng đồng. Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn trang điểm.Tuy nhiên cũng có trƣờng hợp, ngƣời hầu đồng chỉ cần một tấm vuông vải đỏ.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 59 - 61)