Du lịch tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 40 - 42)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Du lịch tín ngƣỡng

Du lịch tín ngƣỡng hay còn gọi là du lịch tâm linh vẫn còn là khái niệm mới mẻ đối với ngành du lịch Việt Nam. Đến nay, việc phát triển loại hình du lịch này còn ở dạng tiềm năng và Việt Nam hoàn toàn có nhiều điều kiện để khai thác từ loại hình du lịch này.

Du lịch tâm linh theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn hóa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, theo quan điểm của TS. Dƣơng Văn Sáu đã cho rằng: “ Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đƣa du khách tới các cơ sở và điều kiện đặc thù giúp du khách có cơ hội đƣợc chiêm bái và thực hành các nghi thức tôn giáo – tín ngƣỡng. giúp cho họ thỏa mãn các nh cầu tâm linh - tinh thần của mình”.

Bê cạnh đó các yếu tố du lịch tín ngƣỡng và tôn giáo thƣờng gắn liền với yếu tố “thiêng”, hay nói cách khác đó chính là niềm tin vào sức mạnh vô hình của các tôn giáo khác nhau. Du lịch tín ngƣỡng - tâm linh là việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và giao tiếp với thần linh tâm linh, hƣởng thụ sinh hoạt văn hóa… làm cho con ngƣời gần gũi với tự nhiên hơn. Loại hình du lịch này hiện đang rất phát triển tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Nhậy Bản, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ…Tại Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhƣ: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam Định), chùa Thiên Mụ (Huế), điện Hòn Chén (Huế), phủ Tây Hồ Hà Nội)… Cả nƣớc

33

hiện có hàng chục nghìn địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, trong đó nhiều nơi có thể khai thác mô hình du lịch tín ngƣỡng và tôn giáo.

Nếu nhƣ du lịch tín ngƣỡng - tâm linh ở các nƣớc trên thế giới gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam du lịch tâm linh hƣớng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên. Tục thờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây, chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hƣơng và du khách nƣớc ngoài. Mặc dù chƣa có khái niệm du lịch tâm linh nhƣng đối với nhiều ngƣời Việt Nam, việc đi lễ chùa nhƣ một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng, với mong muốn những điều tốt đẹp cho bản thân và mỗi gia đình. Từ đó có thể thấy rằng:

Du lịch tín ngƣỡng là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thƣờng tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện,… Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng.

Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn cho di sản. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu dựa vào những yếu tố văn hóa. Do vậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch tín ngƣỡng - tâm linh đang là hƣớng đi mới, tạo ra sự khác biệt do du lịch Việt Nam.

Du lịch tín ngƣỡng đến các tôn giáo nhƣ tôn giáo Phật giáo, sẽ giúp con ngƣời tháo gỡ đƣợc các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Du lịch tâm linh rất cần thiết cho tinh thần con ngƣời trong xã hội hiện đại. Nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình. Làm trổi dậy đời sống giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh chính là mục tiêu của các tour du lịch tâm linh.

Điều lý thú của du lịch tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong tour đều nhƣ nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội.

34

Các chƣơng trình du lịch tâm linh vì thế gần nhƣ sinh hoạt của các hoạt động trải nghiệm với khóa tu tập có giờ giấc cụ thể, với các chƣơng trình: Ngồi tịnh tâm và tụng kinh; Pháp đàm; Thiền trà; Dự lễ xuất gia; Trò chơi dân gian; Tham vấn; Đi thiền; Pháp thoại; Thiền ca; Thiền buông thƣ,…cùng những trải nghiệm lý thú khác thu hút du khách tham gia nhiều chƣơng trình du lịch tín ngƣỡng. Điều này đƣợc thể hiện trong hoạt động du lịch tại một số di tích tiêu biểu thờ Mẫu trong cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 40 - 42)