Phủ Tây Hồ trong tâm thức của người Việt ở Bắc bộ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 53 - 54)

8. Bố cục của luận văn

2.1.3. Phủ Tây Hồ trong tâm thức của người Việt ở Bắc bộ

Khi đƣợc nhắc đế phủ Tây Hồ, dƣờng nhƣ ai đó cũng cảm thấy rằng, nơi đây đã từng quen thuộc trong đời sống văn hóa và tín ngƣỡng Mẫu. Gắn liền với hình ảnh thơ mộng và huyền ảo đó, Hồ Tây có đƣợc ngƣời dân biết đến từ rất xƣa.

Hồ Tây – một trong các hồ lớn nhất của Hà Nội, có dung tích lên tới 9 triệu m3 nƣớc, hồ đƣợc coi là lá phổi xanh của thủ đô. Theo các nhà nghiên cứu thì trong các hồ nƣớc ngọt lớn của Việt Nam thì Hồ Tây thuộc loại hồ có hệ thống sinh học tự nhiên phong phú nhất. Hồ Tây hội tụ của nhiều loài: 214 loài sống mặt hồ, 25 loài sống gần mặt hồ, 36 loài cá sinh sống, có nhiều thủy sản nhƣ ốc, trai trai, baba, tôm nƣớc ngọt.

„„...Bên cạnh đó,hồ Tây còn tụ hội nhiều loài chim, vùng gần hồ có khoảng 58 loài trong đó có 23 loài thường trú đặc biệt tại Hồ Tây có loài chim Sâm Cầm nổi tiếng...”[9, tr. 10]

Nói đến vẻ đẹp tự nhiên của Hồ Tây không thể không nói đến hệ thống vƣờn hoa cây cảnh. Gần hồ là có làng hoa cây cảnh truyền thống Nhật Tân, Quảng An. Theo số liệu khảo sát của công ty đầu từ khai thác Hồ Tây thì khu vực hồ có 258 loại cây bóng mát, trong đó hoa có 126 loài. Hoa Hồ tây không chỉ nở một hai vụ trong năm mà cả bốn mùa đều khoe sắc tỏa hƣơng đặc biệt có những hồ hoa Sen thu hút nhiều du khách tới tham quan và thƣởng thức cùng ghi lại nhƣng tấm ảnh đẹp.

Quận Tây Hồ đƣợc thành lập từ năm 1995, trên cơ sở các phƣờng, xã bao gồm quanh khu vực Hồ Tây, thống kê hiện nay của ban quản lý trên địa bàn Tây Hồ có: 68 di tích (có 21 di tích xếp hạng cấp Nhà Nƣớc) với nhiều di tích khác nhau trong đó: Gồm 18 ngôi chùa; 21 ngôi đình; 7 ngôi đền; 7 ngôi

46

miếu; 1 Am; 1 Phủ, 1 lăng mộ; 6 nhà thờ từ đƣờng; 2 di tích cách mạng; 102 bia đá. 165 câu đối Hán – Việt; 140 hoành phi; 18 quả chuông; 60 đạo sắc phong; 300 pho tƣợng đồ gỗ đồng và đá.

Không có nơi nào của thủ đô Hà Nội lại hội tụ những giá trị văn hóa dày đặc nhƣ làng Tây Hồ. Hồ Tây đã tạo cho mình một chủ đề văn học riêng biệt, là nguồn cảm hứng, thi tứ, chiết tứ, thơ ca cho biết bao thế hệ thi sĩ trong và ngoài thành Thăng Long xƣa. Văn học cổ coi Hồ Tây là cảm hứng cho nhiều thể loại dân gian: Ký, phú, truyện thơ với các danh sĩ nhƣ: Phùng Khắc Khoan; Cử nhân họ Lý, Tú tài họ Ngô, Công chúa Quỳnh Hoa, Nguyễn Mộng Tuân, Ngô Thì Sĩ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Hồ Xuân Hƣơng, Bà Huyện Thanh Quan…. Hồ Tây còn là nơi gặp gỡ đƣợc lƣu truyền trong dân gian truyền thuyết linh thiêng giữa trạng Bùng Phùng Khắc Khoan với Mẫu Liễu Hạnh. Truyền thuyết đƣợc thể hiện roc trong phần phụ lục (phụ lục 3)

Ngày nay, Hồ Tây vẫn còn lƣu giữ nhiều làng nghề truyền thống tinh xảo nhƣ: làng nghề đúc đồng Ngũ Xá, nghề dệt lĩnh làng Trích Sài; nghề dệt lụa Trúc Bạch; nghề làm giấy dó làng Bƣởi; nghề trồng hoa đào, cây quất Nhật Tân, Quảng Bá. Trong làng các thế hệ đã truyền khẩu nhau những câu ca dao mang đậm nét đẹp về Tây Hồ rằng:

“Quê ta đẹp quất Tây Hồ Tơ vàng nén mượt đầy bồ Tứ Liên

Cá Tây Hồ Nhịp chầy Yên Thái Hỏi cô mình Lĩnh Bưởi đẹp không?..”

Phủ Tây Hồ, là nơi thánh địa danh lam, bên cạnh là nơi tọa lạc nhiều ngôi đền thờ nổi tiếng và thiêng liêng điều này đã chứng tỏ rằng niềm tin tín ngƣỡng thần thánh và đời sống sinh hoạt văn hóa phong phú đậm đà bản sắc văn hóa của ngƣời Việt.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 53 - 54)