Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 34 - 36)

8. Bố cục của luận văn

1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động du lịch

Yếu tố về kinh tế. Đây là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến việc hoạt động du lịch hay các hoạt động lữ hành đƣợc thực hiện một cách hiệu quả nhất. Khi nền kinh tế của thế giới, khu vực và một quốc gia có biến chuyển về giá cả, tỷ lệ hối đoái hay các mặt hàng kinh tế chung của toàn cầu luôn biến động và các chỉ số luôn thay đổi điều này đã khiến cho việc tổ chức hoạt động du lịch có sự tác động kéo theo về giá cả chƣơng trình, thậm chí còn có thể gây ra việc bão giá thị trƣờng du lịch. Vì vậy, yếu tố kinh tế có tác động quan trọng trong việc quyết định tổ chức với chất lƣợng dịch vụ và

27

giá sản phẩm du lịch đƣợc tốt hay là không sau khi chƣơng trình du lịch đƣợc thực hiện.

Yếu tố về nguồn tài nguyên du lịch: Đây đƣợc coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tò mò và quan tâm của du khách tại một điểm, tuyến tham quan du lịch. Tài nguyên du lịch cũng là đối tƣợng mang tính tất yếu trong bất kì một chuyến tham quan nào. Đặc điểm các nguồn tài nguyên du lịch khác nhau nên tạo ra nhiều giá trị đặc biệt.

Yếu tố về xã hội: Khi tổ chức hoạt động du lịch yếu tố xã hội đƣợc thể hiện với việc mang lại lợi ích kinh tế cho các ngành, các lĩnh vực có liên quan trực tiếp và gián tiếp. Hoạt động du lịch góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trong các ngành liên quan nhƣ: giao thông vận tải; cơ sở lƣu trú; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; dịch vụ phục vụ ăn uống; đội ngũ nhân viên phục tại các khu du lịch; đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch...Hơn nữa, khi yếu tố xã hội của một quốc gia, một khu vực có đƣợc phát triển, dân trí cao mà bản sắc dân tộc vẫn đƣợc giữ gìn, điều đó thu hút khách du lịch..

Yếu tố về văn hóa. Yếu tố văn hóa luôn là phần quyết định sự tò mò của du khách bởi tính đặc thù của nó với từng vùng miền khác nhau của quốc gia có phát triển về du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị văn hóa có vị trí quan trọng tạo nên sản phẩm du lịch tức là các chƣơng trình du lịch đƣợc thiết kế, quảng bá hình ảnh quốc gia, khu du lịch và điểm đến du lịch hấp dẫn. Bằng việc chọn lọc các giá trị văn hóa, hoạt động du lịch giới thiệu văn hóa của dân tộc bản địa đến khách du lịch. Việc thỏa mãn tâm lý chuộng „„lạ” của du khách thƣờng là từ các giá trị văn hóa truyền thống mang lại.

Yếu tố về cộng đồng dân cư tại điểm đến du lịch. Tại các điểm đến du lịch của du khách không thể không đề cập đến công đồng dân cƣ tại địa phƣơng đó, vấn đề này rất tế nhị khi những điểm tham quan thƣờng gần gũi

28

với cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân. Vậy để thu hút du khách đến tham quan thì không bằng cách nào khác là ngƣời dân cƣ bản địa tại đó luôn có sự thân thiện và dễ hòa đồng với du khách bên cạnh đó du khách đến cũng có thái độ và cách ứng xử đúng đắn và văn minh nhất đối với địa phƣơng để đạt đƣợc những thỏa mãn khám phá sự hấp dẫn của văn hóa bản địa.

Yếu tố về môi trường cảnh quan và tính thời vụ. Đất nƣớc Việt Nam luôn có những rào cản cho việc thực hiện chƣơng trình du đó là thời tiết thiên tai, điều này thƣờng xuyên xảy ra đã làm cho việc thực hiện chƣơng trình khó khăn, vì vậy đã hình thành nên tính thời vụ của hoạt động du lịch. Nhằm khắc phục đƣợc tính chất này đó là việc vận động, quảng bá, thực hiện các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng xung quanh và môi trƣờng sinh thái tại các điểm du lịch từ nhiều hành động thiết thực: xử lý rác thải; chất thải, trồng rừng....quan trọng hơn là giáo dục, tuyên truyền dân cƣ địa phƣơng và du khách tham quan luôn có ý thức bảo vệ môi trƣờng sống xung quanh và cảnh quan thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ (Trang 34 - 36)