0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số hình ảnh tiêu biểu trong thơ PhạmTiến Duật 1 Hình ảnh biểu tợng

Một phần của tài liệu THI PHÁP NGÔN NGỮ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT THỜI KỲ CHỐNG MỸ (Trang 60 -65 )

3. Đặc trng cấu trúc câu thơ điển hình 1 Cấu trúc so sánh

3.2. Một số hình ảnh tiêu biểu trong thơ PhạmTiến Duật 1 Hình ảnh biểu tợng

3.2. 1 Hình ảnh biểu tợng

Đi vào thế giớ nghệ thuật thơ của Phạm Tiến Duật, ta thấy có những hình ảnh lớn lao kỳ vĩ nh hình ảnh tổ quốc, con ngời. Có khi giản dị đơn sơ nh hình

ảnh ngọn lửa, cuốc xẻng. Xoong nồi tất cả dều mang ý nghĩa biểu t… ợng cho

giá trị tinh thần, sức mạnh dân tộc, thể hiện những cảm xúc sâu lắng về đất n- ớc.

Có thể nói rằng hình tợng tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã trở thành mối cả nghĩ thiêng liêng của các nhà thơ. Cha bao giờ đất nớc lại hiện ra qua nhiều vẻ đẹp nh thế. Các nhà thơ nghĩ về đất nớc không phải chỉ trong hiện tại mà theo dòng lịch sử tìm đến ngọn nguồn xa xa của một dân tộc anh hùng. Đát nớc đã đợc sinh ra trong câu chuyện kể và truyền thuyết có từ ngàn xa – từ xứ sở cánh chim lạc bay về, nơi dấu chân ngựa của Thánh Gióng đã từng đi qua:

“Khi ta lớn lên đát nớc đã có rồi

Đất nớc có trong từ cái ngày xa mẹ thờng hay kể Đất nớc bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nớc lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc” (Đất nớc – Nguyễn khoa Điềm)

Đến thơ Phạm Tiến Duật, hình ảnh tổ quốc lại biểu hiện cho sức mạnh niềm tin, tinh thần của cả dân tộc. ở đây hình ảnh tổ quốc hiện lên cao cả vĩ đại thiêng liêng mà cũng rất quen thuộc gần gũi. Tác giả đã nhận thức và xây dựng nên hình ảnh Đất Nớc với những vất vả gian lao, nhọc nhằn đau thơng, mất mát thể hiện qua những cảm xúc xót xa sâu lắng:

“Đi trong rừng sâu câu hỏi lớn nh gió rừng thổi mãi Rằng dân tộc ta trong những năm tháng ấy

Đa lên rừng mấy chục vạn ngời con Không thể nói là không đói rét …

Một nớc bao nhiêu là đá vọng phu

Những năm tháng đợi chờ, những thập kỷ đợi chờ” (Đi trong rừng)

Hình ảnh đất nớc có cái gì thật gian lao, mất mát, vì cuộc chiến tranh mà mấy chục vạn con ngời đã hy sinh. ở đây hình ảnh tổ quốc biểu hiện cho tinh thần vợt khó, tinh thần chiến thắng đau thơng của dân tộc Việt Nam những năm chống Mỹ, thể hiên. cảm xúc mất mát trầm buồn da diết mà rất đỗi tin yêu của nhân vật trữ tình

Cảm giác xót xa, đau đớn còn đựơc thể hiện qua hình ảnh Đất Nớc trong sự giày xéo, tàn phá của quân thù:

“Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả

Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá” (Lửa đèn)

Nhng vợt lên những mất mát đau thơng ấy, hình ảnh tổ quốc đẹp lạ lùng với những truyền thống quý báu đợc hun đúc ngàn đời với sức sống mãnh liệt bền bỉ, là hình ảnh biểu tợng cho sức mạnh, cho vẻ dẹp, cho niềm tin bất diệt dể thể hiện cảm xúc tin yêu, tự hào của nhân vật trữ tình. Ta có thể thấy niềm tự hào về đất nớc giản dị ngàn đời mà vĩ đại ngàn đời:

“Đất nớc mình nhiều điều giản dị Ai cha tin rồi cũng phải tin thôi”

(Niềm tin có thật)

Đất nớc trở thành hình ảnh vĩ đại thiêng liêng trong lòng mỗi con ngời: “Đất nớc của anh, đất nớc của em

Đất nớc của con của đồng bào đồng chí Ta khóc ta cời vì Ngời, ôi tấm lòng của mẹ”

(Hạnh phúc)

Cùng với hình ảnh Đất Nớc một hình ảnh khác cũng biểu trng cho niêm tin, cho lẽ sống, cho sức mạnh bất diệt của dân tộc Việt Nam ta trong những

tháng ngày đánh Mỹ là hình ảnh Hậu phơng. Đó có khi là các địa danh cụ thể

nh: “xứ Nghệ, TP Vinh, núi Ba vì ” có khi là các bản làng, các ngõ xóm hay…

ngôi nhà nhỏ bé. Những hình ảnh ấy quen thuộc gần gũi với mọi ngời. Hình ảnh hậu phơng “tiếp lơng tải đạn ” cho tiền tuyến:

“Phía trong nhớ một vùng ngoài Những bao gạo gửi đờng dài tới đây

Hậu phơng đủ thóc vụ này

Vẫn thơng em khổ những ngày xa nhau” (Cái cập kênh)

Trong bài thơ khác, hình ảnh hậu phơng gìn giữ và tiếp nối truyền thống yêu nớc, dựng nớc, giữ nớc của dân tộc – biểu tợng cho sức sống nghìn đời của đất nớc ta.

“Vẫn in trời núi ma một dải Bà Triệu ra quân còn vết chân voi

Gọng cối đá cong giơ giữa đỉnh núi Nhồi Xay bột bánh khao quân một thửơ

Xa thành Hoa và nay Thanh Hoá

Hậu phơng nghìn đời vững trãi của ta đây” (Nghe hò đêm bốc vác)

Một hình ảnh khác cũng giàu ý nghĩa biểu tợng trong thơ ca nói chung và trong thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ chống Mỹ nói riêng là hình ảnh con ngời. Trong thơ Phạm Tiến Duật hình ảnh những con ngời hiện lên thật bình dị, đó là những ngời lính, ngời dân công, ngời thanh niên xung phong, ngời lái xe,

ngời coi kho, bà mẹ ở vùng quê, cô gái Lào xinh đẹp Những con ng… ời ấy đã

biểu tợng cho vẻ đẹp cho phẩm chất, cho ý chí của thời đại, của dân tộc Việt Nam. Tất cả họ đều yêu đất nớc bằng một thứ tình yêu say mê gần nh máu thịt. Nổi bật trong bức tranh ấy là hình ảnh ngời mẹ.

“Một đêm qua sông Lam, ớt hết Tre trúc bơ phờ, làng đã bị bom

Gạo ớt sũng cho vào niêu nhỏ Và mẹ ngồi hơ áo cho con”

(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)

Ngời mẹ lo lắng cho con từ những cái nhỏ nhặt, bình thờng nhất, nhng lại chứa đựng một tình yêu thơng lớn lao, vô bờ.

Đó còn là hình ảnh những ngời đang chiến đấu ở chiến trờng. Tất cả họ đều là hình ảnh biểu tợng cho sức mạnh, cho ý chí nghị lực, đồng thời biểu tợng cho tình yêu thơng gắn bó, thiết tha của con ngời Việt Nam. Ta bắt gặp hình ảnh cô bộ đội hi sinh cả tuổi xuân của mình cho tổ quốc, thật đẹp đẽ lớn lao

“Đã sáu bảy năm em gái xa nhà

Ba lăm tuổi chuyện chồng con cha nói Cả một thời thanh xuân sôi nổi

Ơ bên nhau bếp lửa giữa rừng xa” (Cô bộ đội ấy đã đi rồi )

Đó còn là hình ảnh đồng chí coi kho với những hi sinh thầm lặng: “ Đồng chí coi kho ơi

Đừng nói nữa bởi vì tôi

Ôm đồng chí đã khôn cầm nớc mắt Mời năm sống xa phố xa làng Tám năm ở trong núi trong hang Tất cả riêng chung

Giành cho miền Nam tất cả”

(Tiếng cời của đồng chí coi kho)

Trong thơ Phạm Tiến Duật, ta còn bắt gặp những hình ảnh quen thuộc, gần

gũi nh: Ngọn lửa, cuốc, xẻng, xoong, nồi, con đờng, mảnh tàn lá Biểu t… ợng

cho sức sống, cho truyền thống quý báu của dân tộc lu giữ từ đời này qua đời khác.

Hình ảnh “lửa đèn” hiện lên trong thơ Phạm Tiến Duật nh là một biểu tợng của sự sống, sức sống bất diệt, vĩnh hằng của dân tộc.

“Trên đất nớc đêm đêm Sáng những ngọn đèn

Mang lửa từ nghìn năm về trớc Lấy từ thở hoang sơ

Giữ qua đời này đời khác Vùi trong tro trấu nhà ta” (Lửa đèn)

Sức sống ấy không thể nào dập tắt bởi nó hội tụ của bốn nghìn năm lịch sử dân tộc. Đó là cái lửa - đèn – hoang sơ khai sinh của loài ngời.

Lửa đèn không còn là hình ảnh có thực mà nó đã trở thành máu thịt, trở thành lý tởng, trở thành tình đoàn kết keo sơn trong mỗi con ngời. Nh một mạch nguồn chảy mãi, đợc nuôi dỡng mãi trong lòng dân tộc hình ảnhngọn lửa này còn vận động rất độc đáo, có giá trị biểu tợng lớn.

“Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên Chiếc đèn chui vào ống nứa Cho em thơ đi học ban dêm Chiếc đèn chui vào lòng trái núi Cho xởng máy thay ca vời vợi Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn Cho những tốp trai làng đọc lá th thăm” (Lửa đèn)

Bên cạnh hình ảnh ngọn lửa, những hình ảnh vật chất khác nh cuốc, xẻng, xoong, nồi cũng đợc tác giả sử dụng.

“Những đội làm đờng hành quân trong đêm Nào cuốc nào choòng, xoong nồi xủng xoảng” (Gửi em cô thanh niên xung phong )

Có giá trị biểu tuợng cho những vất vả gian nan mà cũng rất tơi tắn, rộn ràng, đáng yêu của cuộc sống, thể hiện ý chí, lòng kiên nhẫn sự chu đáo của những con ngời Việt Nam.

Cũng nh hình ảnh “cuốc, choòng, xoong, nồi” có một hình ảnh rất đỗi bình thờng nhng trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nớc lại trở thành một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tợng lớn, đó là hình ảnh “mảnh tàn lá “. Hình ảnh này trong thơ Phạm Tiến Duật có ý nghĩa biểu tợng cho sự khốc liệt, huỷ hoại của chiến tranh, qua đó biểu hiện khối ý chí của ngời chiến sỹ đang đợc củng cố, đang đợc phát huy, lu giữ theo thời gian.

“Tốp bộ binh đang chờ xung phong Ngửa mặt nhình trời

Những mảnh tàn đen của lá nứa đang rơi Dữ dội rừng bên bốc cháy”

Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh Chờ dăm phút nữa thôi có lâu là mấy

Những mảnh tàn rơi trên đầu ta đấy Đã từng rơi từ mấy ngàn năm”

(Những mảnh tàn lá )

Qua hình ảnh những mảnh tàn lá này, không chỉ là cảm giác đau đớn, căm phẫn vì sự huỷ hoại, hiện hình của cái ác mà còn là sự quyết tâm, quyết thắng của ngời lính:

“Trừ ma ra, ngày mai bầu trời không còn gì rơi xuống Chỉ có chim bay và bớm lợn”

(Những mảnh tàn lá)

Nh vậy qua khảo sát sơ bộ một số kiểu hình ảnh mang tính biểu tợng trong thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ chống Mỹ, có thể nói hệ thống hình ảnh- cảm xúc trong thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ này rất phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu THI PHÁP NGÔN NGỮ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT THỜI KỲ CHỐNG MỸ (Trang 60 -65 )

×