III. THỜI KỲ 1996 ĐẾN NAY
13. Nguyễn Đức Khiêm 1996 Một số kết quả nghiên cứu bọ hung nâu (Serica orientalis Motschulsky) hại mía Tạp chí Bảo vệ thực vật số 2/1996 trang 11-
orientalis Motschulsky) hại mía. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 2/1996 trang 11-14
Trong tập đoàn sâu hại sống dưới đất, bọ hung là những loài có vị trí quan trọng. Bọ hung là tên chung gọi cho những côn trùng thuộc họ Scarabaeidae của bộ Coleoptera. Bọ trưởng thành của nhiều loài phá hoại phần trên mặt đất của cây trồng (thân, lá, hoa, quả), còn sâu non ăn hại phần dưới mặt đất (thân ngầm, rễ, củ). Ở ruộng trồng mía và khoai lang ở nước ta thường gặp nhiều loài bọ hung trong đó loài bọ hung nâu Serica orientalis Motschulsky là loài gặp ở nhiều nơi. Để góp phần phục vụ công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo những sâu hại sống trong đất, từ năm 1967 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các loài bọ hung hại mía, mà loài Serica orientalis
Motschulsky là loài được nghiên cứu nhiều về hình thái. Những dẫn liệu này làm phong phú thêm cho những hiểu biết về tập đoàn sâu hại sống trong đất ở nước ta.
Bọ hung nâu Serica orientalis Motschulsky là loài sâu hại mía và khoai lang. Hình dáng sâu non dễ nhận biết nhờ đặc trưng phân bố của các lông hình móc câu ở mặt bụng đốt cuối cùng theo hính vòng cung quanh hậu môn. Thời gian phát dục của sâu non 219- 251 ngày; trung bình 231,3 ngày. Vòng đời từ 267-318 ngày, trung bình 288,4 ngày. Ở trong đất trồng khoai và mía có 88,6-90,8% sâu non sống ở độ sâu từ 5-25 cm. Mật độ sâu non trên đất trồng các giống mía khác nhau không chênh lệch đáng kể, nhưng mật độ trên đất trồng khoai cao hơn đất trồng mía; ở mía gốc cao hơn ở mía tơ. Mỗi năm chỉ có một lứa sâu; nhưng do trưởng thành đẻ trứng kéo dài và thời gian phát dục của sâu dài nên trên đồng ruộng lúc nào cũng thấy sâu non bọ hung nâu. Bọ hung trưởng thành ăn lá cây và phần mềm trên mặt đất của nhiều loại cây trồng. Bọ hung có xu tính yếu với ánh sáng và ít bay vào đèn.