Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Đức Thụy 2004 Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong phòng chống tổng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006) (Trang 69 - 70)

III. THỜI KỲ 1996 ĐẾN NAY

9. Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Đức Thụy 2004 Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong phòng chống tổng

trừ tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong phòng chống tổng hợp bệnh hỗn hợp trên cà chua, bệnh hại có nguồn gốc từ đất. Hội thảo quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 4 - Đại học Cần Thơ 29/10/2004. Trang 88-94

Bệnh hỗn hợp giữa tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo là phổ biến ở các vùng trồng rau thuộc ngoài thành Hà Nội và phụ cận. Những vùng sản xuất rau chuyên canh như: Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên) là nhiễm rất nặng. Có 131 mẫu trong tổng số 155 mẫu điều tra đã nhiễm bệnh hỗn hợp giữa tuyến trùng nốt sưng và các loại nấm đất như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và vi

khuẩn Ralstonia solanacearum chiếm 84,5%. Riêng bệnh tuyến trùng nốt sưng với nấm

Sclerotium rolfsii thì chiếm 32,9%.

Phòng trừ tuyến trùng nốt sưng có khả năng ức chế làm giảm mật độ tuyến trùng nốt sưng ban đầu bằng sự kết hợp nấm V. chlamydosporium và T. viride có hiệu lực

nhất 84,9% sau 45 ngày, sau đó đến BTN và BAEM.

Kết quả sử dụng phân bón hữu cơ sinh học HC5.3, chế phẩm BAEM và Sincosin cho thấy hạn chế tuyến trùng nốt sưng trên giống cà chua HT-7 giảm 22,7-74,6% so với công thức đối chứng (bón NPK). Số u sưng, túi trứng và tuyến trùng tuổi 2/5g rễ cũng giảm đáng kể khi sử dụng HC5.3; BAEM, Sincosin: số u sưng, số túi trứng và số tuyến trùng tuổi 2/rễ giảm đáng kể, tuyến trùng trong đất giảm 74,6%.

Biện pháp luân canh với lúa nước tác dụng giảm mật độ tuyến trùng nốt sưng, tiêu diệt hạch nấm S. rolfsii. Sau 4,5-11,5 tuần dìm hạch thì tỷ lệ nảy mầm của hạch ở 2 công thức luân canh với lúa nước còn 1,33-18,7%.

Sử dụng giống cà chua (VFN-Roma) chứa gen Mi kháng tuyến trùng nốt sưng kết hợp dùng phân hữu cơ HC5.3, phun các chế phẩm BAEM, BTN, Sincosin và Argispon đã cho kết quả hạn chế tuyến trùng nốt sưng và nấm S. rolfsii phát triển trên cà chua,

đều biểu hiện rõ là những giống kháng tuyến trùng nốt sưng (R-resistant).

Phòng trừ bệnh hỗn hợp trên giống cà chua HT-7 ngoài đồng ruộng sau 3 lần xử lý mức độ nhiễm bệnh đều ở mức độ thấp. Ở các công thức xử lý thuốc cho năng suất cao hơn hẳn (3,0kg/cây) và CSB (%) thấp. Mối tương quan giữa năng suất, số quả trên cây và mức độ hại do cả 2 bệnh gây ra là mối tương quan chặt (r2 = 0,7301 & 0,7113).

Kết quả nghiên cứu đã bước đầu khẳng định hiệu quả rõ rệt của các biện pháp phòng trừ tổng hợp là giảm bớt tối đa lượng thuốc sử dụng, giảm chi phí BVTV, hạn chế tối đa sự phát triển và gây hại của bệnh, tăng tính kháng bệnh của cây, cung cấp dinh dưỡng cho đất giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao. Vấn đề cần quan tâm là không dừng ở việc nghiên cứu trên một loại cây trồng với 2 bệnh này, vì đây là những loài đa phổ kí chủ và thường gây hại trên rất nhiều loại cây trồng nên cần chọn lọc cây trồng trong hệ thống luân canh, tiến hành nghiên cứu đồng bộ, tập trung giải quyết những vấn đề thiết yếu trong sản xuất về cơ cấu sản xuất cây trồng và các khâu trong biện pháp canh tác.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)