KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006) (Trang 127 - 135)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM

3. Biến động nhiễm đơn bào ký sinh theo tuổ

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM

THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM

Vũ Duy Giảng, Nguyễn ThịLương Hồng, Tôn Thất Sơn,

Nguyễn Đức Chỉnh, Bùi Quang Tuấn, Trịnh Thị Quỳ, Đỗ Thị Tám, Nguyễn Bách Việt, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Xuân Bả

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của động vật nuôi. Chi phí về thức ăn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí sản phẩm chăn nuôi (65-70%). Như vậy việc khai thác và sử dụng tốt tất cả các nguồn tài nguyên thức ăn trong nước có một ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật vô cùng to lớn.

Theo phương hướng này, trong suốt 50 năm qua, Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đã tập trung nghiên cứu vào các đề tài sau:

1. Phân tích thành phần hoá học và đánh giá giá trị năng lượng các loại thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

2. Đánh giá giá trị dinh dưỡng và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn thức ăn bản địa. 3. Chế biến, bảo quản và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

Đề tài 1

Dưới sự chủ trì của Viện Chăn nuôi quốc gia, Bộ môn đã tham gia xây dựng "Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam xuất bản vào các năm 1995" (Nguyễn Văn Thưởng và Sumulin chủ biên, 1998 (Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 1998) và 2001 (Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 2001).

- Tình trạng dinh dưỡng khoáng đối với bò sữa nuôi ở Mộc Châu (Tình trạng dinh dưỡng khoáng của đàn bò sữa Mộc Châu của Vũ Duy Giảng, Nguyễn Đức Chỉnh, Nguyễn Thị Minh Yến và Đỗ Thị Tám - Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 283, 1/1986): "Trong mùa khô đàn bò sữa Mộc Châu thiếu 69% Ca và 82,5% P so với nhu cầu, không thiếu Mg. Mùa mưa thiếu 51-56% Ca và 53-62% P; 10-16% Mg so với nhu cầu. Cu trong khẩu phần cũng thiếu nhiều và bổ sung Cu đã làm tăng sản lượng sữa lên 20% và tốc độ tăng trọng của bê lên 20% so với đối chứng không bổ sung Cu".

- Tình trạng dinh dưỡng khoáng vi lượng của bò đực giống nuôi ở Trung tâm Moncada (Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi lượng đến phẩm chất tinh dịch bò đực giống Zebu nuôi ở Trung tâm Mocada - Vũ Duy Giảng, Nguyễn Đức Chỉnh - Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 290, 8/1986): "Khẩu phần nuôi bò Zebu thiếu Cu, Co, Zn và Mn; bổ sung premix khoáng chứa các nguyên tố khoáng trên cho bò làm tăng chỉ tiêu V.A.C tinh dịch bò" (bảng 2 và 3).

Bảng 1. Hàm lượng các nguyên tố Cu, Zn, Co, Mn, Fe trong thức ăn (mg/kg CK)

Nguyên liệu Cu Zn Co Mn Fe

Cỏ Mộc Châu 0,69 17,83 0,09 9,00 170,80 Cỏ tự nhiên NT Hà Tam 0,23 20,50 0,01 1,19 66,30 Cỏ Voi Quỳ Hợp 1,58 18,10 0,04 5,45 63,30 Cỏ Voi Nghi Kim 0,15 13,20 0,06 15,60 114,80

CỏStylo Đăk Lăk 2,60 43,40 0,29 8,10 192,60

Cỏ Ghinê 0,57 15,45 0,04 0,32 126,00 Cỏ Pangola 0,65 16,20 0,04 10,70 111,00 Thân cây ngô gieo dầy 3,70 83,50 0,07 5,80 402,90

Lá sắn An Khê 1,30 17,16 0,09 5,50 62,30 Cám gạo 0,87 10,80 0,05 12,00 61,00 Ngô hạt Đắc Tô 1,10 36,74 0,04 0,47 41,00 Sắn củ cả vỏĐắc Tô 0,41 46,00 0,06 0,06 37,20

Đậu tương Đăk Lăk 0,54 4,40 0,12 4,15 52,50

- Tình trạng khoáng trong các loại thức ăn hỗn hợp cho gà sản xuất những năm 1991-1995 cũng được đánh giá. Các nghiên cứu này cho thấy: Các hỗn hợp thức ăn cho gà nuôi ở các cơ sở Hà Nội; Tam Duơng, Tam Đảo, Ba Vì…có đủ Ca nhưng thiếu P dạng dễ tiêu từ 28-32% so với nhu cầu; các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Mo, Se, Cr, Ni, V và As trong hỗn hợp thì vượt quá nhu cầu từ 4- 21 lần do sử dụng premix khoáng trong các hỗn hợp thức ăn chưa hợp lý (Chất khoáng trong hỗn hợp thức ăn cho gà nuôi ở miền Bắc Việt Nam của Vũ Duy Giảng, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thị Tám; Kỷ yếu Kết quả Nghiên cứu KH CNTY 1991-1995, NXB Nông nghiệp 1995).

Bảng 2. Thu nhận khoáng hàng ngày của bò (mg/kg CK)

Chất khoáng Thu nhận Nhu cầu

Fe 558,7 -

Cu 5,74 10-14

Co 0,65 0,1

Mn 119,60 50-120

Bảng 3. Phẩm chất tinh dịch bò được bổ sung khoáng Chỉ tiêu Lần 1 (1984) Lần 2 (1985) Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thể tích tinh dịch (ml) 6,60 ± 1,10 5,02 ± 1,18 6,50 ± 0,90 5,65 ± 1,27 Sốlượng tinh trùng (tỷ) 1,34 ± 0,02 1,26 ± 0,02 1,34 ± 0,01 1,27 ± 0,01 Hoạt lực (%) 79,44 ± 0,21 78,28 ± 0,41 80,60 ± 0,36 78,37 ± 0,54 Tỷ lệ tinh trùng sống (%) 81,22 ± 0,38 78,28 ± 0,33 80,87 ± 0,54 79,86 ± 0,26 V.A.C (tỷ) 7,057 4,790 6,99 5,66 Thời gian thoái mầu xanh

methylen (giây) 370,0 ± 3,8 436,0 ± 3,8 360,0 ± 3,4 420,0 ± 3,2

Đề tài 2

Năm mươi năm qua chúng ta đã có nhiều nghiên cứu về các giống cỏ nhập nội, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ thành công trên các cỏ họ hoà thảo, còn cỏ họ đậu thì hầu như chưa có một kết quả nào đáng kể. Trong khi đó nước ta có một nguồn thức ăn bản địa khá phong phú cho trâu bò thì lại bị coi nhẹ.

Nguồn thức ăn bản địa, đặc biệt là các cây râm bụt và cây dâu thuộc nhóm thân bụi, có ở trong nước từ lâu đời, là một nguồn sinh khối protein quan trọng cho loài nhai lại đã là đối tượng được Bộ môn tập trung nghiên cứu. Những nghiên cứu này được kết hợp chặt chẽ với Bộ môn Chăn nuôi trường Đại học Nông Lâm Huế.

- Cây dâu (Morus alba) và cây râm bụt (Hibiscus rosasinensis L.) có hàm lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

protein rất cao, giá trị PDIN và PDIE khá cân đối, ngon miệng (bảng 4, 5 và 6 - Nguyễn Xuân Bả, Vũ Duy Giảng, Lê Đức Ngoan; T.C Nông nghiệp và PTNT số 5-2004 và số 7-2204).

Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của cây dâu và cây râm bụt

CK Pr. thô Xơ thô NDF ADF KTS Ca P Cây dâu Lá 33,8 20,8 9,16 22,5 11,9 12,0 2,2 0,5 Lá và cành non 33,1 22,1 10,0 23,5 13,1 11,6 2,1 0,4 Cây râm bụt Lá 20,9 18,7 15,4 32,3 12,2 16,1 1,6 0,4 Lá và cành non 22,3 18,5 16,8 32,8 12,6 18,4 1,8 0,4

Thực ra cây dâu hay cây râm bụt thường là cây hàng rào, sản lượng lá hay cành thu hoạch trong mỗi nông hộ không nhiều, việc sử dụng nó với vai trò là thức ăn bổ sung cho khẩu phần giầu xơ, nghèo dinh dưỡng có ý nghĩa hơn là với vai trò cung cấp sinh khối chất xanh.

Giá trị bổ sung của cây dâu cho khẩu phần cơ sở là rơm lúa nuôi bò Lai Sind đã được Nguyên Xuân Bả và CS (2004)

Bảng 5. Giá trị dinh dưỡng của cây dâu và cây râm bụt

Giá trịnăng lượng (Kcal/kg CK) Protein (g/kg CK) GE DE ME NEL UFL PDIN PDIE

Dâu tươi 4337,3 3510,7 3015,9 1900,3 1,12 144,1 143,9 Râm bụt tươi 4383,7 2909,6 2419,6 1441,3 0,85 163,9 136,2

Bảng 6. Tỷ lệ tiêu hoá và lượng chất khô thu nhận (trên dê)

Tỷ lệ tiêu hoá in- vivo (%) CK thu nhận (g/kgW0,75 ) CK CHC Protein thô

Lá và cành cây dâu 76,2 80,3 82,5 100,3 Lá và cành râm bụt 62,3 65,8 79,9 71,0

Đã chứng minh rằng: dùng 5% lá dâu (tính trên cơ sở tổng CK khẩu phần) bổ sung vào khẩu phần 20% rơm lúa (tính trên cơ sở tổng CK khẩu phần) tuy không giúp tăng rõ rệt tốc độ tăng trọng nhưng giúp tăng rõ rệt hiệu quả sử dụng thức ăn (P<0,05) (bảng 7).

Bảng 7. Tăng trọng của bò theo với khẩu phần rơm lúa bổ sung lá dâu

Chỉ tiêu Các lô bò (n = 5) Đối chứng TN 1 TN 2 TN 3 Thức ăn tinh 80 75 70 65 Rơm lúa 20 20 20 20 Lá dâu 0 5 10 15 Khối lượng đầu kỳ (kg) 183,8 184,8 183,8 183,5 Khối lượng cuối kỳ (kg) 230,3 233,8 231,3 231,3 Tăng trọng cả kỳ (kg) 46,5 49,0 47,5 47,8 ADG (g/ngày) 554a 583a 565a 568a FCR (kg TA/kg TT) 7,2a 6,4b 6,9b 6,5b

ADG: tăng trọng trung bình hàng ngày FCR: tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

Cũng trong phạm vi đề tài 2, những nghiên cứu về việc sử dụng sắn cho chăn nuôi cũng được chú ý. Việc sử dụng sắn dưới dạng khô (bột khô, lát, mảnh khô) trong các hỗn hợp thức ăn cho gia súc, gia cầm đã rất phổ biến, tuy nhiên sử dụng sắn tươi trong điều kiện không có nhiên liệu để chế biến hoặc điều kiện thời tiết không cho phép phơi khô là một thách thức. Giải quyết vấn đề này, Nguyễn Thị Lộc dưới sự hướng dẫn của GS Vũ Duy Giảng và PGS Lê Khắc Huy, Đại học Nông Lâm Huế đã chế biến sắn dưới dạng ủ chua và đã đưa giải pháp này vào chăn nuôi rất thành công ở các tỉnh miền Trung nhiều sắn nhưng lại mưa nhiều, phơi khô khó khăn.

- Quy trình ủ sắn: Củ sắn tươi không cần bóc vỏ, rửa sạch, nghiền nhỏ hay thái lát mỏng 1-2 cm đem trộn với muối ăn theo tỷ lệ 0,5% khối lượng tươi. Dồn sắn trộn muối vào hố ủ (cũng có thể dồn vào vại sành, bể xi mămg hay túi nylon), nén chặt, đậy kín. Ủ

theo cách này, củ sắn được bảo quản tốt trong 6 tháng. Sắn ủ sau 21 ngày có thể đem cho lợn ăn.

Thành phần hoá học, pH và HCN của sắn ủ ghi ở bảng 8, tăng trọng và FCR của lợn ăn sắn ủ ghi ở bảng 9. Các bảng trên cho thấy ủ chua sắn không làm mất chất khô, protein nhưng làm cho hàm lượng HCN giảm đáng kể (giảm 45, 53 và 59% sau khi ủ 30, 60 và 90 ngày), tăng trọng và FCR của lợn ăn khẩu phẩn có 20 và 40% CK sắn ủ tương đương với khẩu phần không có sắn ủ (tăng trọng 567 - 591 g/ngày và FCR 3,57 - 3,51kg CK TA/kg tăng trọng) (Nguyễn Thị Lộc, Lê Khắc Huy, Vũ Duy Giảng - Nghiên cứu tỷ lệ sắn ủ yếm khí thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐBxMC), Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 10/2000).

Bảng 8. Thành phần hoá học, pH và hàm lượng HCN của sắn ủ

Thời gian ủ

(ngày) pH

HCN (mg/kg)

Thành phần hoá học (%) CK Protein thô Xơ thô 0 6,8 119 36,1 2,71 2,07 30 3,9 66 35,8 2,57 2,07 60 3,8 57 35,9 2,48 2,04 90 3,8 49 35,6 2,50 2,05 120 3,8 45 35,8 2,49 2,01 150 3,8 40 35,7 2,46 2,02 180 3,8 38 35,6 2,47 2,02 Đề tài 3

Nước ta là một nước nông nghiệp, bên cạnh những sản phẩm chính do nông nghiệp sản xuất ra, hàng năm chúng ta còn có một khối lượng khổng lồ các phụ phẩm: 25 triệu tấn rơm lúa; 1,5 triệu tấn ngọn lá mía; 3,5 - 4,0 triệu tấn bã mía; 10 triệu tấn thân cây ngô sau thu bắp; 2 triệu tấn thân lá lạc, 400 - 500 ngàn tấn phụ phẩm dứa…

Hầu hết những phụ phẩm này hoặc làm chất đốt, hoặc vùi xuống đất làm phân bón hữu cơ hoặc sử dụng không qua chế biến cho nên giá trị dinh dưỡng thấp, hiệu quả sử dụng rất kém.

Để tận dụng nguồn phụ phẩm này cho chăn nuôi, một dự án hợp tác quốc tế lớn do Viện Chăn nuôi Quốc gia chủ trì đã được triển khai từ những năm 90 của thế kỷ trước, đó là dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và Lào". Tham gia dự án, Bộ môn đã cùng với các bộ môn khác trong khoa Chăn nuôi - Thú y thực hiện một số đề tài và kết quả của đề tài đã được đưa vào sản xuất: đề tài xử lý rơm bằng urê, đề tài chế biến và sử dụng phụ phẩm dứa (ngọn quả, vỏ quả và lõi quả) và đề tài xử lý thân cây ngô sau thu bắp làm thức ăn cho bò.

- Quy trình xử lý urê rơm tươi: rơm tươi sau khi thu hoạch thóc đem băm nhỏ 1-

3cm, trộn đều với 1- 2% urê rồi đưa vào hố hoặc bể xi măng hay túi nilon nén chặt, sau 10 - 15 ngày có thể lấy ra cho trâu bò ăn.

Rơm tươi được xử lý urê tăng được hàm lượng protein, giảm NDF và có tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ in-vitro cao hơn rơm tươi không xử lý urê (bảng 9) (Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú, Lê Văn Ban, Bùi Thị Bích - Ảnh hưởng của ủ chua và kiềm hoá đến tính chất, thành phần hoá học và tỷ lệ tiêu hoá in-vitro của rơm lúa tươi; Tạp chí KHKT nông nghiệp - ĐHNN1, tập IV, số 1/2006). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 9. Thành phần hoá học rơm tươi xử lý urê

CK

Thành phần hoá học (% CK) Tỷ lệ tiêu hoá CHC (%)* Pr. thô KTS NDF ADF ADL

Rơm tươi 26,33 7,37 17,56 69,03 35,74 4,29 24,91

Rơm xử lý 1% urê 25,67 9,04 18,50 66,28 35,14 4,07 27,63

Rơm xử lý 1,5% urê 28,07 9,25 17,80 64,17 34,16 4,83 29,24

Rơm xử lý 2% urê 28,06 9,34 17,40 63,20 35,04 4,58 30,40

* Rơm tươi xử lý urê 30 ngày

Rơm tươi xử lý 1,5 % urê đem nuôi bò cho tăng trọng cao hơn 70% so với rơm khô không xử lý (bảng 10) (Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn - Ảnh hưởng của ủ kiềm hoá rơm tươi với urê đến khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng của bê - Tạp chí KHKT nông nghiệp, ĐHNN1, tập IV, số 2/2006).

Phương pháp xử lý thân cây ngô sau thu bắp với urê. Phương pháp này chỉ áp dụng với thân cây ngô già đã khô héo trên đồng ruộng, còn cây ngô bao tử, ngô nếp, cây ngô sau thu bắp còn tươi nên tiến hành ủ chua để dự trữ vì các loại thân cây ngô này còn chứa lượng đường hoà tan tương đối lớn (bảng 11).

Cây ngô được thái bằng máy thái có độ dài 1 – 2 cm, rải thành lớp mỏng trên nền xi măng (hay vải nilon). Hoà 3 kg urê vào 30 lit nước (cho 100 kg thân cây ngô). Dùng bình tưới ô doa tưới đều lên lớp thân cây ngô, tiến hành đảo thật kỹ rồi cho thân cây ngô vào túi nylon có đường kính 1,5 – 2m, độ dài tuỳ khối lượng cây ngô càn xử lý, người đứng lên trên nén liên tục. Sau khi túi đầy cần nén thêm 5 – 10 phút nữa rồi tiến hành buộc miệng túi. Có thể thay túi nylon bằng bể ủ. Sau khi ủ 2 tuần có thể lấy cho gia súc ăn.

Bảng 10. Tác dụng của rơm xử lý urê đến tăng trọng của bê

Lô 1

(Rơm khô)

Lô 2

(Rơm khô ủ urê)

Lô 3

(Rơm tươi ủ urê)

Sốlượng bê 6 6 6

Khối lượng đầu kỳ (kg/con) 139,1 137,4 138,5 Khối lượng cuối kỳ (kg/con) 154,8 162,7 165,3

Khối lượng tăng (kg/con) 15,7a 25,3b 26,8b

Tăng trọng (g/ngày) 209,3a 337,7b 357,3b

a ≠ b với P< 0,05

Việc xử lý cây ngô già với 3% urê đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá in-vitro (từ 37,6 lên

46,8%). Trong một thí nghiệm tiêu hoá dạ cỏ khác việc xử lý cây ngô già với 3% urê đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá từ 57,35 lên 65,34% (sau 96 giờ lưu mẫu), tăng tốc độ phân giải (c) của thức ăn trong dạ cỏ (từ 0,0239 lên 0,0346 phần/giờ). Ngoài ra, một phần nitơ được giữ lại đã làm tăng tỷ lệ protein thô của cây ngô già (từ 3,6 lên 8,8%).

Bảng 11. Thành phần hoá học của một số loại cây ngô sau thu bắp

Loại cây ngô CK (%) Protein thô (% CK) NDF (% CK)

Đường hoà tan (CK) Cây ngô bao tử 24,5 9,5 57,8 15,1 Cây ngô nếp sau thu bắp 27,4 9,5 62,7 13,8 Cây ngô già ngay sau khi thu bắp 31,0 8,3 66,4 10,0

Cây ngô già đã khô héo 60,2 3,6 73,7 6,2

Bảng 12. Thành phần hoá học và tỷ lệ tiêu hoá của cây ngô sau thu bắp già (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CK (%) Protein thô (% CK) NDF (% CK) Tỷ lệ tiêu hoá (%) Trước xử lý urê 60,2 3,6 73,7 37,6 Sau xử lý urê 47,5 8,8 71,2 46,8

Bảng 13. Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng của bò thí nghiệm

Chỉ tiêu

Công thức thí nghiệm

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Thức ăn thu nhận (kg CK/con/ngày) 5,7 5,5

Khối lượng trước thí nghiệm (kg/con) 147,8 ± 5,7 145,6 ± 5,4 Khối lượng khi kết thúc thí nghiệm (kg/con) 204,6 ± 7,2 200,1 ± 7,8

Tăng khối lượng toàn kỳ (kg/con) 56,8 ± 1,8 54,5 ± 2,3

Tăng trọng (g/con/ngày) 631,0 ± 18,3 605,5 ± 25,5 Tiêu tốn thức ăn (kg CK/kg tăng trọng) 9,03 9,08 Tiền chi phí thức ăn (đ/kg tăng trọng) 14.263 12.056

Do tận dụng được nguồn cây ngô già rẻ tiền mà tiền chi phí thức ăn cho 1 kg tăng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006) (Trang 127 - 135)