Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lăctic cần cho sản xuất chế phẩm

Một phần của tài liệu Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006) (Trang 100 - 103)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lăctic cần cho sản xuất chế phẩm

được bổ sung chế phẩm vào khẩu phần ăn của lợn con theo tỷ lệ tăng dần từ 0,75 – 1%; Lợn con bị bệnh điều trị với liều 1g/1kg thể trọng. Lô đối chứng: Phòng và trị bệnh được thực hiện như thực tế của cơ sở.

- Xác định các chỉ tiêu: Thời gian bảo hộ (ngày); Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy (%); Trọng lượng lợn lúc 21 ngày tuổi và khi cai sữa (kg); Hiệu quả kinh tế: Tiêu tốn thức ăn và chi phí để sản xuất 1kg lợn con cai sữa.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lăctic cần cho sản xuất chế phẩm chế phẩm

1.1 Phân lập và sơ bộ phân loại các chủng vi khuẩn

a. Đã tách được 35 chủng vi khuẩn lăctic trong 12 mẫu đem phân lập. Sơ bộ phân loại 35 chủng nằm trong 14 loài thường gặp trong lên men tự nhiên và thường được sử

dụng trong bảo quản chế biến và sản xuất các chế phẩm sinh học. Đó là: Lactobacillus

acidophilus, L .casei, L. bulgaricus, L. lactis, L. bifidus, L. brevis L. delbruckii, L. fermenti, L. arabinosus, Bifidobacterium longum, Bifidobact. infans, Streptococcus lactis, Strep. faecalis, Strep. cremosus.

b. Xác định được sự phân bố của các loài vi khuẩn lăctic trong 12 mẫu phân lập như sau:

- 9 loài : L. lactis, L. bifidus, L. bulgaricus, L. arabinosus, L. delbruckii, L. brevis,

Strep. cremosus, Bifidobacterium longum, Bifidobact. infantis chỉ xuất hiện trong 1

mẫu phân lập (8,3% tổng số mẫu).

- Loài L. fermenti phát hiện thấy trong 2 mẫu (16,7% số mẫu). - Loài Strep. faecalis phát hiện thấy trong 3 mẫu (25,0% số mẫu). - Loài Streptococcus lactis phát hiện thấy trong 4 mẫu (33,3% số mẫu). - Loài L.casei phát hiện thấy trong 6 mẫu (50,0% số mẫu).

- Loài Lactobacillus acidophilus phát hiện thấy trong 11 mẫu (91,6% số mẫu).

Lactobacillus acidophilus là loài xuất hiện ở trong hầu hết các mẫu (91,67%), là loài có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh ở độ pH thấp (pH  3) và có khả năng sản xuất axit lăctic mạnh.

c. Trong các mẫu phân lập thường có nhiều chủng loài vi khuẩn lăctic cùng tồn tại: 3 mẫu có 4 chủng (25%), 6 mẫu có 3 chủng (50%), 2 mẫu có 2 chủng (16,7%), 1 mẫu có 1 chủng (8,3 %).

Kết quả trên là căn cứ để thực hiện sự phối hợp nhiều chủng vi khuẩn lăctic trong một công thức để sản xuất chế phẩm sinh học sau này.

1.2. Thí nghiệm chọn lọc các chủng vi khuẩn lăctic

Đã chọn được 9 trong số 36 chủng phân lập được có số lượng tế bào lớn và lượng axit lăctic sinh ra lớn. Đó là các chủng: L. acidophilus ánbi, L. bifous Lt.Mớ, L. lactis L. Fe, L.casei €o.M, L. bulgavius Bi.LII, L.cremosus Dc.I, Strep.lactis €a.ơ, Strep. feacalis Bif.D, Bifidobacter.longum Lt.Mi. Dựa vào đặc tính sinh vật học của từng chủng vi khuẩn lăctic và tham khảo những tổ hợp các vi khuẩn lăctic phát hiện được trong các mẫu khi phân lập để phối hợp thành các công thức sau đây.

Công thức I: Lactobacillus acidophilus

Công thức II: L.acidophilus + L.lactis

Công thức III: L.acidophilus + L.casei + Strep tococus lactis

Công thức IV: L.acidophilus + L.bifidus + Strep.faccalis

Công thức V: L.acidophilus + L. cremosus + strep.lactis

Công thức VI: L.acidophilus + L.casei + L.bulgaricus + Strep.lactis

Để chọn một công thức phối hợp chủng tốt, chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

a. Kết quả xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn lăctic trong các công thức ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Kết quả cụ thể được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

- Nuôi cấy ở các mức nhiệt độ 37, 45, 50 và 550C đã loại 2 công thức I, V vì có hoạt tính thấp nhất.

- Nuôi cấy ở 600C: công thức IV > VI > VII > III > II - Nuôi cấy ở 650C và 700C: IV > VII > VI > III > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 3 và 4: IV > VII > VI > III > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 5 và 6: VII > IV > VI > III > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 7: VII > IV > III > VI > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 8: VII > IV > II > VI > III Qua kết quả nuôi cấy ở nhiệt độ từ 60 - 700C và ở độ pH ban đầu từ 3 - 8 đã loại công thức II và III.

- Kết quả xác định số lượng tế bào khi nuôi cấy vi khuẩn lăctic trên 4 môi trường, mỗi môi trường có chứa 1 loại kháng sinh là Tetraxilin HCl, Streptomixin, Furazolidon hoặc Cloramphenicol cho thấy chỉ công thức IV mới có số lượng tế bào tăng lên với số lượng không lớn trên cả 4 môi trường; công thức VII có số lượng tế bào tăng lên không đáng kể. So sánh số lượng tế bào giữa các công thức: công thức IV > VII > VI.

b. Kết quả xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn lăctic trên các môi trường nhân giống cấp 1, 2 và trên các môi trường sản xuất (môi trường đặc).

- Nhân giống cấp 1 trên 2 môi trường sữa đặc và đậu nành: IV > VII > VI - Nhân giống cấp 1 trên môi trường nước ép rau VII > IV > VI - Nhân giống cấp 2 trên môi trường lỏng: cám gạo IV > VII > VI - Nhân giống trên môi trường cấp 2: Bột ngô, bột gạo, bột sắn IV > VI > VII - Lên men trên môi trường sản xuất đặc: cám gạo IV > VI > VII - Lên men trên môi trường sản xuất đặc: Bột gạo và bột sắn V>V > V Từ các kết quả trên chọn lọc được công thức V: L.acidophilus + L.bifidus + Strep.feacalis để sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học vì các vi khuẩn lăctic có khả

năng sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ cao, trong môi trường có độ pH thấp và có các chất kháng sinh, trên nhiều loại môi trường nhân giống và sản xuất là những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm ở các địa phương .

Một phần của tài liệu Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)