Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý.

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xó hội, kinh tế, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng, quản lý được hiểu là việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính… để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu định trước.

Theo từ điển tiếng Việt: Quản lý là một tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [22].

Sự cần thiết của việc quản lý được C.Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những cơ quan độc lập nó. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc cần có nhạc trưởng” (C.Mác và Ăng –Ghen toàn tập, tập 23, trang 24 – NXB Chính trị quốc gia).

Như vậy, C.Mác đã chỉ ra được bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và các liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đặt được mục tiêu chung.

Theo F.Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Theo H.Fayon: Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.

Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”: Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức.

Nhà khoa học quản lý O.Don nel lại cho rằng: “Quản lý là sự thiết lập và giữ gìn một môi trường nội bộ của tổ chức mà ở đó, mọi người cùng nhau làm việc thoải mái, cộng tác để đạt những hiệu quả và hiệu suất trong công việc vì mục đích chung của tập thể, của tổ chức.

Theo Thái Duy Tuyên: quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động. [20]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, hoạt động quản lý là hoạt động gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó “quản” có nghĩa là duy trì ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ. [2]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan, để khái quát và làm rõ được quy trình quản lý. [17]

Như vậy, các tác giả tùy theo cách tiếp cận đã nêu ra các quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý, song dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý cũng là cách thức tác động có hướng đích (tổ chức, điều khiển, chỉ huy điều phối, tham gia can thiệp, hướng dẫn, giúp đỡ) phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý làm cho tổ chức vận hành đạt kết quả mong muốn. Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, chủ thể này làm nảy sinh ra các tác động quản lý, khách thể làm nảy sinh ra vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu của con người, đáp ứng mục đích quản lý.

Bản chất của hoạt động quản lý là tác động có mục đích vào tập thể người nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Trong giáo dục và đào tạo đó là tác động của nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu quản lý giáo dục.

* Chức năng của quản lý: [17]

Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục

tiêu nhất định. Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ra những quan điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý. Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau:

- Kế hoạch. - Tổ chức.

- Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp). - Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w