8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực quản lý các hoạt động GDHN TKT cho CBQL ở
CBQL ở các trường mầm non.
3.2.2.1. Mục tiêu của phải pháp
Quá trình phát triển giáo dục cho chúng ta nhận thức sâu sắc rằng: người CBQL đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDHN TKT nói riêng, là nhân tố quyết định cho sự phát triển giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, người làm công tác quản lý giỏi về chuyên môn không những chưa đủ mà còn phải có năng lực quản lý việc xây dựng kế hoạch, triển khai một cách có hiệu quả để đưa hoạt động GDHN TKT đi vào quy củ và ngày càng nâng cao chất lượng một cách có hiệu quả. Đó cũng chính là mục đích của giải pháp này.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Nâng cao năng lực xác định mục tiêu và việc lập kế hoạch hoạt động của CBQL trong các nhà trường. Từ đó có cách thức tổ chức bộ máy hợp lý, phù hợp với năng lực cá nhân của các thành viên, phù hợp với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó cũng góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo và năng lực kiểm tra đánh giá của CBQL, mang lại hiệu quả tối ưu trong công tác quản lý nhà trường, quản lý và nâng cao chất lượng GD nói chung, GDHN TKT nói riêng.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
a, Nâng cao năng lực xác định mục tiêu và lập kế hoạch
Hướng dẫn CBQL các đơn vị trong việc nắm bắt nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ của GDMN, đưa nó trở thành mục tiêu phấn đấu của CBGVNV trong nhà trường.
Tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL biết cách cụ thể hóa mục tiêu bằng hệ thống những tiêu chí có thể đo lường được về lượng, cũng như có thể đánh giá được về chất; có kỹ năng xây dựng các giải pháp huy động sự nỗ lực của các thành viên nhằm thực hiện các mục tiêu GD chung và mục tiêu GDHN TKT. Đây là kỹ năng quan trọng, nó chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở CBQL có sự am hiểu về từng nhiệm vụ mình phải hoàn thành. Do đó, cần hướng dẫn CBQL tạo điều kiện cho các thành viên trong đơn vị dân chủ công khai bàn bạc các vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị, về công tác GDHN TKT. Trên cơ sở đó xác định các mục tiêu cần đạt của đơn vị và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Việc các thành viên trong đơn vị tham gia bàn bạc trực tiếp, xây dựng kế hoạch của đơn vị trong các lĩnh vực, trong các hoạt động vừa thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, vừa huy động được trí tuệ tập thể trong việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra.
b, Nâng cao năng lực tổ chức
Nâng cao năng lực tổ chức để việc phân công nhiệm vụ cho hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của từng người. Đây là công việc hết sức quan trọng đối với CBQL, công việc này được thực hiện vào đầu năm học hay mỗi khi có sự thay đổi về nhân sự. Khi tổ chức thực hiện kế hoạch, CBQL cần nắm vững năng lực, thế mạnh, thế yếu của mỗi CBGVNV để bố trí đúng người đúng việc; điều hòa chất lượng giữa các bộ phận và các hoạt động trong nhà trường.
c, Nâng cao năng lực chỉ đạo: là sự điều phối của CBQL để tập thể
GVNV hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công, sự vận hành của từng bộ phận và đều nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện quyền chỉ huy, cần chú ý đến vấn đề dân chủ hóa ở cơ sở, khi có vấn đề chưa thống nhất thì phải tạo điều kiện để trao đổi, góp ý, tìm ra cách thực hiện tốt nhất nhiệm vụ. Việc phân cấp quản lý cho cấp phó, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán là hết sức cần thiết, bởi chính đội ngũ này sẽ giúp CBQL có đủ thời gian để điều hành công việc bao quát hơn, đồng thời khai thác được năng lực và
sự cố gắng cao của người được phân quyền, sẽ huy động được trí tuệ của tập thể vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
d, Nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá: Phải nắm vững cách thực hiện
cho công tác kiểm tra, đánh giá và chuyển nó trở thành quá trình tự kiểm tra, đánh giá của mỗi cá nhân. Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra đều đi sâu vào việc kiểm tra đánh giá, tuy nhiên hoạt động này chủ yếu mang tính tự giác, có ý thức thúc đẩy bản thân cá nhân phát triển, từ đó giúp họ biết cách làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt cần tổ chức kiểm tra, đánh giá theo tinh thần khách quan, khoa học, công khai minh bach. Điều đó sẽ tạo được sự đồng thuận của các thành viên trong đơn vị và họ sẽ tự giác thúc đẩy việc kiểm tra đánh giá của CBQL trở thành quá trình tự kiểm tra của mỗi cá nhân.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hàng năm các cấp ban ngành, CBQL, BGH của các trường mầm non phải có kế hoạch hoạt động cụ thể dựa trên nhiệm vụ trọng tâm của ngành và tình hình thực tế tại cơ sở. Làm tốt công tác tài chính và có những mức khen thưởng phù hợp, tạo động lực thúc đẩy tinh thần tự giác trong công tác của CBGVNV, góp phần đóng góp công sức một cách có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và phát triển GDMN, đặc biệt là xây dựng và phát triển GDHN TKT.
Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng của CBQL. Từ đó người CBQL có ý thức, có nghị lực quyết tâm thường xuyên tự học tập, tự bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi bằng mọi hình thức, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và nhiệm vụ giáo dục.