8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
Để thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của CB QLGD và GVMN trên địa bàn huyện. Số người được hỏi ý kiến là 200 người gồm:
CBQL: 30 người GVMN: 170 người
Phiếu hỏi nêu 7 giải pháp, có 3 phương án lựa chọn trả lời: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết. Rất khả thi; ít khả thi; Không khả thi.
Kết quả tổng hợp thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2
Bảng 3.1: Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết của các giải pháp.
TT Giải pháp Tổng số ý kiến Mức độ cần thiết (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ, giáo viên về quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
200 187 93,5 13 6,5 0 0
2
Bồi dưỡng năng lực quản lý các hoạt động GDHN TKT cho CBQL ở các trường mầm non.
200 165 82,5 35 17,5 0 0 3 Tăng cường quản lý các điều kiện 200 183 91,5 17 8,5 0 0
đảm bảo chất lượng cho việc chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
4
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng đối với gia đình và xã hội về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
200 174 87 26 13 0 0
5
Phối hợp với y tế phân định trẻ khuyết tật thành từng nhóm riêng để giáo viên tiện chăm sóc, giáo dục
200 155 77,5 45 22,5 0 0
6
Tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ “Bạn vừa là bạn, vừa là thầy” đối với TKT.
200 180 90 20 10 0 0
7 Quản lý tốt các thông tin và đổi
mới công tác kiểm tra, đánh giá 200 178 89 22 11 0 0
Bảng 3.2: Ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các giải pháp.
TT Giải pháp Tổng số ý kiến Mức độ khả thi (%) Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ, giáo viên về quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
200 185 92,5 15 7,5 0 0
2
Bồi dưỡng năng lực quản lý các hoạt động GDHN TKT cho CBQL ở các trường mầm non.
200 160 80 40 20 0 0
kiện đảm bảo chất lượng cho việc chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
4
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng đối với gia đình và xã hội về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
200 175 87,5 26 11,5 0 0
5
Phối hợp với y tế phân định trẻ khuyết tật thành từng nhóm riêng để giáo viên tiện chăm sóc, giáo dục
200 150 75 45 25 0 0
6
Tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ “Bạn vừa là bạn, vừa là thầy” đối với TKT.
200 185 92,5 20 7,5 0 0
7 Quản lý tốt các thông tin và đổi
mới công tác kiểm tra, đánh giá 200 177 88,5 23 11,5 0 0 Qua trao đổi với người được hỏi ý kiến và phân tích kết quả thăm dò cho thấy: Đại đa số các nhà quản lý đều cho rằng rất cần thiết và có tính khả thi khi thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động GDHN TKT.
- Các giải pháp được trên 90% ý kiến đánh giá rất cần thiết và rất khả thi bao gồm: Giải pháp 1, giải pháp 4, giải pháp 6, họ cũng cho rằng cần tập trung thực hiện các giải pháp này.
- Các giải pháp được trên 80% ý kiến đánh giá cần thiết và khả thi bao gồm: Giải pháp 2, giải pháp 3, giải pháp 7.
Bậc học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trường học, đưa chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay. Phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ là mục tiêu trong việc hình thành nhân cách con người mới XHCN, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1. Bên cạnh đó tạo ra một môi trường hòa nhập cho TKT, giúp TKT cũng có một cuộc sống “bình thường” như bao trẻ em khác. Muốn đạt được điều đó, người CBQL phải luôn đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng GDHN TKT, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đề ra, đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay. Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDHN TKT trong trường mầm non. Trong mỗi giải pháp đều thể hiện mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức thực hiện, các điều kiện để thực hiện các giải pháp. Các giải pháp này được đề xuất dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chất lượng GDHN TKT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, là mắt xích đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước và năm năm đầu tiên trong cuộc đời là những năm tháng rất quan trọng đối với trẻ, đây là thời gian mà những nền tảng
cho cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cho đứa trẻ cơ hội có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời để chúng trở thành một thành viên có ích cho xã hội. Những năm này rất quan trọng đối với trẻ, và tất nhiên cũng rất quan trọng đối với TKT.
Việc bắt đầu can thiệp sớm và GDHN cho TKT càng sớm càng tốt là điều rất cần thiết. Đưa TKT vào môi trường hòa nhập ở trường mầm non đóng vai trò giúp TKT được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và tự tin, hòa nhập vào cộng đồng.
Nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ của ngành trong công tác GDMN và GDHN TKT nên CBQL ở các trường mầm non cần phải làm tốt công tác quản lý để nâng cao chất lượng GDHN TKT. Để làm tốt nhiệm vụ này CBQL các trường cần nắm vững các tri thức lý luận về QLGD, có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết các nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị trường mình. Nghiên cứu lý luận cho thấy nâng cao chất lượng GDHN TKT là một đòi hỏi có tính khách quan, đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN, tạo tiền đề cho giáo dục phát triển. CBQL đóng một vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện chương trình CSGD trẻ mầm non cũng như chăm sóc GDHN TKT. Chất lượng GDHN TKT sẽ được nâng cao khi CBQL nắm rõ mục tiêu, xác định trách nhiệm và có những giải pháp quản lý hiệu quả.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý của BGH trường mầm non trong việc nâng cao chất lượng GDHN TKT cho chúng tôi có được cái nhìn khá tổng quát về vấn đề này. Hầu hết giáo viên mầm non, phụ huynh trẻ và ngay cả các cán bộ quản lí trường mầm non cũng có nhận thức chưa đúng đắn về vấn đề này. Đa phần họ chỉ nghĩ rằng, TKT đến trường chỉ cần được chăm sóc tốt là đủ. Vì thế, vấn đề giáo dục TKT chưa được chú trọng. Do vậy, công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non chưa thực sự mang lại hệu quả. Chính vì vậy, dưới sự chỉ đạo của các cấp ban ngành cần thực hiện tốt chức năng và
nhiệm vụ quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ, đặc biệt là GDHN TKT. Xác định đúng đắn mức độ, tầm quan trọng của các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng GDHN TKT. Có nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác huy động trẻ đến trường, tích cực trong xã hội hóa giáo dục, chăm lo các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng GDHN TKT, góp phần thực hiện tốt mục tiêu CS-GD trẻ.
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác GDHN và quản lý GDHN TKT tại các trường mầm non, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp để góp phần tìm ra con đường đi cho công tác quản lý nâng cao chất lượng GDHN TKT ở trường mầm non huyện Nghĩa Đàn đạt kết quả như mong muốn.
Kết quả khảo nghiệm các giải pháp được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao. Điều đó có thể khẳng định rằng nếu đưa áp dụng vào thực tiễn các giải pháp được đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDHN TKT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã được giải quyết. Giả thuyết khoa học đã được chứng minh.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An:
Quan tâm chỉ đạo các huyện, thị làm tốt công tác GDHN TKT, phát triển nâng cao chất lượng GDHN TKT nói riêng và chất lượng hoạt động giáo dục trẻ nói chung.
Tiếp tục ban hành các chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện cho CBGV yên tâm công tác.
Tiếp tục có chính sách hỗ trợ chi phí học tập, điều kiện học tập cho trẻ em khuyết tật, nhằm đảm bảo chất lượng GDHN TKT ở các cơ sở giáo dục mầm non, góp phần thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Tỉnh cũng như các lực lượng cộng đồng cần đầu tư một phần kinh phí cho các trường mầm non hòa nhập để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục TKT và có chế độ đãi ngộ cho các giáo viên dạy hòa nhập.
2.2. Đối với Sở GD-ĐT Nghệ An:
Quan tâm chỉ đạo và tăng cường tập huấn, tư vấn chuyên môn, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý GDMN ở các Phòng GD-ĐT nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động để nâng cao chất lượng GDHN TKT trong công tác CSGD trẻ nói chung.
Cần đưa ra văn bản phân loại TKT theo mức độ, trẻ nào thì học trường chuyên biệt, trẻ nào thì vào lớp hòa nhập để thỏa mãn ở mức cao nhất các nhu cầu cá nhân của trẻ.
Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm về GDHN TKT cho đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non.
Tổ chức các hội thi, các chuyên đề cấp Tỉnh để CBGV giao lưu học hỏi, qua đó tích lũy kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong công tác GDGN TKT.
Tạo điều kiện để nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tài liệu tham khảo, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ CBGV làm tốt công tác GDGN TKT ở các trường mầm non.
2.3. Đối với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghĩa Đàn:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ CBGV bậc học mầm non.
Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng đối với CBGV trong công tác quản lý cũng như trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Cân đối chính sách ưu tiên cho GDMN nói chung và GDGN TKT nói riêng, tạo điều kiện cho ngành học phát triển.
2.4. Đối với Phòng GD-ĐT huyện Nghĩa Đàn:
Cần tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề để bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong công tác CSGD trẻ nói chung và GDHN TKT nói riêng.
Tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND và Sở GD&ĐT Nghệ An trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng GDHN TKT. Cụ thể hóa các mục tiêu CSGD trẻ, chú trọng vào việc GDHN TKT ở các cơ sở mầm non.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra để nắm bắt tình hình công tác quản lý và thực hiện chương trình ở các trường mầm non, từ đó có những giải pháp tích cực trong việc xây dựng và phát triển ngành học.
2.5. Đối với các trường Mầm non:
CBGV cần nắm vững nhiệm vụ năm học và hướng trọng tâm vào việc thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đã đặt ra.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với những phương pháp dạy học mới, nắm vững quy trình tổ chức dạy học của các phương pháp dạy học, đặc biệt là trong việc tổ chức hoạt động học tập và vui chơi cho TKT.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình TKT trong việc thực hiện các giải pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt là sự phối kết hợp với các cơ sở y tế, các cơ sở đoàn thể để làm tốt công tác nâng cao chất lượng GDHN TKT.
Có những tham mưu và đề xuất kịp thời về những thay đổi trong quá trình thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDHN TKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.A. Xmiecnop, Tâm lý học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 1974
2. Đặng Quốc Bảo, Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục, Tạp chí Phát triển giáo dục 1997
3. Bộ GD và ĐT, Chiến lược giáo dục mầm non từ 1998-2020, Hà Nội 2009 4. Bộ GD và ĐT, Điều lệ trường Mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội 2000
5. Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Unicef, Phân tích tình hình trẻ em
khuyết tật ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục trẻ khuyết tật, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện nghị định 26/CP của Chính phủ 2000
7. Phạm Thị Châu, Quản lý Giáo dục mầm non. Trường CĐSP Nhà trẻ – Mẫu giáo TW, số 1, 1994.
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh về người
tàn tật và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,
1999
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số
149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển mầm
non giai đoạn 2006-2015.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số
239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập mầm non
cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.
12. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
13. Trần Khánh Đức (2005), Mối quan hệ giữa quy mô chất lượng và hiệu quả
trong phát triển giáo dục nước ta thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Tạp
chí GD, (105).
14. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội 1986.
15. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.
16. Komensky, J.A, Thiên đường của trái tim, NXB “Ngoại văn”, Hà Nội 1991. 17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý
giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
19. Radda Barnen, Giáo dục hoà nhập ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
20. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
21. Trung tâm biên soạn từ điển Hà Nội (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB văn hóa thông tin Hà Nội, 1995.
22. Trung tâm biên soạn từ điển Hà Nội (1998), Từ điển Tiếng Việt thông dụng
(Đại từ điển Tiếng Việt), NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.