Thực trạng hoạt động quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 74 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa

trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

2.3.1. Chỉ đạo xây dựng mạng lưới trường mầm non và các điều kiện phục vụ cho công tác GDHN TKT.

Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn đã tích cực tham mưu trong công tác xây dựng mạng lưới trường lớp đảm bảo về số lượng và chất lượng trong giai đoạn tới. Hiện nay mới thành lập thêm một trường mầm non và là trường trọng điểm của huyện về cơ sở vật chất cũng như về chất lượng giáo dục. Hầu hết các cụm lớp đều được xây dựng ở trung tâm xã, diện tích đảm bảo, thuận tiện giao thông và tuyệt đối an toàn cho công tác GD trẻ. Các trường đều có sân chơi, cây xanh thoáng mát, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, đồ dùng đồ chơi được bổ sung. Từ năm 2010 tới nay cùng với việc thực hiện chương trình PCGD cho trẻ em 5 tuổi thì việc đảm bảo các yêu cầu, điều kiện cần thiết và tối thiểu cho trẻ 5 tuổi

luôn được đề cao. Đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ được đầu tư mua sắm hàng năm, và được cấp phát theo chương trình dự án. Trong năm học 2011-2012 và 2012-2013 hưởng ứng theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, ngành học mầm non huyện nhà đã phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi và đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương. Phong trào được triển khai sâu rộng tới toàn bộ đội ngũ CBGV và được tổ chức thành hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và đạt những kết quả khả quan. Trên cơ sở trường lớp được quy hoạch tập trung, các nhóm lớp cũng được sắp xếp bố trí đúng quy định hơn, dần xóa bỏ tình trạng các lớp lẻ, lớp ghép nhiều độ tuổi. Tuy vậy, quy hoạch mạng lưới trường lớp, bố trí nhóm lớp và thực hiện huy động trẻ còn nhiều bất cập, CSVS trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, nghèo nàn, chưa đổi mới. Chưa có sự đầu tư thỏa đáng trong công tác GDHN TKT. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 100 người. Trong đó có 25 hiệu trưởng, 25 chủ tịch xã và 50 giáo viên cốt cán của huyện về công tác chỉ đạo quy hoặc xây dựng mạng lưới trường lớp và chăm lo các điều kiện phục vụ cho GDMN nói chung và GDHN TKT nói riêng.

Bảng 2.12: Tổng hợp trưng cầu ý kiến về công tác chỉ đạo xây dựng mạng lưới trường lớp và các điều kiện phục vụ cho GDHN TKT

TT Nội dung đánh giá Mức giá trị % Xếp

hạng Tốt Khá TB Yếu

1 Đồ dùng đồ chơi theo danh mục tối thiểu, tự làm

80 20 1

2 Tỷ lệ huy động phù hợp, bố trí nhóm lớp có TKT đúng quy định

70 20 10 4

3 Quy hoạch bố trí trường MN phù hợp với điều kiện địa phương

75 20 5 2

4 Cơ sở vật chất trường, lớp học đạt tiêu chuẩn trong GDHN TKT

15 35 30 20 7

5 Diện tích khuôn viên, sân chơi, cây xanh đảm bảo an toàn cho công tác CS-GD trẻ và GDHN TKT

50 30 20 5

6 Thiết bị ứng dụng CNTT trong CS-GD 40 35 20 5 6

7 Các điều kiện đảm bảo khác 75 15 10 3

Kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:

a. Nhóm thực hiện tốt gồm có các nội dung sau:

- Đồ dùng đồ chơi theo danh mục tối thiểu, tự làm (Xếp hạng 1)

- Quy hoạch bố trí trường MN phù hợp với điều kiện địa phương (Xếp hạng 2)

- Các điều kiện đảm bảo khác (Xếp hạng 3)

b. Nhóm thực hiện khá tốt các nội dung:

- Tỷ lệ huy động phù hợp, bố trí nhóm lớp có TKT đúng quy định (Xếp hạng 4)

- Diện tích khuôn viên, sân chơi, cây xanh đảm bảo an toàn cho công tác CS-GD trẻ và GDHN TKT (Xếp hạng 5)

c. Nhóm thực hiện chưa tốt là: Cơ sở vật chất trường, lớp học đạt tiêu

chuẩn trong GDHN TKT (Xếp hạng 7).

Cũng qua thu thập ý kiến của các đại diện được hỏi cho thấy: Việc bố trí mạng lưới trường, lớp chưa thực sự hoàn thiện (có 10% đánh giá TB). Đặc biệt là khuôn viên trường học, bố trí lớp học, CSVC và trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác GDHN TKT. Trên thực tế, đây cũng chính là những khó khăn ở các trường MN trong việc quản lý, tổ chức GDHN TKT.

2.3.2. Công tác quản lý hoạt động GDHN TKT huyện Nghĩa Đàn 2.3.2.1. Chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN TKT

Bảng 2.13: Các biện pháp đã sử dụng để chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN TKT.

TT Các biện pháp chỉ đạo Mức độ thực hiện (%) Xếp Thứ

Tốt Khá TB Yếu

1 Chỉ đạo thực hiện xây dựng và thực hiện nề nếp chuyên môn

78 22 1

2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDHN TKT

55 30 15 5

3 Thực hiện xã hội hóa trong việc thực hiện công tác GDHN TKT

65 30 5 3

4 Xây dựng cơ chế chỉ đạo phù hợp đối với hoạt động GDHN TKT

65 25 10 4

5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình GDHN TKT ở các trường mầm non.

70 30 2

6 Tổ chức nghiên cứu khoa học GDMN, viết và ứng dụng SKKN trong công tác GDHN TKT

55 30 10 5 6

Qua bảng 2.13 cho thấy kết quả như sau:

- Chỉ đạo thực hiện xây dựng và thực hiện nề nếp chuyên môn (Xếp thứ 1)

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình GDHN TKT ở các trường mầm non (Xếp thứ 2).

b. Nhóm các biện pháp được thực hiện khá tốt:

- Thực hiện xã hội hóa trong việc thực hiện công tác GDHN TKT. Để làm tốt công tác GDHN TKT thì nhà cần làm tốt công tác XHH trong GDMN nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, huy động nguồn đầu tư về mọi mặt. Thực tế vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động, đầu tư và GDHN TKT. (Xếp thứ 3)

- Xây dựng cơ chế chỉ đạo phù hợp rất quan trọng trong hoạt động GDHN TKT. Cần thiết phải giao nhiệm vụ cụ thể, tăng cường tính chủ động cho CBQL các nhà trường, thực hiện dân chủ, công khai, tăng cường nền nếp kỷ cương trong việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung và GDHN TKT nói riêng; trong việc nắm bắt thông tin báo cáo và trung thực trong số liệu điều tra. Đây là một biện pháp có hiệu quả khá cao trong công tác chỉ đạo thực hiện GDHN TKT. (Xếp thứ 4).

c. Nhóm các biện pháp được thực hiện chưa tốt:

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDHN TKT. Mặc dù đã làm tốt trong công tác chỉ đạo xây dựng thực hiện chương trình GDMN, các chuyên đề trong chuyên môn, giúp đỡ giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, song việc xây dựng kế hoạch đối với GDHN TKT chưa được chú trọng và chưa mang lại kết quả (Xếp thứ 5).

- Tổ chức nghiên cứu khoa học GDMN, viết và ứng dụng SKKN trong công tác GDHN TKT (Xếp thứ 6).

2.3.2.2. Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động GDHN TKT huyện Nghĩa Đàn

Mục tiêu của GDHN TKT là tạo ra một môi trường giáo dục mà tất cả TKT, bao gồm các nhóm trước đó bị loại trừ, có thể tìm hiểu và tham gia cùng nhau trong hệ thống trường học .. Cách tiếp cận của giáo dục hoà nhập TKT bao gồm việc tạo ra các lớp học hiệu quả, tạo cơ hội tham gia cho TKT, nơi mà các nhu cầu giáo dục của mọi trẻ em được giải quyết, không phân biệt trẻ bình thường hay khuyết tật.

Nội dung GDHN TKT trước hết phải dựa trên nền tảng của nội dung giáo dục mầm non: phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ thầy cô giáo, biết yêu quý anh chị em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham biết đi học. Nội dung chăm sóc giáo dục hòa nhập TKT chính là cụ thể mục tiêu giáo dục hòa nhập TKT và được thể hiện trong kế hoạch, giáo án và các hoạt động giảng dạy. Chính vì vậy, việc chỉ đạo thực hiện các nội dung, chương trình GDHN TKT là quán triệt mục đích cụ thể của từng lĩnh vực, từng môn học trên cơ sở nắm chắc chương trình khung của Bộ giáo dục. Ngoài ra các cấp ban ngành, ban giám hiệu các trường mầm non cần phải cập nhật thường xuyên các chủ trương nhằm đổi mới công tác quản lý và áp dụng vào việc xây dựng chương trình giáo dục hòa nhập TKT.

Chỉ đạo quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch GDHN TKT là: Đảm bảo cho nội dung đã được quy định thực hiện đầy đủ, đạt yêu cầu về mục tiêu phát triển. Đây là công tác trọng yếu nhất của giáo dục mầm non, vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối trong công tác quản lý giáo dục mầm non nói chung và GDHN TKT nói riêng.

Phương pháp GDHN TKT chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi tạo điều kiện giúp trẻ KTK được tham gia, hòa nhập trong các hoạt động với bạn bè và cô giáo; chú trọng đến nêu gương, động viên, khích lệ vì đây chính là phương pháp tạo sự tự tin, mạnh dạn cho TKT. BGH luôn coi trọng việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp trong GDHN TKT, quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học của giáo viên để cụ thể hóa nhiệm vụ GDHN

TKT. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu một năm học mới Hiệu trưởng các trường đã quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được trong năm học đến từng CBGVNV. Chỉ đạo tổ bộ môn, cá nhân và các bộ phận phải xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ chuyên môn, của cá nhân về nhiệm vụ chung và nhiệm vụ GDHN TKT dựa theo kế hoạch chung của nhà trường và đề ra chỉ tiêu cần đạt được.

Ban giám hiệu các trường cũng đã xây dựng quy chế kiểm tra nội bộ trong nhà trường; thường xuyên kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu kế hoạch năm học của cán bộ giáo viên trong trường. Cần chú trọng vào kiểm tra việc thực hiện GDHN TKT đối với các lớp, các trường có TKT học hòa nhập.

Bên cạnh đó, thực hiện song song việc quán triệt tư tưởng trong CBGV về các mục tiêu của năm học, chính là việc phối kết hợp giữa nhà trường với Hội phụ huynh, Hội khuyến học và các ban ngành đoàn thể khác ở địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng GDHN TKT ở địa phương.

Qua nhìn nhận và đánh giá của các CBQL thì đội ngũ giáo viên ở các trường đã ý thức hơn về việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Mọi người đã bắt đầu ý thức về việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và quan tâm đến hoạt động giáo dục trẻ. Song vấn đề GDHN TKT vẫn là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, được triển khai sâu rộng để nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBGV.

Việc quản lý mục tiêu GDHN TKT ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể là hạn chế về nhận thức; hạn chế về cơ sở vật chất, phòng chức năng, sân chơi và một số phương tiện khác phục vụ cho việc GDHN TKT, chưa phát huy được hết khả năng của trẻ, tính tích cực chủ động, tính tích cực sáng tạo ở trẻ; Việc phối hợp với cộng đồng chưa chặt chẽ dẫn đến nhận thức về TKT, GDHN TKT và nâng cao chất lượng GDHN TKT chưa được nâng lên, chưa đem lại kết quả.

2.3.3. Thực trạng về trình độ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về GDHN cho TKT

Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm phát triển cũng như khả năng nhận thức, tâm lí của trẻ em. Đặc biệt là trong GDHN, TKT có những đặc điểm đặc thù đòi hỏi giáo viên phải nắm vững mới có thể tiến hành hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Giáo viên mầm non khi chăm sóc, giáo dục TKT cần phải thực sự có chuyên môn hoặc có kiến thức, có sự hiểu biết nhất định về công tác giáo dục đặc biệt. Có như vậy, công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non mới thực sự mang lại hiệu quả.

Tìm hiểu các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện công tác GDHN cho TKT thông qua cán bộ quản lí của các trường mầm non, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14: Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia GDHN cho TKT

STT

Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện công tác GDHN cho

TKT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Cho giáo viên tham gia lớp tập huấn về công tác giáo dục

hòa nhập cho TKT 8 40

2 Nhận thêm giáo viên tốt nghiệp các khoa giáo dục đặc biệt

ở các trường ĐH, CĐ, THCN 0 0

3 Cử giáo viên đi học thêm các khóa học về phương pháp

chăm sóc, giáo dục TKT 0 0

4 Giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm tiếp nhận và giáo dục

TKT giống như trẻ bình thường 12 60

Qua điều tra trên 20 cán bộ quản lý của các trường mầm non chúng tôi được biết, các trường mầm non mới chỉ có hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia GDHN cho TKT thông qua các lớp tập huấn về công tác GDHN cho TKT. Hình thức này cũng chỉ chiếm số lượng 40%. Con

số này còn quá thấp so với nhu cầu cần đáp ứng cho GDHN. Nội dung tập huấn chỉ nhằm giải quyết nhanh những kiến thức tổng thể của từng loại tật mà trẻ cần được quan tâm khi học tập trong các lớp mầm non hòa nhập. Nội dung đó chưa đủ để trang bị cho các giáo viên những kiến thức, kỹ năng cụ thể khi chăm sóc giáo dục từng loại khuyết tật của trẻ. Qua thực tế trao đổi với các giáo viên mầm non, chúng tôi còn được biết, có những giáo viên đã dạy hòa nhập được 5 – 6 năm nhưng chưa một lần được tập huấn về công tác GDHN cho TKT. Những người tham gia lớp tập huấn chủ yếu là ban giám hiệu nhà trường và một số giáo viên đại diện còn các giáo viên đứng lớp chỉ được phổ biến qua Ban giám hiệu nhà trường. Vấn đề này dẫn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục TKT trong lớp hòa nhập còn hạn chế là điều dễ hiểu. Có một số trường hợp do giáo viên thiếu am hiểu về đặc điểm dạng khuyết tật của trẻ nên đã có sự tác động không phù hợp mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Chẳng hạn có một trẻ bị rối loạn cảm xúc, đặc điểm của trẻ này là thường tỏ ra không vâng lời cô giáo thậm chí còn hung hãn nhưng giáo viên không nắm bắt được do đặc điểm bệnh tật nên có lúc đã đánh mắng, trách phạt trẻ thậm chí còn nhốt trẻ một mình để trẻ không gây gổ với các bạn.

Việc thiếu các kiến thức về các loại khuyết tật của trẻ cũng như các kiến thức về cách chăm sóc, giáo dục TKT khiến các giáo viên mầm non gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non qua các lớp tập huấn về công tác GDHN cho TKT đã không đủ trang bị cho giáo viên vốn kiến thức đầy đủ để giáo viên thực hiện công tác GDHN cho TKT đạt kết quả. Tuy vậy, vẫn còn tới 60% ý kiến cho rằng giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm tiếp nhận và chăm sóc TKT giống như trẻ bình thường. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên không được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w