Quản lý tốt các thông tin và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 103 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Quản lý tốt các thông tin và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

3.2.7.1. Mục tiêu của phải pháp

Quản lý thông tin nhằm mục tiêu đánh giá một cách chính xác về chất lượng GDHN TKT của nhà trường. Đó là căn cứ quan trọng để phát huy hoặc điều chỉnh quá trình thực hiện chương trình GDHN TKT và thực hiện chương trình GDMN.

Kiểm tra, đánh giá nhằm xác định hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu chương trình GDHN TKT, trên cơ sở đó có các giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng GDHN TKT.

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp* Quản lý tốt thông tin * Quản lý tốt thông tin

Quản lý tốt thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giúp người quản lý điều hòa, phối hợp các hành động và có quyết định đúng đắn. Trong thực tế, các nguồn thông tin thường bị chậm trễ, thiếu tính chính xác và không nhất quán. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn trong công tác quản lý của BGH. Để có nguồn thông tin chính xác và kịp thời thì BGH cần có biện pháp quản lý thông tin.

Đảm bảo thông tin đa chiều luôn được cập nhập chính xác và kịp thời.

* Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng quản lý nhà trướng. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và chính xác sẽ giúp cho việc nắm bắt thực trạng, kết quả công việc, tiến độ thực hiện kế hoạch đề ra, từ đó có sự điều chỉnh mục tiêu, thay đổi phương pháp quản lý, phương pháp tổ chức để công tác quản lý nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên bao gồm: việc thực hiện kế hoạch giáo dục, việc soạn giáo án, các loại hồ sơ theo quy định, việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung, phương pháp giảng dạy, nề nếp lớp, hiệu quả của công tác giáo dục nói chung và GDHN TKT nói riêng.

Thông qua dự giờ hiệu trưởng đánh giá xem giáo viên có đảm bảo nội dung giảng dạy, có phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và dạy có đúng phương pháp đặc trưng của ngành học, của bộ môn không.

Việc đánh giá phải đi vào thực chất, không theo hình thức. Qua đánh giá được các mặt mạnh, mặt yếu để trên cơ sở đó rút ra được bài học kinh nghiệm, nhằm tìm ra phương pháp, giải pháp tối ưu nhất trong hoạt động dạy học của giáo viên.

BGH nhà trường cần vận dụng nhiều biện pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, song phải đảm bảo các nguyên tắc: Đảm bảo tính pháp chế; tính kế hoạch; tính khách quan; tính hiệu quả; tình giáo dục.

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện giải pháp* Tuyên truyền nâng cao nhận thức: * Tuyên truyền nâng cao nhận thức:

Tuyên truyền cho giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của các thông tin (về tính thời điểm và độ chính xác) có thể nắm bắt được thực chất của từng công việc.

Tăng cường bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non. Tổ chức thực hiện trao đổi thông tin hai chiều, báo cáo định kỳ thông qua địa chỉ gmail giữa giáo viên, nhân viên với BGH, giữa BGH với Phòng GD-ĐT và các cấp ban ngành khác.

Tăng cường biện pháp hành chính: Cải tiến và nâng cao chất lượng các cuộc họp, giao ban chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể. Duy trì đều đặn chế độ giao ban hàng tháng để nắm bắt tình hình của nhà trường, kịp thời có các phải pháp tác động phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

* Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện theo các hình thức

- Kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra toàn diện. - Kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất.

Ngay từ đầu năm học BGH cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đó. BGH cần kiểm tra: Việc lập kế hoạch giáo dục trẻ của các nhóm lớp và đặc biệt chú ý tới kế hoạch của nhóm lớp có TKT học hòa nhập; Việc tổ chức môi trường cho trẻ nói chung và TKT hoạt động; Việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ bình thường và TKT theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện quy chế chuyên monn; Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra sự phối kết hợp với gia đình trẻ... để đánh giá hoạt động trẻ, đặc biệt là GDHN TKT ở các nhóm lớp.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa các tổ chuyên môn với BGH, chế độ báo cáo, hội họp, giao ban.

Cần được bố trí nhân viên văn phòng trong các trường MN, trang bị các công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin. Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá để kết quả kiểm tra đánh giá thực sự được phản ánh một cách chính xác và thống nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w