8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Quản lý chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
1.2.4.1. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý nhà nước XHCN Việt Nam. Vì vậy, quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, song sự chi phối bởi mục tiêu quản lý nhà nước XHCN. Tùy theo việc xác định đối tượng quản lý mà quản lý giáo dục được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Xét trên bình diện chung, chúng ta có thể tiếp cận một số khái niệm quản lý giáo dục như sau:
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên tắc giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [10].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Khái niệm quản lý giáo dục là khái niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó đặc biệt là quản lý trường học). [17]
Tác giả Trần Kiểm quan niệm: Quản lý giáo dục được phân chia thành 2 cấp: vĩ mô và vi mô. Đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ cấp cao đến các cơ sở giáo dục nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”. Đối với cấp vi mô: “Quản
lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục nhà trường.
Tuy tiếp cận ở những góc nhìn khác nhau, song về cơ bản khái niệm quản lý giáo dục đều có những dấu hiệu chung sau:
- Quản lý giáo dục nằm trong phạm trù quản lý xã hội nói chung. Các hoạt động quản lý trong giáo dục dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo từ Bộ GD&ĐT đến các cơ sở đào tạo.
- Quản lý giáo dục là quản lý con người. Quản lý con người trong ngành giáo dục có ý nghĩa là đào tạo con người, dạy cho họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, phát triển nghề nghiệp để họ làm tròn trách nhiệm với xã hội.
Tóm lại, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất.
1.2.4.2. Chất lượng giáo dục:
* Chất lượng:
Chất lượng là khái niệm rộng và đa chiều nên có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm hiều khái niệm chất lượng.
Một trong những nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà giáo dục, chất lượng được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau: Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence); Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection); Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose); Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền [bỏ ra] (quality as value for money); Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation).
Tổ chức Quốc tế và tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Trần Khánh Đức (Kỷ yếu hội thảo về kiểm định chất lượng do Tổng cục dạy nghề tổ chức tại Quảng Ninh tháng 6/2000) viết tóm tắt một số khái niệm về chất lượng như sau: [13]
- Chất lượng là “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển Tiếng Việt phổ thông). [14]
- Chất lượng là “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” (Từ điển thông dụng) [21,22]
- Chất lượng là “Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (Oxford Poket Dictionnary).
- Chất lượng là “Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50 - 109).
- Chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN – ISO 8402).
Theo quan điểm của chúng tôi: Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao động).
* Chất lượng giáo dục.
Tác giả Nguyễn Đức Chính (2000): Chất lượng giáo dục được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn.
Theo tác giả Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thành (2003): Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo đối với các chuẩn mực và tiêu chí đã được xác định.
Theo Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động...
Theo chúng tôi, chất lượng giáo dục là mức độ trùng khớp giữa sản phẩm đào tạo và các chuẩn mực, tiêu chí đã định sẵn.
1.2.4.3. Quản lý chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
1.2.4.3.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục hòa nhập TKT [5,6]
Theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng không chỉ mang lại cho các em cuộc sống tự do, có cơm áo ấm no, được học hành, mà phải giúp cho các em thành người. Mục tiêu giáo dục trước hết với mỗi cá nhân là hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Thực hiện theo lời dạy của Bác, ngày nay Đảng và Nhà nước đang hướng tới mục tiêu giáo dục và đào tạo “những chủ nhân tương lai của đất nước” là những con người có trí tuệ, mạnh khỏe về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mục tiêu cụ thể của việc chăm sóc giáo dục trẻ là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhằm đạt được các tiêu chí mà Bộ giáo dục đã đề ra và cụ thể ở từng độ tuổi với từng lĩnh vực phát triển như sau:
Lĩnh vực phát triển nhận thức: Trẻ tò mò và ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ có khả năng quan sát, so
sánh, phân loại, phán đoán, suy luận, chú ý và ghi nhớ có chủ định. Nhận biết về số, số đếm, một số hình học cũng như định hướng được trong không gian, có một số hiểu biết ban đầu về thời gian. Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hội.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể nghe hiểu được lời nói và biết sử dụng lời nói để giao tiếp và biểu lộ cảm xúc, cảm nghĩ. Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác. Biết thể hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp. Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.
Lĩnh vực phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa phù hợp với sự phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng và đạt mức phát triển bình thường theo biểu đồ theo dõi sức khỏe. Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản; biết phối hợp vận động của các nhóm cơ nhở, cơ lớn; biết phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động, thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể. Trẻ có khả năng thích nghi tốt với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non. Có một số thói quen, kỹ năng tốt về tự phục vụ trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo an toàn.
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp. Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao. Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non vá nơi sinh sống. Quan tâm,
chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi. Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của giáo dục hoà nhập (còn được gọi là "lồng ghép") là tạo ra một môi trường giáo dục mà tất cả TKT, bao gồm các nhóm trước đó bị loại trừ, có thể tìm hiểu và tham gia cùng nhau trong hệ thống trường học. Cách tiếp cận của giáo dục hoà nhập TKT bao gồm việc tạo ra các lớp học hiệu quả, tạo cơ hội tham gia cho TKT, nơi mà các nhu cầu giáo dục của mọi trẻ em được giải quyết, không phân biệt trẻ bình thường hay khuyết tật.
Theo Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐ ngày 29/12/2009 về việc Ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thì:
- Mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hoá, hướng nghiệp, học nghề để hoà nhập cộng đồng.
- Mọi trẻ em được nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập trong các giai đoạn phát triển của trẻ.
Mục tiêu, yêu cầu chương trình học của trẻ khuyết tật tùy thuộc vào mức độ khuyết tật. Chương trình học được xây dựng riêng cho từng TKT và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị chung cho cả lớp và riêng cho trẻ khuyết tật.
Mục tiêu giáo dục hòa nhập TKT về cơ bản dựa trên mục tiêu chung của mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, tập trung vào việc huấn luyện, khắc phục các khó khăn chính của trẻ sao cho trẻ khuyết tật “bình thường” trong xã hội của mình. Phấn đấu tạo cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường học, nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị và giúp TKT trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.
1.2.4.3.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục hòa nhập TKT
Để hình thành nhân cách con người phát triển toàn diện và hài hòa Đảng ta đã xác định những nội dung cần giáo dục trẻ bao gồm: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Những nội dung trên được xây dựng trong chương trình Giáo dục mầm non mới. Các chương trình đã được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi và được thực hiện dựa trên mục tiêu cụ thể của từng địa phương. Các cơ sở giáo dục cũng xây dựng cho mình nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình, nhưng tất cả đều dựa vào chương trình khung của Bộ giáo dục. Khi thực hiện nội dung giáo dục cần phải tìm hiểu kỹ mục tiêu giáo dục theo các lĩnh vực của trẻ. Lựa chọn và cụ thể hóa nội dung giáo dục trong chương trình dựa vào mục tiêu giáo dục trẻ theo từng lĩnh vực.
Nội dung chăm sóc giáo dục hòa nhập TKT chính là cụ thể mục tiêu giáo dục hòa nhập TKT và được thể hiện trong kế hoạch, giáo án và các hoạt động giảng dạy. Các lĩnh vực phát triển được cụ thể hóa qua các hoạt động học, các môn học cụ thể, góp phần phát triển toàn diện ở trẻ và đặc biệt là đối với TKT, đảm bảo nhu cầu của phụ huynh và nhu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vậy, quản lý nội dung, chương trình là quán triệt mục đích cụ thể của từng lĩnh vực, từng môn học trên cơ sở nắm chắc chương trình khung của Bộ giáo dục. Ngoài ra các cấp ban ngành, ban giám hiệu các trường mầm non cần phải cập nhật thường xuyên các chủ trương nhằm đổi mới công tác quản lý và áp dụng vào việc xây dựng chương trình giáo dục hòa nhập TKT.
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch GDHN TKT là: Đảm bảo cho nội dung đã được quy định thực hiện đầy đủ, đạt yêu cầu về mục tiêu phát triển. Đây là công tác trọng yếu nhất của giáo dục mầm non, vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối trong công tác quản lý giáo dục mầm non nói chung và GDHN TKT nói riêng. [6]
* Phân loại các hình thức khuyết tật
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại khuyết tật được dựa trên những đặc điểm sức khỏe và những hạn chế trong hoạt động của cá thể trong môi trường sống của họ. [5]
Thông thường phân loại khuyết tật theo 3 yếu tố cơ bản: + Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể
+ Sự suy giảm các chức năng
+ Những hạn chế trong hoạt động của cá thể
Quá trình nghiên cứu để tìm kiếm những phương thức giáo dục phù hợp cho TKT, các nhà khoa học đã phân chia TKT thành các loại như sau:
+ Trẻ có khó khăn về nghe + Trẻ có khó khăn về nhìn + Trẻ có khó khăn về học + Trẻ có khó khăn về nói + Trẻ có khó khăn về vận động + Trẻ có các loại tật khác
Từ các loại tật, mức độ khuyết tật cũng được chia thành 3 mức: Nặng, vừa và nhẹ.
Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia các loại tật căn cứ theo nhu cầu đặc biệt của trẻ hoặc dựa trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ cần đáp ứng tối đa những năng lực của trẻ để phân chia các loại tật một cách phù hợp.
Đặc điểm cơ bản và chung nhất ở tất cả các loại khuyết tật là đều làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ.
Từ việc nắm bắt cụ thể về đặc điểm của các loại hình khuyết tật, nhà quản lý xây dựng mô hình quản lý cụ thể việc nâng cao chất lượng GDHN TKT một cách có hiệu quả.
1.2.4.3.3. Quản lý phương pháp, hình thức, nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
* Hình thức tổ chức hoạt động GDHN TKT ở trường mầm non. [6]
- Theo mục đích giáo dục. - Hoạt động có chủ đích. - Hoạt động tự do.
- Lễ hội.
- Theo vị trí và không gian. - Hoạt động trong phòng nhóm. - Hoạt động ngoài trời.
* Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDHN TKT ở các trường mầm non [6]
Tổ chức cho trẻ học phải dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ, đặc biệt là đối với các TKT. Đối với TKT khi học hòa nhập cần đảm bảo tính vừa sức. Cần tạo ra môi trường học tập đầy đủ các điều kiện cần thiết: có đồ dùng trực quan, có cơ hội hoạt động tương tác, có nguyên liệu để trẻ được làm... trẻ học qua các