* Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay, có khoảng 50 thương hiệu mỹ phẩm tóc đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tiêu biểu là các thương hiệu lớn như L'Oréal ( Pháp), Wella (Đức), Goldwell (Đức), Schwarzkopf (Đức), Kella (Ý), CHI ( Mỹ), …
Qua đánh giá đối thủ cạnh tranh ta thấy có ba thương hiệu lớn, đứng đầu trên thị trường mỹ phẩm tóc ở Việt Nam, cạnh tranh đối kháng trực tiếp với Keune mà công ty cần chú ý:
- L'Oréal là một trong những thương hiệu mỹ phẩm tóc nhập khẩu đầu tiên ở thị trường Việt Nam. Được vinh danh là một trong số những tập đoàn mỹ phẩm điển hình của thế kỷ 21. Vào năm 1990 L'Oréal xuất hiện ở thị trường Việt Nam do công ty TNHH Nhân Việt phân phối. Đến giữa năm 2007, tập đoàn L'Oréal đã quyết định mở công ty chi nhánh tại Việt Nam, với sứ mệnh trở thành công ty mỹ phẩm hàng đầu tại
nhưng trong những năm gần đây, L'Oréal có phần suy giảm, nguyên nhân do xuất hiện ngày càng nhiều hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến uy tính thương hiệu L'Oréal. Tuy vậy với lợi thế là người dẫn đầu ở Việt Nam L'Oréal vẫn là thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường các salon.
- Wella là thương hiệu mỹ phẩm nhập khẩu từ Đức. Xuất hiện ở thị Việt Nam vào năm 1993 do công ty TNHH Nam Dao nhập khẩu và phân phối, nếu so với L’Oreal và Keune, Wella có phần yếu thế hơn về chất lượng và giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, Wella vần chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam nhờ có ưu thế về giá, phù hợp với túi tiền người Việt Nam. Với ưu thế đó, kèm theo sản phẩm đa dạng, đầy đủ chủng loại từ duỗi, uốn, hấp dầu đến các dòng chăm sóc tóc như gel, muốt, xịt dưỡng tóc. Wella vẫn chiếm lĩnh thị phần không nhỏ trên thị trường mỹ phẩm tóc Việt Nam.
- Goldwell ra đời 1948 tại Đức,Goldwell nhanh chóng khẳng định được vị trí tiên phong với các sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành thời trang tóc. Dù mới chỉ vào Việt Nam từ tháng 11/2008, nhưng với đẳng cấp của Goldwell và một hệ thống đào tạo, bán hàng, marketing bài bản, Goldwell đã vươn lên trở thành thương hiệu chăm sóc tóc chuyên nghiệp số 1 trong các salon hạng A tại Việt Nam. Có thể nói, trong tương lai Goldwell chính là đối thủ nặng ký và ngang tầm, cạnh tranh trực tiếp với thưởng hiệu Keune của công ty.
Ngoài các thương hiệu lớn đã kể trên, ngày nay trên thị trường còn xuất hiện nhiều thương hiệu nhỏ lẻ, kém chất lượng, với mức giá thấp có xuất xứ không rõ ràng đang lăm le tấn công vào các salon nhỏ, phần nào cạnh tranh về thị phần với sản phẩm Kuene.
Tóm lại, ở mỗi thương hiệu đều có những ưu điểm riêng, mỗi thương hiệu đều có những khách hàng truyền thống cho mình. Hiện nay, mặt hàng Keune đang tập trung vào việc mở rộng thì trường, bên cạnh đó tiếp tục duy trì mối quan hệ thân thiết với các khách hàng cũ, những khách hàng được coi là có mối quan hệ thân thiết với thương hiệu Keune lâu năm, tuy vậy với nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, công ty phải luôn đề quan tâm tận tình đến khách hàng, phải có các chương trình chăm sóc khách hàng để tránh sự giành giật từ phía đối thủ cạnh tranh. Còn với các khách hàng mới, các khách hàng đã và đang sử dụng mặt hàng của đối thủ cạnh tranh, công ty cần phải có các chiến lược để lôi kéo họ sử dụng sản phẩm của mình, điều này không dễ, đòi hỏi công ty phải có kế hoạch Marketing thật hoàn hảo, các chương trình khuyến mãi thật hấp dẫn, để thu hút sự chú ý từ phía khách hàng. Dù vậy, đa phần các công ty đều tham gia vào Hiệp hội CLB ngành tóc, nên đều có một sứ mệnh là đưa ngành tóc Việt Nam phát triển, ngang tầm với các nước bạn trên thế giới.
* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ở đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, ta có thể nhận thấy, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Keune trên thị trường Việt Nam là những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng khác trên thế giới, đặc biệt là các thương hiệu của các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... phù hợp với mái tóc người Á Đông, chưa tấn công vào thị trường Việt Nam. Với thị trường béo bở như Việt Nam hiện nay, việc tấn công vào là không xa với các thương hiệu mới. Điều này mang lại nhiều đe dọa cho thương hiệu Keune và là yếu tố làm giảm lợi nhuận cho công ty. Bởi các đôi tượng này hình thành sau nên được thừa kế và học hỏi kinh nghiệm của các hãng đi trước và có thể đề ra những chiến lược mang tính cạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó.