PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và đề ra giải pháp marketing cho mặt hàng mỹ phẩm keune của công ty tnhh tm du lịch xuân hưng thịnh (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Số liệu thứ cấp

Bài phân tích sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu kinh doanh của công ty và các bài báo tạp chí trong và ngoài nước.

b) Số liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi.

- Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng, là người quản lý của các salon tóc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cách thức thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi dưới

sự hỗ trợ từ phía công ty.

- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo

hạn ngạch vùng địa giới, được chia theo 19 quận, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cỡ mẫu: Do hạn chế về thời gian, nguồn kinh phí, khả năng tiếp cận các salon.

Đồng thời theo nguyên lý thống kê cỡ mẫu điều tra từ 30 trở lên là có ý nghĩa về mặt thống kê. Bài nghiên cứu xác định cỡ mẫu là 90, trong đó 68 mẫu dành cho nhóm khách hàng đã và đang sử dụng hàng Keune, 22 mẫu cho nhóm khách hàng chưa sử dụng dòng mỹ phẩm này.

- Tiêu chí lập bảng câu hỏi: Sau khi tìm hiểu phân tích mô hình 4P được chọn làm bộ tiêu chí của đề tài vì tính bao quát và tính đầy đủ giúp đề tài đánh giá chính xác tình hình Marketing và đưa ra giải pháp hợp lý. Nội dung của dàn bài thảo luận và bảng câu hỏi xoay quanh 4P bao gồm: sản phẩm, giá sản phẩm, kênh phân phối và chiêu thị. Sau khi xem xét tính phù hợp, bài nghiên cứu có 17 biến được trình bày dưới đây:

1. Sản phẩm đa dạng

2. Sản phẩm có tên tuổi trên thị trường

3. Sản phẩm phù hợp với mái tóc người Việt Nam 4. Sản phẩm mới, đáp ứng được thị hiếu khách hàng 5. Sản phẩm dễ sử dụng

6. Giá cả hợp lý

7. Hoa hồng chiếc khấu cho salon phù hợp 8. Đáp ứng đúng thời gian giao hàng 9. Mạng lưới giao dịch của công ty rộng

10.Khách hàng luôn nhận được thư mời tham gia hội thảo 11.Hội thảo giới thiệu sản phẩm có hiệu quả

12.Thái độ nhân viên bán hàng 13.Nhân viên kỹ thuật có kỹ năng

14.Thông tin sản phẩm trên báo đài, internet được cập nhật thường xuyên 15.Hỗ trợ từ công ty cho salon

16.Sức hút từ các chương trình khuyến mãi 17.Uy tính của công ty phân phối

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp mô tả số liệu và so sánh

- Phương pháp mô tả số liệu: Nêu lên ý nghĩa của các thông số để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các yếu tố đang xem xét hoặc phân tích.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế.

Trong đó:

- Y0: Chỉ tiêu năm gốc - Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

- ∆Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

- Y0: Chỉ tiêu năm gốc

- Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

- ∆Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

b) Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả bằng cách sử dụng các phép tính và chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn…Phương pháp này sử dụng để trình bày, đo lường số liệu thu thập và đưa ra những kết luận trong điều kiện không chắc chắn.

* Phân tích tần số: là một trong những công cụ trong thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô nào đó. Trong phương pháp này chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu điều tra. Trong phân tích tần số thường bao gồm các giá trị sau:

- Frequency: Tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn - Percent: Tần suất tính theo % bằng cách lấy tần số tính theo biểu hiện chia

cho tổng số quan sát.

- Vail percent: là phần trăm hợp lệ, tính trên số quan sát có thông tin trả lời - Cummulative percent: là phần trăm tích lũy cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu % đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở lên.

* Mô tả trị trung bình ( tính trị trung bình):

Từ đó xác định các đại lượng giá trị:

 Mean: trung bình cộng

 Sum: tổng cộng ( cộng tất cả các dữ liệu trong tập quan sát)

 Minimum: giá trị nhỏ nhất

 Maximum: giá trị lớn nhất

 Std Error mean: là sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể.

 Std Deviation: độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

Trong đề tài, các biến quan sát của các nhân tố độc lập được đo lường theo thang đo likert 5 mức độ nên ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng là:

Giá trị khoảng cách = ( Maximum – Minximum)/n = (5 – 1) / 5 = 0,8

Bảng 2.2: Ý nghĩa của các mức giá trị trung bình

Giá trị trung bình

Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng 1,81 – 2,60 Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng

2,61 – 3,40 Không ý kiến/ Trung bình

3,41 – 4,20 Đồng ý/Hài lòng/Quan trọng

4,21 – 5,00 Rất đồng ý/Rất hài lòng/Rất quan trọng

Phân tích Cross-tabulation ( bảng chéo ): là kỹ thuật thống kê mô tả hai biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cùng một lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc giá trị phân biệt. Việc phân tích bảng chéo theo cột hay theo hàng tùy thuộc vào biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.

Phân tích nhân tố ( EFA ) dùng để phân tích mối quan hệ tương tác giữa các biến của thang đo động lực. Phân tích giúp gom các biến quan sát thành những nhóm, trong đó các biến có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và phần mềm excel 2007 để hỗ trợ phân tích số liệu.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM – DL XUÂN HƯNG THỊNH VÀ MẶT HÀNG MỸ PHẨM KEUNE

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh

− Tên công ty: Công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh − Tên giao dịch: Xuan Tour Trading

− Slogan: “ CF-K-EP luôn làm cho bạn hài lòng”

Hình 3.1: Logo công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh

Nguồn: Website của công ty THHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh

− Địa chỉ: 32 Trần Đình Xu, P.Cô Giang, Q.1, TP.HCM − Số điện thoại : 08.39 203 632 - 08.39 203 447 − Fax: 08.39 203 448

− Website: www.xuanhungthinh.com

− Email: xuanhungthinhcosmetics@gmail.com − Mã số thuế: 0300956893

Lĩnh vực hoạt động của công ty: Công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh là đơn vị kinh tế chuyên nhập khẩu và phân phối các mặt hàng mỹ phẩm từ châu Âu vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, công ty đang nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm từ ba thương hiệu lớn trên thế giới là Keune (Hà Lan), Eugene Perma (Pháp), Carole Franck (Pháp).

* Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh được thành lập chính thức vào ngày 07/12/1995, tại khách sạn New World, dưới sự chứng kiến của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh sự quán Pháp, Hà Lan, báo đài cùng hơn 300 khách hàng đến tham dự.

Ban đầu công ty Xuân Hưng Thịnh đã được thành lập tại Việt Nam với sứ mệnh phân phối độc quyền sản phẩm Keune chất lượng đến với salon tóc chuyên nghiệp và người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của mọi người với mong muốn lựa chọn những sản phẩm làm đẹp cho tóc đa dạng hơn, cuối năm 2013, công ty mỹ phẩm Xuân Hưng Thịnh tung ra dòng sản phẩm ngoại nhập cao cấp từ Paris Pháp - EUGENE PERMA. Eugene Perma là thương hiệu có mặt lâu đời trên thị trường châu Âu và nay lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với đầu đủ sản phẩm nhuộm, uốn, duỗi, chăm sóc tóc đặc trị.

Trong giai đoạn 1995 – 2002: công ty áp dụng phương pháp quản lý theo kiểu phương Tây, chú trọng hình thức, không quản lý thời gian làm việc của nhân viên. Trong giai đó thị trường các salon tóc chưa phát triển mạnh, các salon chỉ muốn tài trợ chưa thật sự tin dùng sản phẩm của công ty, các dòng sản phẩm tóc bình dân đang chiếm lĩnh thị trường, bên cạnh đó là phương pháp quản lý chưa thật sự phù hợp. Dẫn đến mỗi năm đều lỗ hàng trăm triệu đồng.

Tháng 06 – 2002, có sự thay đổi cơ cấu tổ chức, bố trí lại sơ đồ làm việc, áp dụng phương pháp quản lý mới, tập trung quản lý thời gian làm việc của nhân viên, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng. Khoảng thời gian từ năm 2002 – nay: công ty hoạt động rất thành công.

Đến nay đã hơn 18 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm và phát triển, các nhãn hàng của công ty phân phối đã thực sự đi vào lòng người dân Việt Nam. Hiện nay, công ty Xuân Hưng Thịnh có hơn 1000 đại lý và salon sử dụng sản phẩm, tập trung ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên.

Trong suốt những năm tháng hoạt động, công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh đã đạt nhiều thành tựu đáng chú ý: Giấy khen từ Hiệp Hội Dạy Nghề Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều năm liên vinh dự nhận cúp lưu niệm vì có nhiều đóng góp trong công tác tổ chức lễ tri ân ngành tóc và thẩm mỹ Việt Nam.

Với khẩu hiệu “ CF-K-EP luôn làm cho bạn hài lòng” với thương hiệu uy

mặt hàng mỹ phẩm của công ty phân phối đã thực sự đi vào lòng của người dân Việt Nam.

* Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty TNHH TM - DL Xuân Hưng Thịnh có cơ cấu tổ chức khá đơn giản, gồm: Hội đồng quản trị, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng hành chánh, kế toán, quản kho, thủ quỹ… Mỗi bộ phận có từng chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều giúp công ty trở thành một tổ chức thống nhất và mổi cán bộ, công nhân viên là một thành viên không thể thiếu cho tổ chức đó.

Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh

Nguồn : Phòng hành chánh công ty TNHH TM – DL Xuân Hưng Thịnh

Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty:

− Giám đốc: là người đại diện của đơn vị, có quyền hành cao nhất trong công ty, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Đưa ra kế hoạch kinh doanh của công ty. Là đối tác với công ty nước ngoài để ký kết hợp động kinh tế, là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và toàn bộ nhân viên của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Trưởng phòng kinh doanh: Tham mưu đề xuất các hoạt động kinh doanh cho giám đốc. Theo dõi kiểm tra các hoạt động liên quan thực hiện các hợp đồng và đơn hàng đã ký. Giao dịch với khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh.

Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng hành chánh

Kế toán trưởng Hành chánh Thủ Kho Tổ 2 kinh doanh: SHOP PHỤ LIỆU Giám đốc Tổ 1 kinh doanh : SALON

− Trưởng phòng hành chánh: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên. Quản lý nhân sự, thực hiện các chế độ, chính sách, tổng hợp thi đua, khen thưởng. Giải quyết công việc văn thư, tài liệu công ty. Phân tích tình hình hoạt động của công ty, phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

− Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ pháp lệnh về thống kê tài sản, kế toán trong sản xuất kinh doanh để đảm bảo vốn trong quá trình sản xuất, tình hình thu chi, cuối kỳ lập báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp để báo với cơ quan cấp trên và chịu trách nhiệm trước báo cáo của mình.

− Hành chánh: Có nhiệm vụ quản lý ngân sách, lên kế hoạch lương bổng cho nhân viên của công ty. Giải quyết các vấn đề thư từ, giải quyết các vấn đề nội bộ trong công ty.

− Thủ kho: Quản lý hàng, chịu trách nhiệm ký kết các giấy tờ liên quan tới việc xuất nhập hàng ra vào kho. Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thất thoát, mất mát sản phẩm trong thời gian quản lý.

* Tình hình nhân sự:

Nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của công ty. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần giúp công ty hoạt động hiệu quả. Bảng 3.1 dưới đây thể hiện trình độ lao động của công ty tính đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014.

Bảng 3.1: Số lượng và trình độ lao động của công ty

ĐVT: Người NHÂN SỰ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN TỈ LỆ Đại học và trên Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Nhân viên hành chánh 4 2 2 0 0 14,8%

Nhân viên kinh doanh 21 2 13 4 2 77,8%

Nhân viên kỹ thuật 2 0 0 0 2 7,4%

Tổng 27 4 15 4 4 100%

3.1.2 Thương hiệu mỹ phẩm tóc Keune.

* Sơ nét về lịch sử hình thành và phát triển

Keune là dòng mỹ phẩm dành cho tóc với những sản phẩm đa dạng từ nhuộm, uốn, duỗi cho đến những dòng tạo kiểu, chăm sóc tóc hàng đầu châu Âu. Được thành lập vào năm 1922 bởi Jan Keune, là một trong những nhà sáng lập ra công thức uốn tóc và đã phát triển nhanh chóng, trở thành công ty đa quốc gia, chuyên ngành chăm sóc tóc. Các sản phẩm đạt chất lượng cao, chuyên nghiệp, góp phần phát triển cho ngành công nghiệp làm đẹp.

Trụ sở chính đặt tại Soest, Hà Lan, với một nhà máy sản xuất cực kì hiện đại và các phòng thí nghiệm tiên tiến nhất với diện tích 20.000 m2 và một trung tâm hậu cần 10.000 m2 để phục vụ cho kinh doanh. Tất cả các sản phẩm của Keune đều được sản xuất khép kín tại Hà Lan. Bên cạnh đó, Keune cũng có các công ty chi nhánh tại Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

Đến nay, các sản phẩm của Keune đã được toàn thế giới tin dùng. Keune đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết và có thị trường rộng khắp trên 70 quốc gia như Pháp,

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và đề ra giải pháp marketing cho mặt hàng mỹ phẩm keune của công ty tnhh tm du lịch xuân hưng thịnh (Trang 25)