Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và đề ra giải pháp marketing cho mặt hàng mỹ phẩm keune của công ty tnhh tm du lịch xuân hưng thịnh (Trang 27 - 30)

a) Phương pháp mô tả số liệu và so sánh

- Phương pháp mô tả số liệu: Nêu lên ý nghĩa của các thông số để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các yếu tố đang xem xét hoặc phân tích.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế.

Trong đó:

- Y0: Chỉ tiêu năm gốc - Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

- ∆Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

- Y0: Chỉ tiêu năm gốc

- Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

- ∆Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

b) Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả bằng cách sử dụng các phép tính và chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn…Phương pháp này sử dụng để trình bày, đo lường số liệu thu thập và đưa ra những kết luận trong điều kiện không chắc chắn.

* Phân tích tần số: là một trong những công cụ trong thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô nào đó. Trong phương pháp này chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu điều tra. Trong phân tích tần số thường bao gồm các giá trị sau:

- Frequency: Tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn - Percent: Tần suất tính theo % bằng cách lấy tần số tính theo biểu hiện chia

cho tổng số quan sát.

- Vail percent: là phần trăm hợp lệ, tính trên số quan sát có thông tin trả lời - Cummulative percent: là phần trăm tích lũy cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu % đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở lên.

* Mô tả trị trung bình ( tính trị trung bình):

Từ đó xác định các đại lượng giá trị:

 Mean: trung bình cộng

 Sum: tổng cộng ( cộng tất cả các dữ liệu trong tập quan sát)

 Minimum: giá trị nhỏ nhất

 Maximum: giá trị lớn nhất

 Std Error mean: là sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể.

 Std Deviation: độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

Trong đề tài, các biến quan sát của các nhân tố độc lập được đo lường theo thang đo likert 5 mức độ nên ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng là:

Giá trị khoảng cách = ( Maximum – Minximum)/n = (5 – 1) / 5 = 0,8

Bảng 2.2: Ý nghĩa của các mức giá trị trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị trung bình

Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng 1,81 – 2,60 Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng

2,61 – 3,40 Không ý kiến/ Trung bình

3,41 – 4,20 Đồng ý/Hài lòng/Quan trọng

4,21 – 5,00 Rất đồng ý/Rất hài lòng/Rất quan trọng

Phân tích Cross-tabulation ( bảng chéo ): là kỹ thuật thống kê mô tả hai biến

cùng một lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc giá trị phân biệt. Việc phân tích bảng chéo theo cột hay theo hàng tùy thuộc vào biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.

Phân tích nhân tố ( EFA ) dùng để phân tích mối quan hệ tương tác giữa các biến của thang đo động lực. Phân tích giúp gom các biến quan sát thành những nhóm, trong đó các biến có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và phần mềm excel 2007 để hỗ trợ phân tích số liệu.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM – DL XUÂN HƯNG THỊNH VÀ MẶT HÀNG MỸ PHẨM KEUNE

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và đề ra giải pháp marketing cho mặt hàng mỹ phẩm keune của công ty tnhh tm du lịch xuân hưng thịnh (Trang 27 - 30)